Vitamin nhóm B luôn là nhu cầu thiết yếu của cơ thể khi giúp cơ thể thực hiện các quá trình chuyển hóa năng lượng và tạo máu. Việc bổ sung không đầy đủ vitamin B12 không chỉ gây ra thiếu máu mà còn dẫn đến một số vấn đề khác của cơ thể khiến bạn kiệt quệ. Vậy vì sao thiếu vitamin B12 gây mệt mỏi, kiệt sức?
1. Vitamin B12 là gì? Vai trò của vitamin B12 với cơ thể?
Theo một số đánh giá cho thấy, khi cơ thể bị thiếu hụt vi chất, đặc biệt là các vitamin nhóm B có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Điển hình trong số đó, việc thiếu hụt vitamin B12 gây mệt mỏi thường được các chuyên gia sức khỏe nhấn mạnh. Vậy, vitamin B12 là gì và vai trò với cơ thể ra sao?
1.1 Vitamin B12 là gì?
Trong số các vi chất mà cơ thể cần thiết để duy trì sự sống và năng lượng thì vitamin B12 được xem như yếu tố bắt buộc mà mọi người phải đảm bảo đầy đủ trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày hoặc thông qua thực phẩm bổ sung.
Vitamin B12 là một loại vitamin cần thiết mà chúng ta thường nhận từ các thực phẩm động vật như thịt, cá, thịt gia cầm, trứng và sữa. Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tế bào máu đỏ và duy trì hoạt động bình thường của hệ thần kinh trung ương.
1.2 Vai trò của vitamin B12 với cơ thể?
Đa phần mọi người thường chỉ đề cập về việc thiếu vitamin B12 gây ra thiếu máu. Tuy nhiên trên thực tế, cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có tình trạng thiếu vitamin B12 gây mệt mỏi. Bởi đây là nhóm vitamin có nhiều chức năng thiết yếu để tạo nên cơ thể khỏe mạnh.
Bên cạnh đó vai trò điển hình của vitamin B12 đối với sức khỏe như:
- Vitamin B12 hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hệ thống máu như thiếu máu ác tính và thiếu máu hồng cầu to, bao gồm trường hợp tự phát hoặc sau phẫu thuật cắt bỏ dạ dày.
- Vitamin B12 giảm đau liên quan đến dây thần kinh như đau dây thần kinh tọa, đau dây thần kinh ở cổ và cánh tay, cũng như các vấn đề đau do các rối loạn thần kinh.
- Điều trị tình trạng thiếu hụt vitamin B12 do mắc bệnh Spru (rối loạn tiêu hóa gây ra việc không thể hấp thụ được vitamin B12), tiêu chảy mỡ, hoặc sau khi tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần của dạ dày hoặc bị nhiễm giun móc.
- Phòng tránh tình trạng thiếu máu kết hợp với thiếu hụt vitamin B12 ở bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ dạ dày hoặc rộng hồi tràng, cũng như các trường hợp rối loạn hấp thu.
2. Vì sao thiếu vitamin B12 gây mệt mỏi, kiệt sức? Thiếu vitamin B12 gây ra bệnh gì?
Thiếu vitamin B12 gây mệt mỏi, kiệt sức là một tình trạng đáng báo động khi hiện nay nhiều người có xu hướng theo chế độ ăn kiêng hay bổ sung thiếu các loại thịt đỏ trong chế độ ăn. Vậy vì sao thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến mệt mỏi và kiệt sức.
2.1 Thiếu vitamin B12 gây mệt mỏi do thiếu máu
Đây có thể xem là lý do đầu tiên khiến cho cơ thể thiếu vitamin B12 trở nên mệt mỏi và không có năng lượng. Cụ thể, vitamin B12 là yếu tố quan trọng giúp các tế bào trong cơ thể hoạt động đúng cách. Khi thiếu B12, có thể làm giảm sản xuất tế bào hồng cầu bình thường, dẫn đến việc cung cấp oxy không đủ cho các cơ quan trong cơ thể trong đó có não bộ.
Kết quả của việc này có thể là bệnh thiếu máu hồng cầu to, khi tế bào hồng cầu phát triển lớn, không bình thường và không hoàn thiện, cũng như làm suy giảm quá trình tổng hợp DNA.
2.2 Thiếu vitamin B12 gây ra bệnh vàng da
Tương tự như thiếu máu do thiếu sắt, người thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến tình trạng da nhợt nhạt do sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể. Đồng thời, sự thiếu hụt B12 cũng có thể gây ra hiện tượng da và mắt có màu vàng, do nồng độ bilirubin tăng cao.
2.3 Cơ thể thiếu vitamin B12 gây nhức đầu
Thiếu vitamin B12 gây mệt mỏi, nhức đầu cũng là một trong các tình trạng phổ biến và thường gặp ở người có chế độ ăn uống kém dinh dưỡng, ở trẻ em lẫn người lớn. Một nghiên cứu tiến hành vào năm 2019 với 140 người, trong đó một nửa trải qua cảm giác đau nửa đầu, đã cho thấy rằng những người này có nồng độ B12 trong máu thấp hơn đáng kể so với nhóm không mắc bệnh. Ngoài ra, tình trạng nhức đầu, làm việc kém tập trung đau nửa đầu còn liên quan đến thiếu hụt vitamin B6 và hàm lượng acid folic, magnesium trong cơ thể.
