Mệt mỏi uể oải, không thể tập trung học tập làm việc hay không đủ sức tham gia các hoạt động thể thao có thể là các dấu hiệu của thiếu hụt năng lượng cơ thể. Vậy các ảnh hưởng của thiếu hụt năng lượng đối với sức khỏe là gì?
1. Thiếu hụt năng lượng là gì?
Thiếu hụt năng lượng là tình trạng không đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể để duy trì các hoạt động hằng ngày. Mọi chức năng của cơ thể, từ suy nghĩ đến hoạt động thể lực đều cần năng lượng.
Những gì chúng ta gọi là năng lượng thực chất là một phân tử có tên là adenosine triphosphate (ATP) , được tạo ra bởi các cấu trúc tế bào nhỏ gọi là ty thể. Nhiệm vụ của ATP là lưu trữ năng lượng và sau đó cung cấp năng lượng đó cho các tế bào ở các bộ phận khác của cơ thể. Nếu bạn cảm thấy mình không có đủ năng lượng, có thể là do cơ thể đang gặp vấn đề trong việc sản xuất đủ ATP. Điều này khiến cơ thể và tế bào bị thiếu hụt năng lượng để hoạt động.
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn cảm thấy bị thiếu hụt năng lượng bao gồm: chế độ ăn không đủ chất, thiếu calo, tình trạng sức khỏe thể chất, các bệnh lý sức khỏe tâm thần hoặc lối sống kém lành mạnh.
2. Các ảnh hưởng của thiếu hụt năng lượng với sức khỏe cơ thể
Thiếu hụt năng lượng là một vấn đề đáng lo ngại hiện nay khi tình trạng này gây nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh hoạt của con người. Các ảnh hưởng của thiếu hụt năng lượng sẽ làm gián đoạn hoạt động hệ thống nội tiết, chuyển hóa và sinh lý bình thường, dẫn đến phản ứng có tổ chức để bảo tồn năng lượng. Do đó, mặc dù thiếu hụt năng lượng thường được coi là tình trạng tích cực đối với việc giảm cân và điều trị các bệnh tim mạch chuyển hóa trong đại dịch béo phì hiện nay. Tuy nhiên, tác hại của thiếu năng lượng sống mãn tính sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ, khả năng hoạt động thể chất của con người. Các tác hại của thiếu năng lượng sống xảy ra trong thời gian dài bao gồm:
-
- Mệt mỏi: Bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải và kiệt sức với hoạt động thể chất hoặc tinh thần. Một người không cảm thấy sảng khoái sau khi nghỉ ngơi hoặc ngủ.
- Khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày: Việc thực hiện các hoạt động bao gồm công việc, việc nhà và chăm sóc người khác cũng trở lên khó khăn hơn bình thường.
- Gây ảnh hưởng về thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc: Các triệu chứng phổ biến liên quan đến thiếu năng lượng có thể bao gồm:
- Đau nhức cơ bắp
- Lờ đờ và thiếu động lực
- Buồn ngủ vào ban ngày
- Khó tập trung học tập làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ
- Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa, chẳng hạn như đầy hơi, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy
- Đau đầu
-
- Cáu kỉnh hoặc thay đổi tâm trạng
- Thời gian phản ứng chậm lại
- Các vấn đề về thị lực, chẳng hạn như nhìn mờ
- Các triệu chứng có xu hướng trở nên tồi tệ hơn sau khi gắng sức. Chúng có thể xuất hiện vài giờ sau khi hoạt động hoặc tập thể dục, hoặc có thể vào ngày hôm sau.
3. Cách nào cải thiện tình trạng thiếu năng lượng?
Những ảnh hưởng của thiếu hụt năng lượng đối với sức khỏe là tương đối nghiêm trọng. Vì vậy, việc thực hiện các cách cải thiện tình trạng thiếu năng lượng và giảm thiểu tác hại của thiếu năng lượng sống đối với cơ thể là điều cần thiết.
