Bệnh trầm cảm bắt nguồn từ đâu đều gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc tình trạng này tập trung vào các nhóm như: Những người dễ bị chấn thương, phụ nữ sau sinh, học sinh sinh viên… Vì vậy, cần có biện pháp dự phòng phù hợp cho từng nhóm đối tượng giúp cải thiện cảm xúc và trầm cảm.
Bệnh trầm cảm là bệnh gì? Nguyên nhân gây trầm cảm
Trầm cảm là bệnh lý biểu hiện các triệu chứng thông qua tâm trạng và các chức năng của cơ thể. Khi mắc trầm cảm sẽ rơi vào trạng thái buồn, lo lắng, và tuyệt vọng. Vậy trầm cảm bắt nguồn từ đâu?
Trầm cảm không phải là bệnh có nguyên nhân cụ thể. Bệnh có thể xảy ra với nhiều các lý do và tình huống khác nhau. Nguyên nhân gây trầm cảm có thể làm cho bệnh diễn ra nhanh chóng hoặc đột ngột.
Một trong những nguyên nhân gây trầm cảm gồm:
- Mất cân bằng các chất hóa học trong não bộ: Các nhà tâm lý học nhận định ở những người bệnh trầm cảm thường gắn liền hoặc liên quan đến sự rối loạn các chất hóa học trong não. Chủ yếu là liên quan và gây gián đoạn chất dẫn truyền thần kinh ảnh hưởng đến điều chỉnh tâm trạng của cơ thể. Serotonin và norepinephrine là hai chất dẫn truyền thần kinh có thể bị ảnh hưởng và gây ra bệnh trầm cảm.
- Lịch sử gia đình: Mặc dù không có minh chứng nào nhận định được gen di truyền trong bệnh lý trầm cảm, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn tìm ra các dấu hiệu trầm cảm giữa các thành viên trong cùng một gia đình. Tức là khi trong gia đình có một người bị trầm cảm, thì những người còn lại sẽ có nguy cơ bị trầm cảm. Các nhà nghiên cứu nhận định dấu hiện tiền sử bệnh này có thể do hành vi hoặc do sinh học.
- Bệnh lý hoặc các vấn đề về sức khỏe: Bệnh lý hay chấn thương thể chất có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tinh thần của người bệnh. Các vấn đề sức khỏe mãn tính hoặc các vấn đề sức khỏe thể chất có thể làm thay đổi mạnh mẽ thói quen sinh hoạt, lối sống của người bệnh và dẫn đến nguy cơ mắc trầm cảm cao. Các vấn đề này thường liên quan đến não bộ, hormone, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới hoặc giai đoạn mãn kinh, lượng đường huyết thấp, hoặc các vấn đề liên quan đến chất lượng giấc ngủ…
- Thuốc, ma tuý và rượu: Có khá nhiều loại thuốc gây tác dụng phụ làm tăng nguy cơ trầm cảm. Nếu sau khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà cảm thấy cơ thể buồn bực chán nản, thì nên tìm hiểu nguyên nhân hoặc các tác dụng phụ của thuốc có thể gây ra, hoặc tư vấn với bác sĩ điều trị để điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp. Sử dụng ma túy hoặc rượu bia là những chất gây nghiện, hoặc có chứa chất kích thích. Mặc dù ban đầu chúng có thể là giải pháp thay thế tốt nhất giảm tình trạng căng thẳng, đau đớn… Nhưng lâu dài sử dụng ma tuý, rượu có thể hoặc làm cho bệnh trầm cảm trầm trọng hơn.
- Tính cách: Một số người có tính cách dễ bị trầm cảm, chẳng hạn như những người có xu hướng lo lắng thái quá và căng thẳng, hoặc những người nhạy cảm với những lợi trì trích… Những yếu tố này có thể khiến họ rơi vào trạng thái trầm cảm mà không tự kiểm soát được.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây trầm cảm như: Sự kiện cuộc sống. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, khi phải đối mặt với một số sự kiện trong cuộc sống có thể khiến cho bệnh trầm cảm trở nên nặng nề và nghiêm trọng hơn. Chẳng hạn như mất việc, hoặc đang ở trong một mối quan hệ căng thẳng, trải qua một cuộc chia tay hoặc ly hôn, thất nghiệp lâu, đau buồn về người thân….Mặc dù các sự kiện này có thể gây ra trạng thái trầm cảm cho cơ thể nhưng điều đó không phải là tất cả. Điều quan trọng là người trong cuộc đối mặt và giải quyết như thế nào.
Dự phòng nguyên nhân gây bệnh trầm cảm
Trong số những nguyên nhân kể trần thì hầu hết các nguyên nhân đều có thể dự phòng để hạn chế tình trạng trầm cảm có thể hình thành và phát triển. Tuy nhiên, với mỗi nguyên nhân sẽ có mức độ và cách thức thực hiện khác nhau.
Một số dự phòng cho nguyên nhân gây bệnh trầm cảm gồm:
- Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học đồng thời hình thành các thói quen lành mạnh. Không phải chế độ ăn là một phương pháp có sức mạnh để chữa trị các biểu hiện của bệnh trầm cảm. Nhưng nếu chúng ta quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể thì có thể góp phần giảm thiểu được các trạng thái tâm lý buồn bã, tiêu cực là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Có thể tập trung vào chế độ ăn uống hợp lý với các loại thực phẩm giàu omega 3, vi chất dinh dưỡng và các chất chống oxy hoá. Theo nhận định của các chuyên gia những loại thực phẩm này giúp cho những trường hợp bị trầm cảm nội sinh cải thiện tuần hoàn máu và cải thiện tâm trạng tốt hơn.
