Truyền dịch IV (intravenous fluid) chủ yếu được sử dụng để bổ sung chất lỏng và các chất điện giải cho cơ thể khi bị mất nước hoặc mất máu. Tuy nhiên, việc truyền dịch IV không trực tiếp tác động vào quá trình hình thành và phá hủy xương, tức là không trực tiếp làm tăng hoặc giảm mật độ xương.
1. Phương pháp điều trị loãng xương truyền thống
Phần này sẽ thảo luận về các phương pháp điều trị loãng xương truyền thống, bao gồm thuốc theo toa, thay đổi lối sống và các liệu pháp thay thế.
1.1. Thuốc kê đơn: Lợi ích và tác dụng phụ
Có hai loại thuốc kê đơn điều trị loãng xương: thuốc đồng hóa và thuốc chống tiêu xương.
- Thuốc đồng hóa: Giúp tăng cường hình thành xương. Ví dụ như Romosozumab (Evenity) và teriparatide (Forteo).
- Thuốc chống tiêu xương: Làm chậm quá trình phân hủy xương. Ví dụ gồm bisphosphonates, calcitonin, denosumab, estrogen và các loại khác.
Bisphosphonates là nhóm thuốc phổ biến nhất trong điều trị loãng xương, bao gồm alendronate (Binosto và Fosamax), ibandronate (Boniva), risedronate (Actonel và Atelvia), và axit zoledronic (Reclast và Zometa). Alendronate có dạng viên uống hàng ngày hoặc hàng tuần. Ibandronate có dạng viên uống hàng tháng hoặc tiêm tĩnh mạch 3 tháng một lần, thường dành cho phụ nữ sau mãn kinh. Risedronate có dạng viên uống hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng. Axit zoledronic được tiêm tĩnh mạch hàng năm.
Tác dụng phụ của bisphosphonates thường gặp là ợ nóng, buồn nôn và đau dạ dày. Bisphosphonate dạng tiêm tĩnh mạch có thể gây sốt, nhức đầu và đau cơ kéo dài tối đa 3 ngày. Hiếm khi, sử dụng bisphosphonates kéo dài hơn 3-5 năm có thể tăng nguy cơ gãy xương đùi và hoại tử xương hàm.
Denosumab (Prolia và Xgeva) dành cho người có nguy cơ cao bị gãy xương hoặc khi bisphosphonates không hiệu quả. Thuốc được tiêm từ 1-6 tháng một lần. Tác dụng phụ bao gồm giảm mức canxi, các vấn đề về da, tăng nguy cơ nhiễm trùng và đau xương hoặc cơ.
Romosozumab (Evenity), một kháng thể đơn dòng, được FDA phê chuẩn điều trị loãng xương sau mãn kinh. Thuốc giúp tái tạo và giảm mật độ xương. Tác dụng phụ phổ biến là đau đầu và đau khớp, nhưng cũng có thể tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và tử vong.
Abaloparatide (Tymlos) và teriparatide (Forteo) là hormone tuyến cận giáp hỗ trợ phát triển xương, thường được tiêm hàng ngày trong tối đa 2 năm. Tác dụng phụ thường gặp là chóng mặt, nhức đầu và buồn nôn.
Calcitonin (Miacalcic) là hormone tiêm hoặc xịt dành cho phụ nữ đã mãn kinh ít nhất 5 năm, giảm gãy xương cột sống nhưng có thể gây ung thư.
Estrogen có thể giúp phụ nữ mãn kinh bị loãng xương, nhưng có tác dụng phụ nghiêm trọng như cục máu đông, ung thư vú, ung thư nội mạc tử cung và bệnh tim.
Việc chọn thuốc điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí, sự dễ dàng khi sử dụng, mức độ nghiêm trọng của bệnh, tuổi, lịch sử y tế và giới tính.
1.2. Thay đổi lối sống: Ăn kiêng, tập thể dục và hơn thế nữa
Những thay đổi lối sống giúp kiểm soát loãng xương bao gồm:
- Tiêu thụ ít hơn 2 đơn vị đồ uống có cồn mỗi ngày.
- Ăn thực phẩm giàu canxi như thực phẩm từ sữa, rau lá xanh đậm, các loại hạt, sản phẩm từ đậu nành và thực phẩm tăng cường canxi.
- Loại bỏ những tấm thảm có thể gây trượt ngã.
- Lắp đặt thanh vịn trong phòng tắm.
- Bỏ hút thuốc.
- Duy trì hoạt động thể chất, đặc biệt là các bài tập giảm cân.
- Dùng chất bổ sung canxi như canxi cacbonat hoặc canxi citrate theo chỉ định của bác sĩ.
- Sử dụng đèn ngủ.
- Mang giày chắc chắn, thoải mái khi tập luyện.
- Làm việc với người giám sát hoạt động thể chất, như nhà trị liệu vật lý.
1.3. Các liệu pháp thay thế: Từ châm cứu đến Yoga
Các liệu pháp thay thế cùng với phương pháp điều trị truyền thống có thể giúp bạn đối phó và cảm thấy tốt hơn. Châm cứu, một liệu pháp y học cổ truyền của Trung Quốc, sử dụng kim mỏng kích thích các chức năng cơ quan và thúc đẩy quá trình chữa lành. Cần nhiều nghiên cứu để hiểu rõ hiệu quả của châm cứu đối với loãng xương.
Yoga giúp giảm nguy cơ té ngã, giảm đau, cải thiện tính linh hoạt và tăng cường sức khỏe xương. Tuy nhiên, cần tránh các tư thế gây áp lực hoặc căng thẳng lên xương và phải thực hiện nhẹ nhàng với các tư thế nhắm vào hông, cột sống và đùi.
