Vảy nến là một trong những bệnh mãn tính phổ biến hiện nay trên toàn thế giới. Việc điều trị vảy nến cho đến thời điểm hiện tại chỉ xoay quanh cải thiện triệu chứng và giảm tình trạng phát triển các tế bào da. Vậy, đâu là phương pháp điều trị bệnh vảy nến tăng khả năng hồi phục, hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
1. Bệnh vảy nến có chữa được không?
Vảy nến là bệnh mãn tính do tình trạng phát triển quá mức của các tế bào da. Bệnh này có thể mang lại nhiều biến chứng như gây viêm khớp do vảy nến, gây đau nhức và giảm chất lượng cuộc sống. Vậy, điều trị vảy nến có được không?
Các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến tập trung vào việc ngăn chặn sự phát triển quá mức của các tế bào da và loại bỏ vảy. Các bác sĩ có thể yêu cầu và kê đơn cho bạn sử dụng kem và thuốc mỡ (điều trị tại chỗ), liệu pháp ánh sáng (quang học), hoặc thuốc uống và tiêm.
Lựa chọn phương pháp điều trị vảy nến phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và cách bệnh phản ứng với các phương pháp điều trị và tự chăm sóc trước đó. Bạn có thể cần thử nhiều loại thuốc khác nhau hoặc kết hợp nhiều phương pháp để tìm ra cách điều trị hiệu quả. Dù điều trị có thể thành công, bệnh vẩy nến thường có xu hướng tái phát.
2. Các biện pháp điều trị vảy nến tại chỗ
Các cách điều trị vảy nến tại chỗ sẽ được các bác sĩ có chuyên môn thực hiện, bằng cách sử dụng các loại thuốc được kê đơn hoặc không kê đơn.
2.1. Corticosteroid
Các loại thuốc này là một trong những phương pháp điều trị phổ biến nhất cho bệnh vẩy nến từ nhẹ đến trung bình, thường được kê đơn dưới dạng dầu, thuốc mỡ, kem, lotion, gel, bọt, thuốc xịt và dầu gội. Thuốc mỡ corticosteroid dùng trong điều trị vảy nến có hàm lượng nhẹ như hydrocortisone thường được khuyên dùng cho các vùng nhạy cảm như mặt hoặc nếp gấp da và để điều trị các mảng lan rộng. Trong giai đoạn bùng phát, điều trị vảy nến bằng corticosteroid tại chỗ có thể được sử dụng hàng ngày, sau đó giảm tần suất khi triệu chứng thuyên giảm.
Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài hoặc quá liều corticosteroid mạnh có thể dẫn đến tình trạng da mỏng. Đây cũng không phải là phương pháp có thể dùng để điều trị vảy nến suốt đời.
2.2. Các chất tương tự vitamin D
Các dạng tổng hợp của vitamin D như calcipotriene (Dovonex, Sorilux) và calcitriol (Vectical) giúp làm chậm sự phát triển của tế bào da. Chúng có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với corticosteroid tại chỗ để làm cách trị vảy nến. Calcitriol ít gây kích ứng hơn ở những vùng nhạy cảm nhưng thường đắt hơn corticosteroid.
2.3. Retinoid
Tazarotene (Tazorac, Avage) có sẵn dưới dạng gel hoặc kem và thường được thoa một hoặc hai lần mỗi ngày. Tác dụng phụ phổ biến là kích ứng da và tăng nhạy cảm với ánh sáng. Khi điều trị vảy nến bằng Tazarotene thì sẽ không thể sử dụng trong lúc thai kỳ hoặc đang cho con bú, hoặc nếu bạn đang có kế hoạch mang thai.
2.4. Thuốc ức chế calcineurin
Các loại thuốc như tacrolimus (Protopic) và pimecrolimus (Elidel) có tác dụng làm dịu phát ban và giảm sự tích tụ vảy, có thể dùng trong việc điều trị vảy nến. Thuốc ức chế calcineurin đặc biệt hiệu quả ở các vùng da mỏng như quanh mắt, nơi kem bôi có chứa steroid hoặc retinoid có thể gây kích ứng. Tuy nhiên, những loại thuốc này không nên dùng trong thai kỳ, khi cho con bú, hoặc nếu có ý định mang thai, và cũng không nên sử dụng lâu dài do nguy cơ ung thư da và u lympho.
