Trào ngược axit bị khó thở xảy ra khi axit dạ dày trào ngược trở lại thực quản làm cho đường thở sưng lên gây ra khó thở. Đây là dấu hiệu thường gặp ở những người mắc trào ngược dạ dày. Do đó, việc chủ động tìm hiểu về mối liên hệ giữa trào ngược dạ dày bị khó thở cũng như cách giảm khó thở khi bị trào ngược dạ dày giúp quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn.
1. Vì sao người mắc trào ngược dạ dày bị khó thở?
Nhiều người đặt ra câu hỏi trào ngược dạ dày có bị khó thở không? Trào ngược dạ dày có thể gây ra tình trạng khó thở do dịch vị dạ dày trong thực quản làm cho kích ứng đường hô hấp khiến đường hô hấp sưng lên. Ho hoặc thở khò khè có thể làm tổn thương đường hô hấp nghiêm trọng hơn. Những người mắc bệnh trào ngược dạ dày có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hoặc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp khác.
Khi axit dạ dày đi qua thực quản, nó có thể đi vào phổi và cổ họng. Điều đó gây kích ứng các khu vực đó và dẫn đến các vấn đề về hô hấp, bao gồm viêm phổi và kích ứng đường hô hấp trên.
Bên cạnh đó bệnh hen suyễn và trào ngược dạ dày có ảnh hưởng lẫn nhau. Bệnh hen suyễn làm tăng khả năng trào ngược axit vì nó làm giãn “van” ngăn axit dạ dày trào ngược lên thực quản, được gọi là cơ thắt thực quản dưới. Thuốc điều trị hen suyễn, đặc biệt là theophylline, cũng góp phần gây ra các triệu chứng trào ngược dạ dày. Trào ngược dạ dày cũng có thể gây ra các vấn đề về hô hấp ở bệnh hen suyễn do axit dạ dày gây kích ứng đường hô hấp.
Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2015 ước tính có tới 89% người mắc bệnh hen suyễn cũng gặp phải các triệu chứng trào ngược dạ dày. Nguyên nhân có thể là do axit tương tác với đường thở. Axit trong thực quản sẽ gửi tín hiệu cảnh báo đến não dẫn đến đường thở co lại. Điều này lần lượt gây ra các triệu chứng hen suyễn hay được hiểu là trào ngược dạ dày bị khó thở.
2. Phải làm gì khi bị trào ngược dạ dày khó thở?
Cách giảm khó thở khi bị trào ngược dạ dày bao gồm thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Nếu những lựa chọn điều trị này không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để kiểm soát các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó một số cách giảm khó thở khi bị trào ngược dạ dày bao gồm:
- Thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày: Bạn nên ăn các bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn và tránh các bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ.
- Duy trì cân nặng vừa phải: Đối với những người bị thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh.
- Xác định các tác nhân kích hoạt cơn trào ngược dạ dày: Cố gắng theo dõi các tác nhân kích hoạt cơn trào ngược dạ dày và hạn chế chúng nếu có thể. Ví dụ, nếu các sản phẩm cà chua làm bệnh trào ngược dạ dày thực quản trở nên trầm trọng hơn, hãy cố gắng tránh các thực phẩm và các món ăn có chứa nước sốt cà chua.
- Giảm uống rượu và hút thuốc: Nếu bạn hút thuốc lá thì bỏ thuốc lá có thể cải thiện sức khỏe. Ngoài việc tăng cường sức khỏe tim mạch, huyết áp và giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, bỏ hút thuốc có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản và các triệu chứng liên quan đến trào ngược dạ dày bị khó thở.
- Kê cao đầu khi ngủ vào ban đêm: Giữ đầu hơi cao có thể giúp ngăn ngừa axit dạ dày di chuyển lên thực quản. Bạn có thể kê đầu lên bằng một chiếc gối nệm dưới mặt nệm khi đi ngủ. Đồng thời, cũng tránh nằm ngay sau khi ăn để dạ dày có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn đúng cách và giảm khả năng trào ngược axit.
