Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch, áp lực này do lực co bóp của tim và động mạch gây ra. Hoạt động này nhằm đảm bảo việc vận chuyển máu tới các mô trong cơ thể. Mỗi độ tuổi có một chỉ số huyết áp chuẩn riêng để ổn định sức khoẻ. Tuy nhiên, huyết áp cao là một bệnh lý khá phổ biến gây ra các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ. Vậy chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Chỉ số huyết áp thể hiện chức năng hoạt động của tim. Tuy nhiên, huyết áp của mỗi người có thể tăng hay giảm bất thường và nó đều gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Mỗi độ tuổi sẽ có một tiêu chuẩn huyết áp riêng mà mọi người cần duy trì để ổn định sức khoẻ. Ai cũng nên biết chỉ số huyết áp an toàn của mình để chủ động phòng tránh các bệnh do huyết áp cao gây ra.
Thông thường, chỉ số huyết áp cao hay thấp phụ thuộc đồng thời vào 2 chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Ngoài ra, huyết áp có thể cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động như hoàn cảnh, điều kiện, cảm xúc,…
Người bệnh khi muốn đo huyết áp cần nghỉ ngơi trước đó ít nhất 15 phút, dừng hút thuốc lá,… không uống cà phê, tránh tâm lý căng thẳng và hồi hộp nhằm giúp kết quả đo huyết áp chuẩn xác và tin cậy nhất.
Huyết áp cao là bao nhiêu?
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Tim mạch Việt Nam, huyết áp một người được đánh giá là cao khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg, chỉ số huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.
Tuy nhiên, với những người cao tuổi nếu huyết áp tâm thu cao trên 140 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 90 mmHg thì vẫn được coi là huyết áp cao.
Chắc hẳn qua đây bạn đã biết huyết áp cao là bao nhiêu. Người bị huyết áp cao sẽ gặp phải những dễ gặp phải nguy hiểm về sức khoẻ. Chính vì thế việc xác định mức độ và điều trị phù hợp là điều vô cùng cần thiết.
Huyết áp thường tăng theo độ tuổi, do đó, ngoài chỉ số huyết áp đo được thì cần đánh giá nhiều yếu tố khác để xác định mức độ bệnh, mức độ nguy hiểm, biến chứng để điều trị và phòng ngừa.
Cao huyết áp thường xuất hiện ở độ tuổi nào?
Số ca mắc tăng huyết áp ở Việt Nam tăng rất nhanh theo thống kê của Viện Tim mạch quốc gia. Chỉ có khoảng 1% tăng huyết áp trong toàn dân ở năm 1960, nhưng tới năm 2008 con số này đã lên 25,5%. Trong đó xuất hiện tới 30% người trưởng thành, tương đương với 4 người trưởng thành sẽ có 1 người gặp phải trường hợp huyết áp cao.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra trường hợp này đó chính là do áp lực công việc và cuộc sống ngày càng nhiều. Ngoài ra, do chế độ ăn mặn – ăn quá nhiều muối, thịt cũng như mỡ động vật, ít ăn rau xanh, ít vận động,… cũng quyết định tới việc huyết áp tăng cao. Rất nhiều người trẻ hiện nay cũng đang mắc bệnh huyết áp cao dù đang trong độ tuổi lao động do uống nhiều rượu bia, lối sống thiếu khoa học.
Huyết áp cao là bao nhiêu? Người trẻ thường chỉ biết được chỉ số huyết áp của mình cao nhờ vào các đợt khám sức khoẻ tổng quát hoặc bệnh nhân đến khám bệnh vì lý do khác.
Do đó, để phòng tránh bệnh cao huyết áp, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
- Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần hạn chế lượng muối
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia
- Thường xuyên khám tổng quát kiểm tra sức khoẻ
Bệnh cao huyết áp rất nguy hiểm chính vì thế mọi người nên chú ý và theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân thường xuyên nhé. Drip Hydration hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã nắm được thông số huyết áp cao là bao nhiêu và thường xảy ra ở độ tuổi nào.
Bài viết của: Biên tập viên Drip Hydration