2.5. Axit salicylic
Dầu gội và dung dịch chứa axit salicylic giúp giảm bong tróc da đầu do bệnh vẩy nến. Chúng có sẵn dưới dạng không kê đơn hoặc theo toa, và có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các liệu pháp tại chỗ khác để giúp da đầu hấp thụ thuốc tốt hơn.
2.6. Nhựa than đá
Nhựa than đá có tác dụng giảm vảy, ngứa và viêm và được dùng như cách trị vảy nến. Sản phẩm này có sẵn dưới dạng không kê đơn và kê đơn, với các dạng như dầu gội, kem và dầu. Tuy nhiên, nhựa than đá có thể gây kích ứng da, làm bẩn quần áo, khăn trải giường và có mùi khó chịu. Không nên sử dụng nhựa thang đá khi mang thai và cho con bú.
2.7. Anthralin
Đây là một loại kem chứa hắc ín giúp làm chậm sự phát triển của tế bào da, loại bỏ vảy và làm mịn da. Tuy nhiên, anthralin không nên dùng cho mặt hoặc bộ phận sinh dục, vì có thể gây kích ứng và làm ố các vật dụng tiếp xúc. Thường chỉ bôi trong thời gian ngắn rồi rửa sạch.
3. Điều trị vảy nến bằng thuốc uống hoặc tiêm
Thuốc uống dùng trong điều trị vảy nến có thể được sử dụng dưới dạng thuốc kê đơn hoặc không kê đơn. Một số loại thuốc được sử dụng như sau:
- Steroid: Nếu bạn có một vài mảng vảy nến nhỏ và khó điều trị, bác sĩ có thể đề nghị tiêm trực tiếp triamcinolone vào các khu vực đó.
- Retinoid: Acitretin và các loại retinoid khác là thuốc viên giúp giảm sản xuất tế bào da. Tác dụng phụ có thể bao gồm da khô và đau cơ. Những loại thuốc này không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú, hoặc có ý định mang thai.
- Thuốc sinh học: Những loại thuốc đặc biệt dùng trong điều trị vảy nến này thường được tiêm, giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch để phá vỡ chu kỳ bệnh và cải thiện triệu chứng vảy nến trong vài tuần. Một số loại thuốc sinh học được phê duyệt để điều trị vảy nến từ trung bình đến nặng cho những người không đáp ứng với liệu pháp ban đầu. Các lựa chọn bao gồm etanercept (Enbrel), infliximab (Remicade), adalimumab (Humira), ustekinumab (Stelara), risankizumab-rzaa (Skyrizi), và ixekizumab (Taltz). Trong đó, etanercept, ixekizumab, và ustekinumab cũng được chấp thuận sử dụng cho trẻ em. Những loại thuốc này thường đắt tiền và có thể không được bảo hiểm y tế chi trả. Thuốc sinh học cần được sử dụng thận trọng do có nguy cơ ức chế hệ thống miễn dịch, làm tăng khả năng nhiễm trùng nghiêm trọng. Người sử dụng các liệu pháp này cần được sàng lọc bệnh lao trước khi bắt đầu điều trị.
4. Cách điều trị vảy nến bằng phương pháp ánh sáng
Liệu pháp ánh sáng là một phương pháp điều trị vảy nến hàng đầu dành cho các trường hợp từ trung bình đến nặng, và có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với thuốc.
Phương pháp điều trị vảy nến này này bao gồm việc cho da tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên hoặc nhân tạo trong mức độ được kiểm soát, còn được gọi là chiếu tia. Việc điều trị thường đòi hỏi nhiều lần thực hiện. Hãy trao đổi với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn để xem liệu liệu pháp ánh sáng tại nhà có phù hợp với điều trị vảy nến của bạn hay không?
4.1. Ánh sáng mặt trời
Tiếp xúc ngắn hạn hàng ngày với ánh sáng mặt trời (hay còn gọi là liệu pháp heliotherapy) có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh vảy nến. Trước khi bắt đầu sử dụng ánh sáng mặt trời để điều trị, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chăm sóc sức khỏe về cách tiếp xúc an toàn nhất với ánh sáng tự nhiên trong quá trình điều trị vảy nến.
