Adenovirus gây bệnh gì? Có nguy hiểm hay không?

Adenovirus gây bệnh gì? Có nguy hiểm hay không?

Adenovirus được biết đến là một trong những “thủ phạm” gây ra những vấn đề về đường hô hấp, một số bệnh về mắt và tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiết niệu và ở gan. Theo thông tin gần đây số ca mắc adenovirus ngày càng gia tăng khiến nhiều người lo lắng. 

Bệnh do virus Adeno đã có từ lâu, nó xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt bùng mạnh vào thời điểm giao mùa Xuân – Hè hoặc Thu – Đông. Tuy nhiên, theo thống kê mới nhất từ Bệnh viện Nhi Trung ương đưa ra tổng số ca nhiễm virus Adeno ghi nhận từ đầu năm 2022 là 1.406 ca, số ca bệnh nội trú 811 (chiếm gần 58%) với 7 ca tử vong. Hiện tại bệnh Adenovirus chưa có vắc xin phòng ngừa, chỉ được điều trị theo triệu chứng.

ca nhiễm Adenovirus
Số ca nhiễm Adenovirus ngày càng tăng cao

Vậy Adenovirus là gì mà lại nguy hiểm đến thế?

Tính tới thời điểm hiện tại có khoảng 90 chủng virus Adeno. Bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm phải căn bệnh này. Tuy vậy, với những trường hợp có sức đề kháng kém nhất là trẻ em, người già và những người mắc bệnh mãn tính,… sẽ có nguy cơ mắc Adenovirus cao hơn.

Adenovirus có chứa DNA chuỗi kép, không có vỏ bọc ngoài, có hình đa giác đều và đường kính từ 70 đến 80 mm. Loại virus này có thể tồn tại và phát bệnh trong vòng 30 ngày ở nhiệt độ phòng. Và thậm chí có thể sống được nhiều tháng ở điều kiện thời tiết 40 độ C và nhiều năm ở nhiệt độ -200 độ c. Nhưng đổi lại loại virus này có thể bị tiêu diệt nhanh chóng bởi tia cực tím hay trong môi trường nước sôi 1000 độ C.

Cấu trúc của Adenovirus
Cấu trúc của Adenovirus

Các tổn thương do Adenovirus thường gặp nhất là:

  • Viêm đường hô hấp trên;
  • Viêm đường hô hấp dưới;
  • Viêm não màng não;
  • Viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ);
  • Viêm bàng quang;
  • Các bệnh lý đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy…

Đường lây nhiễm của Adenovirus

Adenovirus thường lây truyền qua đường giọt bắn, đường hô hấp khi nói chuyện với người bệnh hoặc khi người bệnh ho và hắt hơi. Bên cạnh đó, việc sử dụng chung nguồn nước, dùng chung đồ cá nhân với người nhiễm virus cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Đường phân – miệng (nhiễm trùng đường tiêu hoá) cũng là một trong những nguyên nhân nhiễm Adenovirus nếu không rửa tay thường xuyên hoặc không đúng cách.

Đường lây nhiễm của Adenovirus
Adenovirus có thể tồn tại trên các mặt bám như mặt bàn, đồ chơi… và lây lan qua đường hô hấp hoặc giọt bắn

Người bệnh sẽ có những triệu chứng, biểu hiện gì khi nhiễm Adenovirus?

Nóng, ho, sổ mũi, cảm, viêm đường hô hấp là những triệu chứng mà người nhiễm Adenovirus thường gặp phải. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể sốt rất cao, rét run, ho và thở khò khè. Tuỳ theo thể trạng và sức đề kháng mà người bệnh có thể tự khỏi, nhưng vẫn có biểu hiện thở mệt.

Với những người có miễn dịch kém hay do nhiễm thêm vi trùng thì bệnh sẽ trở nặng. Bệnh Adenovirus hoàn toàn có thể chữa trị. Tuy nhiên, do bệnh dễ lây lan cũng như các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng cảm cúm thông thường nên nếu chủ quan bệnh có thể chuyển nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng. 

Chính vì thế, nếu cảm thấy cơ thể mình không khoẻ và có các biểu hiện chuyển nặng như thở rút lõm ngực, rối loạn tri giác, lừ đừ,… thì cần đến ngay các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách, kịp thời.

triệu chứng nhiễm Adenovirus
Các triệu chứng nhiễm Adenovirus tương tự như cảm lạnh thông thường

Phương pháp điều trị khi nhiễm Adenovirus

Tính tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh Adenovirus. Phần lớn đều điều trị thuốc theo triệu chứng, kết hợp nâng cao thể trạng cơ thể và vitamin C. 

Người mắc bệnh nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây, bổ sung thêm điện giả. Ngoài ra còn bổ sung dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và theo dõi biến chứng bội nhiễm, viêm phổi để có biện pháp điều trị hỗ trợ kịp thời.

Lưu ý, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, phụ huynh cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ.

Phòng ngừa bệnh do Adenovirus gây ra

Mọi người cần lưu ý đến việc về sinh cá nhân, đặc biệt là vệ sinh mắt, mũi, họng. Thường xuyên dùng nước sạch và giặt khăn mặt bằng xà phòng. 

Người lành tuyệt đối không dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh, nhất là khăn mặt và các vật dụng có chất tiết của người bệnh như: tô, chén, cốc, thìa, giường, chiếu,… Nên kết hợp sát trùng, tẩy uế đồ dùng của bệnh nhân trong giai đoạn cấp tính, sát trùng, tẩy uế lần cuối sau khi bệnh nhân khỏi bệnh bằng các chất tẩy rửa thông thường.

phòng tránh Adenovirus
Giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và gia đình thật tốt để phòng tránh Adenovirus

Tăng cường tối đa hệ thống miễn dịch với Drip Hydration

Tập luyện thể thao, ăn uống lành mạnh là giải pháp đơn giản để cải thiện sức khỏe tại nhà nhưng đây là giải pháp cần thời gian dài. Hiện nay, để tăng cường tối đa hệ thống miễn dịch một cách nhanh chóng bạn có thể tham khảo liệu pháp Super Immnue Boost. 

Đây là phương pháp lý tưởng nhất cho sức khỏe của bạn. Bằng việc truyền trực tiếp các vi dưỡng chất cần thiết như vitamin, khoáng chất,… vào tĩnh mạch. Bỏ qua đường tiêu hoá, cơ thể bạn sẽ được hấp thụ 100% vi chất. Từ đó, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giúp bạn khỏi bệnh nhanh nhất có thể.

Drip Hydration mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có được những thông tin bổ ích để biết cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình của mình.

 

Chủ đề :
*Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, mọi chẩn đoán hoặc điều trị y khoa phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Gặp Bác sĩ để được tư vấn miễn phí: Hotline - 098 250 6666 hoặc để lại nhu cầu khám bên dưới.