Yếu tố chính để cải thiện tình trạng thiếu năng lượng đó là hãy bổ sung đầy đủ năng lượng ATP cần thiết cho cơ thể. ATP là phân tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến các cơ quan và tế bào trong cơ thể để duy trì hoạt động. Các tế bào trong cơ thể cần năng lượng ATP để vận hành tốt chức năng của chúng, giúp cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống và phòng ngừa bệnh tật. Bên cạnh đó, bổ sung năng lượng ATP giúp bạn có đủ thể chất và năng lượng để tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Vì vậy, việc bổ sung năng lượng ATP là điều cần thiết.
Các cách giúp bạn bổ sung năng lượng, giảm mệt mỏi bao gồm:
3.1 Cải thiện giấc ngủ
Giấc ngủ chất lượng tốt là một phần quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng mệt mỏi. Để đảm bảo chất lượng giấc ngủ, bạn cần lưu ý các điểm sau:
- Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày và duy trì thói quen ngay cả vào những ngày nghỉ.
- Đảm bảo nhiệt độ phòng thoải mái cho giấc ngủ Tổ chức Sleep Foundation khuyên nên để nhiệt độ trong phòng từ 60–67 độ F.
- Đảm bảo rằng phòng tối và yên tĩnh.
- Tránh sử dụng màn hình một giờ trước khi ngủ, vì ánh sáng và âm thanh từ tivi, máy tính hoặc điện thoại có thể kích thích hoạt động của não và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Tránh ăn ngay trước khi đi ngủ.
- Khi đến giờ đi ngủ, hãy cố gắng chậm lại cả về thể chất và tinh thần. Tắm nước ấm hoặc nghe một số bản nhạc nhẹ nhàng có thể giúp giải tỏa tâm trí khỏi những suy nghĩ căng thẳng và lo lắng trước khi đi ngủ.
3.2 Thói quen ăn uống
Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với bổ sung năng lượng cho cơ thể. Chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến mức độ mệt mỏi hoặc tràn đầy năng lượng của một người. Duy trì chế độ ăn uống vừa phải và cân bằng có thể giúp cải thiện sức khỏe và giấc ngủ. Sau đây là một số cách giúp bạn bổ sung năng lượng đơn giản:
- Chia nhỏ bữa ăn, hạn chế ăn quá nhiều trong một bữa sẽ khiến bạn cảm thấy chán ăn.
- Ăn đồ ăn nhẹ ít đường.
- Tránh thực phẩm chế biến sẵn và tuân theo chế độ ăn lành mạnh.
- Bổ sung nguồn protein lành mạnh từ thịt nạc, các loại hạt.
- Ăn nhiều trái cây và rau tươi.
- Tránh tiêu thụ caffeine vào buổi chiều và buổi tối.
- Có nhiều loại thực phẩm giúp chống lại sự mệt mỏi.
3.3 Hoạt động thể chất
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm mệt mỏi và cải thiện giấc ngủ. Những người đã không hoạt động thể chất trong một thời gian nên bắt đầu tập thể dục dần dần. Bạn nên tập thể dục vào thời điểm trong ngày mà bạn cảm thấy hiệu quả nhất.
3.4 Yoga và chánh niệm
Trong một nghiên cứu cũ hơn năm 2010, những người mắc bệnh đa xơ cứng đã hoàn thành 2 tháng thiền chánh niệm báo cáo rằng mức độ mệt mỏi, lo lắng và trầm cảm đã giảm, trong khi chất lượng cuộc sống của họ được cải thiện.
Một nghiên cứu cũ hơn năm 2010 khác về lợi ích của yoga đã tìm thấy một số cải thiện về các triệu chứng mệt mỏi và chất lượng giấc ngủ ở những người sống sót sau ung thư. Vì vậy, bạn có thể tăng cường tập yoga, thiền và chánh niệm để cải thiện tâm trạng, giảm mệt mỏi và cân bằng năng lượng cho bản thân.
Như vậy, ảnh hưởng của thiếu hụt năng lượng đối với sức khoẻ và cơ thể là một vấn đề đáng lo ngại khi tình trạng này sẽ khiến bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không có tinh thần cũng như năng lượng để làm việc học tập. Vì vậy, việc bổ sung năng lượng thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt tập luyện là điều cần thiết.
Nguồn: health.harvard.edu – medicalnewstoday.com – health.harvard.edu
Bài viết của: Trần Thị Thuý Hiếu