4.2. UVB băng thông rộng
Liều lượng kiểm soát của ánh sáng UVB băng thông rộng từ nguồn sáng nhân tạo có thể được sử dụng để điều trị các mảng vảy nến đơn lẻ, vảy nến lan rộng, và những trường hợp vảy nến không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị tại chỗ khác. Các tác dụng phụ ngắn hạn có thể bao gồm viêm da, ngứa và khô da.
4.3. UVB dải hẹp
Liệu pháp ánh sáng UVB dải hẹp có thể mang lại hiệu quả điều trị vảy nến cao hơn so với UVB băng thông rộng, và ở nhiều nơi, liệu pháp này đã thay thế phương pháp truyền thống.
Thông thường, liệu pháp này được thực hiện hai hoặc ba lần mỗi tuần cho đến khi da cải thiện, sau đó duy trì điều trị với tần suất thấp hơn. Tuy nhiên, liệu pháp quang trị liệu UVB dải hẹp có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng hơn so với UVB băng thông rộng.
4.4. Psoralen kết hợp với tia cực tím A (PUVA)
Phương pháp điều trị vảy nến này kết hợp việc sử dụng thuốc nhạy sáng (psoralen) trước khi chiếu tia UVA lên vùng da bị ảnh hưởng. Tia UVA thâm nhập sâu hơn vào da so với UVB, và psoralen giúp da phản ứng tốt hơn với tia UVA. Đây là một phương pháp điều trị tích cực hơn, thường được sử dụng cho những trường hợp vảy nến nặng hơn và có thể liên tục cải thiện làn da.
Tác dụng phụ ngắn hạn có thể bao gồm buồn nôn, nhức đầu, nóng rát và ngứa. Về lâu dài, phương pháp này có thể dẫn đến da khô, nhăn nheo, xuất hiện tàn nhang, tăng độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và tăng nguy cơ ung thư da, bao gồm cả ung thư hắc tố.
4.5. Laser Excime
Liệu pháp điều chiếu tia điều trị vảy nến này sử dụng ánh sáng UVB mạnh để nhắm mục tiêu cụ thể vào vùng da bị ảnh hưởng bởi bệnh vảy nến. So với liệu pháp quang trị liệu truyền thống, Laser Excimer yêu cầu ít buổi điều trị hơn do cường độ ánh sáng UVB cao hơn. Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể bao gồm viêm và phồng rộp da.
5. Cách trị vảy nến bằng công nghệ Red Laser IV Therapy
Một trong những cách điều trị vảy nến tiên tiến hiện nay là công nghệ Red Laser IV Therapy, giúp trẻ hóa làn da và cải thiện tuần hoàn máu, mang lại làn da khỏe mạnh. Công nghệ Drip IV Laser sử dụng tia laser đỏ được truyền qua tĩnh mạch, thâm nhập sâu vào các tế bào trong cơ thể, bao gồm cả tế bào da, giúp tối ưu hóa hoạt động của chúng.
Công nghệ Red IV Laser này không chỉ tăng cường lưu thông máu và cung cấp oxy đến các mô mà còn có khả năng giảm viêm, căng thẳng và quá trình oxy hóa, giảm áp lực lên các tế bào và bảo vệ chúng khỏi tổn thương. Kết quả là, các tế bào trở nên mạnh mẽ hơn, góp phần hiệu quả trong việc giảm viêm tại các vùng da bị vảy nến.
Tùy vào tình trạng bệnh vảy nến nặng hay nhẹ và ở những vùng nào của cơ thể, người bệnh nên hạn chế việc tự điều trị vảy nến bằng các thuốc không kê đơn, thay vào đó hãy lựa chọn được thăm khám bởi các bác sĩ có kinh nghiệm. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc tiêm hoặc bôi, các liệu pháp chiếu tia điều trị vảy nến như Drip IV Laser cũng đang được áp dụng và có những ghi nhận tích cực trong việc giảm các tình trạng viêm và cải thiện tình trạng da ở người bệnh.
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, medicalnewstoday.com, .healthline.com
Bài viết của: Trần Thanh Liêm