Cách bộ não ghi nhớ chính là quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin. Não bộ có khả năng ghi nhớ ngắn hạn và dài hạn. Để việc lưu trữ thông tin được lâu hơn và cải thiện chức năng ghi nhớ của não, bạn có thể áp dụng một số biện pháp như rèn luyện trí não, thay đổi thói quen và xây dựng chế độ ăn hợp lý…
Vì sao bộ não có khả năng ghi nhớ?
Bộ não người trưởng thành có khối lượng khoảng 1.4 kg với hàm lượng chất béo chiếm 60%. Những suy nghĩ, quyết định hoặc xử lý của bộ não sẽ chiếm khoảng 20% tổng năng lượng, tương ứng với khoảng 2% tổng trọng lượng cơ thể.
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, não bộ ban đầu chỉ sử dụng khoảng 10% thực hiện các hoạt động thường ngày. Nhưng thực tế các hoạt động của não thực hiện ở hầu hết mọi thời gian để duy trì và vận hành trơn tru với các cơ quan khác.
Bộ não sẽ phải xử lý khá nhiều thông tin mỗi giây và tốc độ xử lý của nó khá nhanh. Điều này là do các tế bào thần kinh bổ trợ. Khả năng này của bộ não là nhờ vào các tế bào thần kinh, với số lượng khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh trong não.

Về bản chất, các tế bào thần kinh này vẫn là các tế bào nhưng chúng có những đặc điểm độc đáo khác biệt với các tế bào thông thường. Tế bào thần kinh có các ngành đặc biệt được gọi là đuôi gai và sợi trục. Khi đuôi gai nhận thân tin thì các sợi trục sẽ gửi thông tin đến nơron tiếp theo. Các khớp thần kinh ở khoảng giữa của tế bào sẽ chạm vào gần để chuyển tiếp thông tin. Khi thực hiện khả năng ghi nhớ thì các khớp nối thần kinh mới lại tiếp tục được tạo ra. Đó chính là lý do vì sao bộ não có khả năng ghi nhớ các thông tin.
Khả năng ghi nhớ của não bộ là quá trình đưa dữ liệu và ý thức và sau đó gắn những điều liên quan đến nội dung kiến thực hiện tại để làm nền tảng cho quá trình sau. Nhân tố quyết định khả năng ghi nhớ của bộ não chính là hành động. Các động cơ, hay mục đích hay cách thức hành động đều tác động trực tiếp đến khả năng ghi nhớ của não bộ.
Do cấu tạo não bộ của mỗi người khác nhau, nên cách ghi nhớ thông tin của bộ não ở mỗi cá thể cũng khác nhau. Điều này là do sự trải nghiệm điều khiển não bộ. Hệ thống các tế bào thần kinh sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và phát triển học hỏi và trải nghiệm nhiều hơn.
Theo nghiên cứu về não bộ của người, kết quả cho thấy có ước tính bộ não lưu trữ khoảng 2.500.000 gigabyte thông tin. Bộ não ghi nhớ thông tin ở hai loại cơ cơ bản bao gồm trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Với trí nhớ ngắn hạn còn được gọi là trí nhớ hoạt động cho phép lượng thông tin vừa đủ lâu để sử dụng. Những với trí nhớ dài hạn hay cách bộ não ghi nhớ, bộ não càng phải tái tạo và hình dung lại ký ức nhiều hơn.
Ngoài ra, việc ghi nhớ thông tin của bộ não còn liên quan đến một số vấn đề:
- Sự thích ứng và khả năng sinh tồn: Cách ghi nhớ của bộ não chính là thực hiện thích ứng với môi trường sống đồng thời tăng khả năng sống sót. Cách bộ não hoạt động với những thông tin lưu trữ giúp tăng thêm kinh nghiệm trong quá khứ và sửa đổi hành vi cho phù hợp.
- Xử lý và giải quyết vấn đề: Với cách ghi nhớ của bộ não với các thông tin sẽ tương tác với các quá trình nhận thức khác. Từ đó có thêm kinh nghiệm trong quá khứ, cùng với các thông tin liên quan đến kinh nghiệm trong quá khứ cũng như thông tin lưu trữ trong bộ nhớ. Vì vậy giúp giải quyết vấn đề tốt hơn.
- Tương tác trực tiếp với các mối quan hệ trong xã hội: Ghi nhớ thông tin của bộ não giúp cho việc tương tác các mối quan hệ trong xã hội thuận lợi hơn. Việc ghi nhớ những thông tin này không chỉ giúp gắn kết mà còn xây dựng và duy trì các mối quan hệ.
Hoạt động ghi nhớ của bộ não
Cách bộ não hoạt động là một quá trình khá phức tạp và liên quan đến các mạng lưới khác nhau trong cơ thể. Hoạt động ghi nhớ của não bộ sẽ được thực hiện theo quy trình:
- Quá trình não bộ thực hiện mã hoá: Đây là quá trình ghi nhớ bắt đầu thực hiện với việc mã hoá các thông tin. Từ đó giúp não bộ sẽ tiếp nhận và hấp thu thông tin để thực hiện xử lý. Mã hoá thông tin lưu bộ nhớ của não sẽ liên quan đến các thụ thể như NMDA và AMPA. Hai thụ thể này kích hoạt các tần tín hiệu nội bào từ đó thúc đẩy các yếu tố phiên mã. Tiếp theo sẽ kích hoạt để tổng hợp protein cần thiết cho cơ thể hình thành LTP và khớp thần kinh. Mã hoá thông tin sẽ liên quan đến các vùng não khác nhau, trong đó có vùng hồi hải mã và vỏ não mới.
