Nguyên nhân hội chứng chân không yên có thể liên quan đến di truyền hoặc ở một số trường hợp đặc biệt như phụ nữ đang mang thai, những người bị thiếu sắt… Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn và mỗi thể trạng sẽ có mức độ đáp ứng thuốc điều trị khác nhau.
1.Nguyên nhân hội chứng chân không yên là gì?
Hội chứng chân không yên hay là Willis Ekbom liên quan đến rối loạn thần. Khi đói sẽ làm xuất hiện các cơn xung đột thần kinh không kiểm soát tới chân. Người bệnh sẽ luôn có cảm giác khó chịu, đặc biệt khi ngồi im hoặc nằm. Với tình trạng hội chứng chân không yên sẽ khiến người bệnh bị thôi thúc phải đứng lên và di chuyển mới giảm được cảm giác khó chịu.
Theo số liệu thống kê trên thế giới cho biết có khoảng 10% dân số mắc phải tình trạng hội chứng chân không yên ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Tuy nhiên, tình trạng này thường hay gặp ở những người nữ giới trung niên, cao tuổi. Hội chứng chân không yên không diễn ra liên tục và thường gặp vào ban đêm hoặc khi ngồi hoặc nằm nhiều. Hội chứng này có thể xảy ra ngay cả khi đang ngủ, gây phá vỡ giấc ngủ, khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái thiếu ngủ và khó khăn trong sinh hoạt và công việc. Hầu hết những người mắc chứng chân không yên có thể nhẹ ở giai đoạn đầu. Nhưng nếu bệnh vẫn tiếp diễn có thể mang lại nhiều ảnh hưởng bất lợi tới cơ thể.
Nguyên nhân hội chứng chân không yên có thể kể tới:
- Di truyền có liên quan khá đặc biệt với hội chứng chân không yên. Thống kê có khoảng 50% bệnh nhân mắc chân không yên trong gia đình thì có ít nhất một người đã từng mắc bệnh. Các nghiên cứu còn cho biết, trong các nhiễm sắc thể ở những đối tượng này là nguyên nhân gây ra bệnh chân không yên.
- Phụ nữ đang mang thai. Do hàm lượng hormone trong cơ thể thay đổi, và có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chân không yên. Ở giai đoạn này có thể làm cho bệnh trở nên nặng hơn so với người bình thường. Hầu hết các phụ nữ đang mang thai gặp hội chứng chân không yên ở 3 tháng cuối của thai kỳ, triệu chứng xảy ra không thường xuyên và có thể biến mất khoảng 1 tháng sau khi sinh.
- Tinh thần và chế độ ăn hàng ngày. Khi cơ thể gặp tình trạng căng thẳng, stress kéo dài có thể làm cho hội chứng chân không yên trở nên nặng hơn. Thêm vào đó, chế độ ăn không hợp lý cùng với môi trường sống không tốt cũng tác động nhiều tới hội chứng này.
- Bệnh thần kinh ngoại vi, thường liên quan đến tổn thương thần kinh ngoại vi ở bàn chân, bàn tay… hoặc các bệnh lý như đái tháo đường, những người nghiện rượu. Yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến rối loạn hàm lượng dopamine trong cơ thể tác động lên hệ thần kinh. Từ đó sẽ tác động đến sự kiểm soát cử động của cơ và là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chân không yên.
- Thiết sắt trong máu: Những người có tiền sử chảy máu dạ dày hoặc thiếu máu do thiếu sắt, hoặc phụ nữ ra kinh nguyệt nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt,… đều có khả năng gặp hội chứng chân không yên.
- Suy thận: Ở những người bệnh suy thận có thể gặp tình trạng thiếu máu. Khi thận hoạt động tốt thường sẽ làm cho lượng sắt dự trữ trong máu giảm. Khi đó làm thay đổi các chất hóa học trong cơ thể và làm cho hội chứng chân không yên trầm trọng hơn.
- Tuỷ sống: Tổn thương hoặc chấn thương tủy sống liên quan khá đặc biệt với hội chứng chân không yên. Khi gây tê tuỷ sống cũng có thể làm cho hội chứng chân không yên phát triển.
2.Hội chứng chân không yên có nguy hiểm không?
Hội chứng chân không yên có nguy hiểm không? Mặc dù hội chứng chân không yên có thể không dẫn tới tình trạng nghiêm trọng ở thời gian đầu khi mắc bệnh. Nhưng hội chứng gây ra khá nhiều sự khó chịu cho người bệnh. Đặc biệt, những người mắc hội chứng chân không yên cảm thấy khó khăn khi đi vào giấc ngủ hoặc có thể giấc ngủ mỗi đêm của họ không được trọn vẹn. Từ đó làm cho người bệnh bị mất ngủ nghiêm trọng. Tình trạng mất ngủ có thể làm cho người bệnh buồn ngủ nhiều vào ban ngày và rơi vào trạng thái mệt mỏi, stress, gặp nguy hiểm khi làm việc với máy móc hoặc đang lái xe.