2. Giới thiệu phương pháp truyền dịch IV cho bệnh loãng xương
Trong phần này, chúng ta sẽ thảo luận về cách thức hoạt động của truyền dịch IV đối với bệnh loãng xương.
2.1. Truyền dịch IV hoạt động như thế nào: Giải thích đơn giản
Liệu pháp IV (tiêm truyền tĩnh mạch) bao gồm việc sử dụng kim để chèn một ống nhựa nhỏ, gọi là ống thông, vào tĩnh mạch ở khuỷu tay hoặc mu bàn tay. Đầu kia của ống thông được gắn vào túi IV chứa chất lỏng sẽ được truyền. Chất lỏng này chảy qua ống thông trực tiếp vào máu.
2.2. Các thành phần: Có những gì bên trong túi nhỏ giọt?
Các thành phần cụ thể trong túi IV sẽ khác nhau tùy thuộc vào phương pháp điều trị mà bạn nhận được.
Điều trị Myers Cocktail IV rất hữu ích cho bệnh loãng xương vì nó giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng mất nước và mất cân bằng điện giải, có thể góp phần gây mất xương và gãy xương. Điều trị Myers Cocktail IV của Drip Hydration bao gồm:
-
- Chất chống oxy hóa
- Vitamin B tổng hợp
- Chất điện giải
- Dung dịch IV
- Magie
- Vitamin C
- Dịch sắt: Dịch truyền sắt của Drip Hydration chỉ chứa sắt. Liệu pháp sắt IV có thể ngăn ngừa tình trạng xương yếu đi do thiếu sắt. Tuy nhiên, bổ sung quá nhiều chất sắt cũng có thể làm xương yếu đi.
3. Ưu điểm của liệu pháp điều trị loãng xương IV
Trong phần này, chúng tôi sẽ đề cập đến những ưu điểm của điều trị loãng xương IV, bao gồm phân phối trực tiếp, tỷ lệ hấp thụ cao hơn và kế hoạch điều trị được cá nhân hóa.
3.1. Phân phối trực tiếp: Tại sao việc bỏ qua hệ thống tiêu hóa lại quan trọng
Một trong những ưu điểm nổi bật của liệu pháp IV so với điều trị bằng đường uống là khả năng bỏ qua hệ thống tiêu hóa, đưa vitamin và chất dinh dưỡng trực tiếp vào máu. Điều này cho phép tác dụng của liệu pháp IV xuất hiện ngay lập tức, trong khi phương pháp uống phải qua quá trình tiêu hóa, có thể mất vài giờ.
3.2. Tỷ lệ hấp thụ cao hơn: Tận dụng tối đa hiệu quả điều trị
Điều trị qua đường tĩnh mạch còn mang lại liều lượng đậm đặc hơn, giúp cơ thể hấp thụ nhiều hơn so với đường uống. Đây là một trong những ưu điểm quan trọng của liệu pháp IV.
3.3. Kế hoạch điều trị được cá nhân hóa: Phù hợp với nhu cầu cá nhân
Liệu pháp IV còn cho phép lập kế hoạch điều trị được cá nhân hóa dựa trên nhu cầu của từng người. Không có một liều lượng hay lịch trình điều trị IV nào là chung cho tất cả; số lượng chất dinh dưỡng và tần suất điều trị sẽ được điều chỉnh theo tình trạng riêng của từng bệnh nhân.
4. Tác dụng phụ tiềm ẩn và mối quan tâm
Trong phần này, chúng ta sẽ thảo luận về các tác dụng phụ thường gặp của liệu pháp IV và cách giảm thiểu rủi ro.
Các tác dụng phụ thường gặp của liệu pháp IV bao gồm:
- Thuyên tắc khí
- Các cục máu đông
- Nhiễm trùng tại chỗ tiêm
- Phát ban
- Viêm tĩnh mạch và bầm tím.
Một số biện pháp phòng ngừa an toàn giúp đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp IV của bạn:
- Loại bỏ bọt khí: Đảm bảo không có bọt khí trong ống dẫn để tránh nguy cơ tắc mạch do khí.
- Sử dụng ống thông và kim phù hợp: Viêm tĩnh mạch có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng ống thông và kim có kích thước phù hợp, ưu tiên tĩnh mạch trung tâm thay vì tĩnh mạch ngoại biên.
- Ngăn ngừa thoát mạch và xâm nhập: Đảm bảo ống IV được đặt đúng cách và không bị lỏng để ngăn ngừa tình trạng chất lỏng IV rò rỉ vào các mô xung quanh gây kích ứng hoặc không gây kích ứng.
- Kiểm soát chất lượng: Đội ngũ y tế cần thực hiện các biện pháp kiểm tra và kiểm soát chất lượng để tránh các sai sót về thuốc, bao gồm sai loại thuốc hoặc liều lượng.
Thông báo ngay cho nhân viên y tế nếu ống IV bị lỏng hoặc có dấu hiệu bất thường để kịp thời xử lý.
Việc tránh mất nước và mất cân bằng điện giải giúp ngăn ngừa tình trạng mất xương và giảm nguy cơ gãy xương. Những tiến bộ trong chăm sóc sức khỏe xương và truyền dịch IV có thể mang lại sự cải thiện đáng kể cho người mắc bệnh loãng xương, giúp họ kiểm soát bệnh hiệu quả hơn và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Nguồn: Driphydration.com
Bài viết của: Đinh Thị Hải Yến