- Lưu trữ thông tin: Sau khi các thông tin được não bộ mã hoá ở nhiều dạng và vị trí khác nhau. Thông tin sẽ không được lưu trữ ở một vùng duy nhất, mà được phân bố trên các mạng lưới thần kinh trong não bao gồm các vùng hồi hải mã, hạch hạnh nhân, vỏ não, tiểu não.
- Truy xuất thông tin giúp truy cập các bộ nhớ với các thông tin được lưu trữ khi cần thiết. Đồng thời quá trình này còn liên quan đến việc kích hoạt mạng lưới thần kinh liên quan đến bộ nhớ lưu trữ của hệ thống thần kinh trong não bộ. Vỏ não trước trán, hồi hải mã và các vùng não khác cùng nhau hoạt động để thực hiện hoạt động này.
- Hợp nhất thông tin trong bộ nhớ: Với việc củng cố trí nhớ giúp ổn định và củng cố trí nhớ theo thời gian. Quá trình này liên quan đến việc chuyển dần thông tin từ vùng hồi hải mã đến vỏ não mới. Giai đoạn ngủ REM được biết có tác động đến quá trình củng cố trí nhớ và các ký ức được tích hợp.
Cách duy trì khả năng ghi nhớ và hoạt động của não bộ
Khả năng ghi nhớ và cách bộ não hoạt động phải được rèn luyện thường xuyên mới phát huy được chức năng hiệu quả. Một số cách giúp duy trì khả năng ghi nhớ của não bộ:
- Rèn luyện trí não là một trong những cách ghi nhớ của bộ não thường được áp dụng. Với việc thực hiện các bài học rèn luyện trí não sẽ giúp cho bộ não có khả năng ghi nhớ tốt hơn. Chẳng hạn như ôn lại ký ức nhiều lần. Với bất kỳ thông tin nào nếu chỉ tiếp thu 1 lần thì sẽ rất dễ quên. Vì vậy để tăng khả năng ghi nhớ thì cần lặp đi lặp lại các ký ức này và khắc ghi vào não bộ. Hoặc có thể học thêm kiến thức mới. Với hành động này sẽ tập cho não bộ phải tư duy và tập trung nhiều hơn để tiếp nhận thông tin. Chơi ghép hình cũng là một hoạt động giúp tăng khả năng ghi nhớ thông tin khá tốt. Bởi vì khi thực hiện ghép hình chúng ta phải nhớ và xác định được từng vị trí của hình ảnh và điều đó sẽ nâng cao nhận thức thị giác của não.

- Luyện tập thể dục: Các bài tập thể dục giúp tăng lượng oxy lên não và làm giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ. … Đồng thời luyện tập còn kích thích các dây thần kinh kết nối với nhau. Bên cạnh đó, khi thực hiện các bài tập phức tạp sẽ khiến não phải tập trung và ghi nhớ. Như vậy sẽ cải thiện chức năng của não bộ.
- Ngồi thiền là giải pháp cải thiện trí nhớ ngắn hạn hoặc có thể là dài hạn trong việc tăng cường chức năng của não bộ. Khi ngồi thiền não sẽ linh hoạt hơn và làm chậm quá trình lão hoá của não.
- Ngủ đủ giấc có tác dụng củng cố trí nhớ khá tốt: Đảm bảo ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm sẽ giúp tăng cường lưu trữ thông tin dài hạn trong não bộ.
- Kiểm soát căng thẳng: Cảm xúc tiêu cực hay căng thẳng là kẻ thù chính của trí nhớ. Thời gian kéo dài với tình trạng này sẽ khiến phá huỷ các tế bào não, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành ký ức hoặc lưu trữ thông tin
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý và khoa học sẽ giúp não bộ phát triển. Lựa chọn các loại thực phẩm có chứa các chất dinh dưỡng có chức năng tốt cho sự phát triển của não, chẳng hạn như omega 3 có nhiều trong các loại cá giúp kích thích hoạt động của não bộ.
Ngoài ra, bổ sung các hoạt chất tốt cho não bộ là 1 phương án tối ưu. Hiện nay, Drip Hydration đang có các sản phẩm bổ sung NAD+ qua đường tĩnh mạch giúp trẻ hóa não bộ, tăng cường khả năng ghi nhớ, cải thiện hoạt động của hệ thần kinh. Truyền NAD+ đường tĩnh mạch có ưu điểm vượt trội là hiệu quả nhanh, tác dụng mạnh, bền vững, an toàn. Xem thêm các thông tin về sản phẩm của Drip Hydration tại ĐÂY.
Drip Hydration là thương hiệu chăm sóc sức khỏe chủ động hàng đầu từ Mỹ, ra đời năm 2016 tại Los Angeles và hiện đang có mặt tại gần 150 thành phố lớn ở hơn 40 quốc gia trên toàn cầu (trong đó có Việt Nam). Xem thêm thông tin về Drip Hydration Mỹ tại ĐÂY.
Tài liệu tham khảo: Smithsonianmag.com, Livescience.com, Ncbi.nlm.nih.gov
Bài viết của: Vũ Thị Quỳnh Chi