Rối loạn lo âu xã hội là một trong những bệnh tâm thần phổ biến. Bệnh nhân rối loạn lo âu dạng này luôn trong tình trạng sợ hãi đám đông, ngại bị chú ý, sợ bị phê bình, soi mói và sợ bị người khác đánh giá.
Rối loạn lo âu xã hội là gì?
Rối loạn lo âu xã hội là một bệnh lý tâm thần phổ biến trong xã hội hiện đại. Đây được xem là trạng thái tâm lý bình thường khi đứng trước một vấn đề căng thẳng. Tuy nhiên, nếu trạng thái căng thẳng và kéo dài quá mức thì được xem là chứng rối loạn lo âu xã hội. Bệnh rối loạn lo âu xã hội ảnh hưởng nghiệm trọng đến học tập và công việc, cũng như sinh hoạt thường ngày.
Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo âu xã hội
Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo âu xã hội chủ yếu là do sự tương tác của môi trường và hệ gen. Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu xã hội, trong đó có:
- Do di truyền, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa chỉ ra được rằng chứng rối loạn lo âu xã hội chiếm bao nhiêu phần trăm là do di truyền so với hành vi tự học của con người.
- Cấu trúc não, một cấu trúc trong não gọi là hạch hạnh nhân đóng vai trò trong việc kiểm soát các phản ứng sợ hãi. Tuy nhiên nếu cơ quan này hoạt động quá mức, dẫn đến những tình huống sợ hãi mất kiểm soát.
- Môi trường: là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến con người hiện đại dễ mắc chứng rối loạn lo âu. Chúng ta dễ dàng cảm thấy lo lắng sau khi cảm nhận được sự lo lắng của người khác. Ngoài ra, còn do sự kiểm soát quá mức của cha mẹ hình thành thói quen sợ hãi của con cái đối với xã hội khi không được bảo vệ.
Dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn lo âu xã hội
Triệu chứng rối loạn lo âu xã hội xảy ra với từng người với từng biểu hiện khác nhau. Mức độ giao tiếp xã hội hoặc sợ hãi khi đứng trước đám đông cũng khác nhau. Tụ chung thường cảm thấy lo lắng khi xảy ra một số tình huống:
- Nói chuyện trước đám đông
- Giao tiếp với người lạ
- Tiếp xúc với môi trường mới
- Tham dự các buổi tiệc tùng
- Lo lắng bản thân làm chuyện xấu hổ
- Sợ phải xúc phạm ai đó
- Lo lắng thái quá
- Phân tích lời nói của bản thân cũng như người khác.
- Nỗi sợ có thể thể hiện ra bên ngoài như làm bạn đổ mồ hôi, run rẩy, đỏ mặt. Ngoài ra, nỗi sợ có thể tăng cấp độ như tim đập mạnh, chóng mặt, buồn nôn, thở gấp,…
Điều trị rối loạn lo âu xã hội
- Sau đây là một số biện pháp chữa trị chứng rối loạn lo âu xã hội, bạn đọc tham khảo:
- Giảm bớt áp lực công việc
- Tập các bài thể dục, thư giãn với thiền, yoga rất tốt để cải thiện sức khoẻ tinh thần
- Tập giao tiếp, mở rộng các mối quan hệ
- Thái độ sống lạc quan, tích cực
- Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc có chứa chất ức chế như serotonin (SSRIs) thường được ưu tiên sử dụng. Ngoài ra còn có norepinephrine (SNRI) venlafaxine (Effexor XR) cũng là một trong những chất thường được nhắc đến khi điều trị trầm cảm
- Liệu pháp tâm lý, bạn sẽ nhận ra những điều tích cực về bản thân và có được sự tự tin trong giao tiếp. Tham gia vào các lớp đào tạo kỹ năng hoặc tập thực hành giao tiếp, giữ tinh thần thoải mái khi trò chuyện với mọi người.
Có thể bạn quan tâm: Bài test rối loạn lo âu giúp đánh giá tình trạng căng thẳng tâm lý
Bài viết của: Biên tập viên Drip Hydration