Ngoài ra, hội chứng chân không yên còn gây ra những nguy cơ sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời như trầm cảm, tim mạch, đột quỵ, giảm tuổi thọ của người bệnh….
3.Cách điều trị hội chứng chân không yên?
Cho đến nay, việc chẩn đoán và điều cách trị hội chứng chân không yên còn gặp nhiều khó khăn. Bởi vì triệu chứng của bệnh ở mỗi người không giống nhau. Điều trị hội chứng chân không yên bằng thuốc chỉ giúp cải thiện triệu chứng trong thời gian ngắn, và người bệnh phải sống chung với căn bệnh này suốt đời.
Có khá nhiều loại thuốc được sử dụng trong điều trị hội chứng chân không yên. Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân sẽ có mức đáp ứng thuốc khác nhau. Vì vậy việc lựa chọn thuốc phù hợp khá khó khăn.
Một số nhóm thuốc được sử dụng điều trị chứng chân không yên đó là:
- Dopaminergic có tác dụng dẫn truyền thần kinh và kích thích não tốt.
- Benzodiazepines là thuốc an thần có tác dụng cải thiện giấc ngủ, đồng thời giảm thức giấc đột ngột do hội chứng chân không yên. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc này dài ngày hoặc lạm dụng thuốc thì có thể gây ra những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe tinh thần. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp tình trạng mệt mỏi vào ban ngày.
- Neupro, Levodopa, Requip, Mirape… có tác dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh nhân mắc hội chứng chân không yên ở mức độ trung bình đến nặng.
- Thuốc giảm đau Narcotic được chỉ định cho bệnh nhân gặp tình trạng đau dữ dội và kéo dài. Thuốc có thể đáp ứng tốt hoặc không tốt nhưng không nên lạm dụng thuốc điều trị trong thời gian dài.
Ngoài việc sử dụng thuốc trong điều trị chứng chân không yên thì bạn có thể áp dụng thêm một số cách giúp cải thiện tình trạng chân không yên:
- Duỗi cơ trước khi ngủ giúp cho các khối cơ, bắp chân được thả lỏng và thoải mái. Có thể thực hiện duỗi cơ bắp bằng cách bước một chân lên trước, sau đó dồn trọng tâm vào chân trước để lưng thẳng, hoặc có thể áp dụng các bài tập chống tay…
- Tắm nước nóng sẽ làm cho cơ thể được thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ. Đây là cách đơn giản và phổ biến giúp cơ thể thể giảm các triệu chứng của chân không yên.
- Chườm đá hoặc chườm nóng là cách thay đổi nhiệt độ giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu.
- Chuyển động chân sẽ làm giảm cảm giác co giật hoặc đau khi chân chuyển động. Có thể áp dụng một vài động tác lắc chân hoặc nhấn chân cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho giấc ngủ.
- Tập yoga sẽ thực hiện phối hợp 3 yếu tố giúp làm giảm các cảm giác khó chịu của hội chứng chân không yên khi ngủ là giãn cơ, thư giãn và hít thở sâu, đều.
- Bổ sung sắt giúp tăng hàm lượng sắt trong máu cho bệnh nhân, vì đối tượng này dễ dàng thiếu sắt và hàm lượng sắt trong máu giảm xuống thấp. Cơ thể sử dụng để tạo ra dopamin giúp cho não bộ kiểm soát các hoạt động cảm xúc và giấc ngủ của cơ thể. Nên tư vấn với bác sĩ trước khi thực hiện bổ sung sắt để mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.
Tóm lại, nguyên nhân hội chứng chân không yên có thể do nhiều yếu tố như di truyền, phụ nữ mang thai…Bệnh có thể không nguy hiểm ở gian đầu mắc bệnh, nhưng nếu tình trạng kéo dài sẽ khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái mất ngủ, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống vào thời điểm ban ngày. Hơn nữa, với thể trạng mệt mỏi suốt ngày có thể gặp sự cố khi làm việc với máy móc hoặc lái xe… Bệnh không chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể được chỉ định dùng thuốc hoặc áp dụng một số cách để cải thiện tình trạng này.
Tài liệu tham khảo: healthline.com, nhs.uk, mayoclinic.org
Bài viết của: Vũ Thị Quỳnh Chi