- Ăn uống có chánh niệm: Tránh ăn uống quá nhiều trong một bữa và lựa chọn những bữa ăn nhỏ, nhẹ hơn trong ngày thay vì những bữa ăn nặng, không thường xuyên. Điều này có tác dụng giúp giảm áp lực cho dạ dày và giảm thiểu nguy cơ trào ngược gây đau bụng.
- Tránh mặc quần áo bó sát: Quần áo bó sát, đặc biệt là quanh eo, gây áp lực lên dạ dày, khiến axit chảy ngược vào thực quản. Mặc quần áo rộng rãi để giảm áp lực này có thể giảm xuất hiện các cơn trào ngược dạ dày gây khó thở khi nằm.
- Tránh căng thẳng: Căng thẳng tàn phá hệ thống tiêu hóa nên bạn cần dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Để giảm thiểu căng thẳng, một số hoạt động có thể tham gia bao gồm tập yoga, tập thở sâu hoặc bất kỳ sở thích nào khác.
- Sử dụng các loại thuốc: Một loại thuốc không kê đơn điều trị trào ngược dạ dày bị khó thở là thuốc kháng axit như Gaviscon. Ngoài ra, các loại thuốc khác cũng thường được sử dụng trong điều trị bệnh như thuốc chẹn thụ thể H2 hay thuốc ức chế bơm proton tác dụng làm giảm quá trình sản xuất axit dạ dày lên tới 12 giờ đồng hồ. Thuốc Baclofen là một loại thuốc tác dụng giúp kiểm soát các dấu hiệu triệu chứng bằng cách làm giảm sự giãn cơ thắt thực quản dưới. Tuy nhiên, baclofen có thể gây ra tác dụng phụ, bao gồm mệt mỏi và lú lẫn.
3. Các điểm cần lưu ý khi bị trào ngược dạ dày bị khó thở
Nếu bạn nhận thấy tình trạng trào ngược dạ dày hoặc tình trạng trào ngược dạ dày bị khó thở ngày càng trầm trọng hơn thì điều cần làm là nên đi khám bác sĩ. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn thấy xuất hiện các triệu chứng mới hoặc khi các triệu chứng hiện tại bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày.
Tóm lại, trào ngược dạ dày gây khó thở khi nằm hoặc thở khò khè và các vấn đề về hô hấp khác. Trào ngược dạ dày cũng ảnh hưởng đến thực quản dẫn đến khó nuốt. Những cách giảm khó thở khi bị trào ngược dạ dày như thay đổi lối sống, tránh các loại thực phẩm, bỏ hút thuốc và ngủ nghiêng về bên trái có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Song song với việc sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì một cách giảm khó thở khi bị trào ngược dạ dày có thể sử dụng thêm là liệu pháp truyền tĩnh mạch dung dịch giảm đau dạ dày. Dung dịch truyền tĩnh mạch bao gồm hỗn hợp chất lỏng, chất điện giải, các loại vitamin và thuốc theo đường tĩnh mạch công dụng nhằm giảm nhanh triệu chứng khó chịu ở dạ dày, giảm buồn nôn, chống mệt mỏi nên giảm tình trạng khó thở khi bị trào ngược dạ dày. Sau khi truyền dịch giảm đau dạ dày, bạn có thể cảm nhận được các triệu chứng bệnh giảm đi nhanh chóng. Ngoài ra, phương pháp này cũng có tác dụng bù nước cho cơ thể, thải độc tố và phục hồi các loại vitamin bị mất do buồn nôn và nôn. Đặc biệt, trước khi thực hiện, bạn sẽ được bác sĩ điều trị thăm khám cẩn thận, đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát để tư vấn liệu trình phù hợp.
Bài viết của: Ngô Thị Thảo Hiền