- Tích cực luyện tập thể dục để tăng cường sức khoẻ và tăng cường sức kháng. Không cần thực hiện các bài tập quá nặng, chỉ cần dành ra mỗi ngày 30 phút để thực hiện các bài tập nhẹ nhàng chẳng hạn như bơi lội, yoga, đi bộ, đạp xe… Sau một khoảng thời gian thực hiện tình trạng cảm xúc sẽ được cải thiện đáng kể. Khi hoạt động thể lực cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều endorphin, các chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng giúp cải thiện tâm trạng đồng thời giữ cho người tập có tinh thần vui vẻ, lạc quan. Vì thế sẽ hỗ trợ não bộ tự điều chỉnh cảm xúc và thể trạng theo xu hướng tích cực.
- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ: Giấc ngủ giúp cải thiện sự mệt mỏi, căng thẳng sau một ngày dài. Theo các chuyên gia nhận định thì những người thiếu ngủ sẽ bị gián đoạn quá trình sản xuất serotonin. Khi cơ thể thiếu hormon này sẽ gây ra trạng thái bực bội, lo lắng thái quá, khó kiểm soát cảm xúc. Còn ngủ sớm và đảm bảo thời gian ngủ tối thiểu 7 giờ mỗi đêm sẽ giúp tăng sản xuất serotonin và giảm căng thẳng.
- Cắt giảm thời gian trên mạng xã hội: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng mạng xã hội hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ và góp phần làm cho cảm xúc tiêu cực cũng như bệnh lý trầm cảm nặng nề hơn. Mạng xã hội còn khiến cho cơ thể bị nghiện và giảm việc duy trì liên kết các mối quan hệ ngoài xã hội. Nên hạn chế thời gian sử dụng mạng xã hội, xoá các ứng dụng xã hội trên điện thoại, hoặc sử dụng các tiện ích để chặn các ứng dụng
- Giảm trạng thái căng thẳng: Khi tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ là nguyên nhân gia tăng nguy cơ bệnh trầm cảm. Vì vậy nên học cách quản lý cảm xúc và đối phó với căng thẳng để tối ưu hóa sức khoẻ tinh thần. Có thể thực hành chánh niệm, hoặc đọc sách hoặc nghe nhạc để thư giãn tinh thần và mang lại cảm xúc tốt hơn.
- Tránh xa những điều khiến cơ thể có thể cảm thấy tồi tệ: Trong cuộc sống đôi lúc chúng ta sẽ gặp những người hoặc việc khiến cho bản thân cảm thấy tồi tệ. Chẳng hạn gặp người luôn bắt nạt trong mọi hoàn cảnh cả về công việc và cuộc sống. Với những tác động này khiến cho ta cảm thấy hạ thấp bản thân và trách móc bản thân. Theo kết quả nghiên cứu các tương tác tiêu cực trong xã hội có liên quan đến mức độ cao gây viêm cao hơn so với cytokine. Vì thế, nên tránh xa những điều mang lại sự tồi tệ cho bạn, hoặc loại bỏ những người lạm dụng, gây ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc…
Các đối tượng nguy cơ cao có thể bị trầm cảm
Rối loạn tâm lý có thể gặp ở mọi người, tuy nhiên, lứa tuổi phổ biến nhất là từ 18 đến 45 tuổi. Bởi vì nhóm đối tượng này phải đối diện với khá nhiều yêu cầu từ xã hội, những thay đổi trong cuộc sống. Còn với tuổi trung niên thì tỷ lệ mắc trầm cảm sẽ thấp hơn. Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc trầm cảm cao gồm:
- Nhóm người dễ bị sang chấn tâm lý khi họ phải trải qua những biến cố lớn trong cuộc đời, hoặc biến cố đột ngột như phá sản, mất việc, bị lừa đảo, mất tiền, mất người thân, tình trạng hôn nhân đổ vỡ…
- Nhóm phụ nữ vừa mới sinh: Đây là giai đoạn khá nhạy cảm với người phụ nữ và gây ra nhiều nguy cơ do sự thay đổi nhanh chóng về hàm lượng hormone trong cơ thể. Thêm vào đó, sau quá trình sinh nở, người phụ nữ phải đảm nhận khá nhiều vai trò trong gia đình, lối sống thay đổi. Nếu không được chia sẻ và chăm sóc thì họ dễ dàng rơi vào trạng thái uất ức, trầm cảm
- Nhóm học sinh và sinh viên là nhóm mà chịu áp lực bởi học hành và các cuộc thi cử từ cha mẹ, thầy cô và bạn bè.
- Nhóm người bị tổn thương cơ thể do tai nạn hoặc phải cắt bỏ một phần cơ thể hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm…
- Nhóm đối tượng lạm dụng bia rượu hoặc chất kích thích quá nhiều và trong khoảng thời gian dài.
- Nhóm đối tượng thiếu nguồn lực trong cuộc sống. Khi họ thiếu các mối quan hệ hỗ trợ, thiếu sự giao tiếp trong xã hội có thể gây ra tình trạng stress, căng thẳng….
Trầm cảm bắt nguồn từ đâu đều có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe cơ thể. Vì vậy, việc xác định được nguyên nhân gây bệnh sớm và có phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp người bệnh cải thiện được cảm xúc. Thêm vào đó, để dự phòng tình trạng trầm cảm nên thay đổi lối sống một cách khoa học, tham gia các hoạt động xã hội, luyện tập thể dục…
Tài liệu tham khảo: Mind.org.uk, Nhs.uk
Bài viết của: Vũ Thị Quỳnh Chi