2.4 Cơ thể thiếu vitamin B12 có khả năng phát triển triệu chứng bệnh trầm cảm
Thiếu vitamin B12 sẽ bị bệnh gì? Theo nhiều nghiên cứu, thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến tăng nồng độ axit amin chứa lưu huỳnh, được gọi là homocysteine. Hậu quả của điều này có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh trầm cảm, bằng cách tăng cường căng thẳng oxy hóa, gây tổn thương DNA và tổn thương tế bào trong cơ thể.
2.5 Thiếu vitamin B12 và các bệnh đường tiêu hóa
Thiếu vitamin B12 gây mệt mỏi cũng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, táo bón, cảm giác đầy hơi, và các triệu chứng tiêu hóa khác.
2.6 Nhiệt miệng do thiếu Vitamin B12
Việc thiếu vitamin B12 gây mệt mỏi cũng có thể do xuất hiện các vết loét trong miệng hay nhiệt miệng. Trong những trường hợp thiếu hụt vitamin này, viêm lưỡi thường đi kèm với viêm miệng, có thể được nhận biết qua việc xuất hiện các vết loét và sưng tấy trong miệng.
2.7 Các biểu hiện khác gây mệt mỏi của cơ thể thiếu vitamin B12
Bên cạnh ảnh hưởng đến thiếu máu, bệnh đường tiêu hóa và hệ thần kinh, một số ảnh hưởng khác cũng có thể xuất phát từ thiếu vitamin B12 gây mệt mỏi như sau:
- Chuột rút và yếu cơ: Thiếu hụt B12 có thể ảnh hưởng đến chức năng vận động và hệ thần kinh cảm giác, dẫn đến tình trạng chuột rút và yếu cơ.
- Suy giảm khả năng phối hợp: Sự mất cân đối hoặc suy giảm khả năng giữ thăng bằng và phối hợp là một dấu hiệu thần kinh có thể do thiếu hụt B12 gây ra. Điều này làm cho việc đi lại và giữ thăng bằng trở nên khó khăn.
- Rối loạn chức năng cương dương: Nam giới thiếu hụt B12 có thể gặp rối loạn chức năng cương dương do nồng độ homocysteine tăng cao trong cơ thể.
- Rối loạn thị lực: Thiếu hụt B12 có thể gây ra các vấn đề về thị lực do tổn thương dây thần kinh thị giác.
3. Những cách nào bổ sung vitamin B12 tốt nhất?
3.1 Cung cấp vitamin B12 qua đường ăn uống và thực phẩm bổ sung
Đây là con đường đơn giản và nhanh chóng nhất nếu như bạn chỉ bị thiếu hụt vitamin B12 do ăn uống và không có các bệnh lý nền. Ngày nay, thông qua các viên uống thực phẩm bổ sung, hàm lượng vitamin B12 theo ngày có thể được cung cấp dễ dàng cho người dùng. Bên cạnh đó, các thực phẩm sau nếu được bổ sung vào chế độ ăn có thể giúp cho bạn có được lượng vitamin B12 mà cơ thể cần thiết.
- Thịt bò: Cung cấp một lượng lớn vitamin B12, chủ yếu trong các phần có ít mỡ.
- Cá: Đặc biệt là các loại cá như cá ngừ, cá hồi và cá mòi là nguồn giàu B12 không thể bỏ qua.
- Sò: Loại hải sản này cũng chứa nhiều B12, là lựa chọn tốt cho người ưa thích hải sản.
- Thịt nội tạng: Gan và thận chứa nhiều vitamin B12, nên thường được khuyến khích trong chế độ ăn giàu B12.
- Ngũ cốc dinh dưỡng: Một số ngũ cốc đã được bổ sung B12, là sự lựa chọn thay thế cho những người ăn chay hoặc không tiêu thụ thực phẩm từ động vật.
- Men dinh dưỡng tăng cường: Có sẵn trong các sản phẩm men dinh dưỡng, cung cấp một nguồn B12 dễ hấp thụ.
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua và sữa đặc là các nguồn B12 phổ biến, thường được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
- Trứng: Chứa lượng lớn B12, là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn giàu dinh dưỡng.
3.2 Bổ sung vitamin B12 thông qua các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe
Nếu bạn được chẩn đoán thiếu vitamin B12 gây mệt mỏi, việc tham khảo các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ là giải pháp hữu hiệu. Dịch vụ ENERGY BOOST cung cấp một giải pháp tức thì để điều trị thiếu vitamin B12 bằng cách bổ sung trực tiếp các nhóm vi chất như Vitamin B-Complex, Vitamin B12 và Vitamin C. ENERGY BOOST được thiết kế đặc biệt để phù hợp với những người vừa mới đối mặt với tình trạng ốm đau, những người có chế độ ăn uống không cân đối, những người đang tuân thủ chế độ ăn kiêng và cả những người có thể trạng yếu.
Trên đây là những thông tin giúp cho bạn đọc hiểu hơn vì sao việc thiếu vitamin B12 gây mệt mỏi và làm việc kém hiệu quả, bên cạnh đó là các bệnh lý mà người thiếu vitamin B12 sẽ dễ gặp phải. Dù vậy, với một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hay sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tiên tiến hiện nay, tình trạng cơ thể thiếu vitamin B12 hoàn toàn có thể được cải thiện một cách nhanh chóng.
Nguồn: health.harvard.edu – healthline.com – medicalnewstoday.com
Bài viết của: Trần Thanh Liêm