Ngưng thở khi ngủ gây ra các rối loạn đường hô hấp, đồng thời làm gián đoạn cuộc sống, tăng nguy cơ mắc một số tình trạng y tế. Việc nhận biết sớm những triệu chứng và nguyên nhân ngưng thở khi ngủ sẽ giúp bạn dễ dàng khắc phục được tình trạng này.
1.Chứng ngưng thở khi ngủ là gì? Những đối tượng dễ mắc bệnh
Chứng ngưng thở khi ngủ là gì? Đây là tình trạng khiến cơ thể ngừng thở khi đang ngủ. Từ khoá “ngưng thở” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp với nghĩa là “khó thở”. Điều này thường xảy ra khi đường thở bị tắc nghẽn hoặc do não không kiểm soát được nhịp thở một cách chính xác.
Khi não thiếu oxy thì sẽ xảy ra quá trình kích hoạt phản xạ sinh tồn giúp cơ thể tỉnh táo và có điều kiện tiếp tục thở. Hoạt động này sẽ duy trì sự sống sót của cơ thể, nhưng lại làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ. Đồng thời làm ngăn cản cơ thể có thực hiện giấc ngủ ngon và có thể tác động tới một số cơ quan khác chẳng hạn như gây căng thẳng cho tim. Nếu trường hợp này không được phát hiện kịp thời sẽ gây ra hậu quả tử vong cho người ngủ.
Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ ở mức độ nghiêm trọng, khi đó hơi thở liên tục ngừng lại và bắt đầu. Hội chứng này được chia thành 3 loại chính:
- Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là hội chứng khá phổ biến, thường xảy ra khi cơ cổ họng giãn ra và chặn luồng khí đi vào phổi.
- Ngưng thở khi ngủ trung ương xảy ra trong trường hợp não không gửi tín hiệu thích hợp đến các cơ trong quá trình kiểm soát hơi thở của cơ thể.
- Ngưng thở khi ngủ trung tâm xuất hiện trong điều trị hay còn được gọi là ngưng thở khi ngủ hỗn hợp xảy ra ở những trường hợp mắc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (được chẩn đoán bằng nghiên cứu về giấc ngủ) chuyển thành ngưng thở khi ngủ trung ương.
Chứng ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đến những người lớn tuổi. Tuy nhiên, ngưng thở khi ngủ có thể dễ gặp ở một số trường hợp hoặc một số nhóm người nhất định bao gồm:
- Những đối tượng trước 50 tuổi thường xuất hiện ở nam giới hoặc những đứa trẻ sinh ra có giới tính là nam giới. Tuy nhiên, sau 50 tuổi chứng bệnh này sẽ ảnh hưởng tới phụ nữ, hoặc những đứa trẻ sinh ra được xác định là giới tính nữ.
- Khi tuổi càng tăng lên thì những đối tượng này càng có nhiều khả năng phát triển chứng ngưng thở khi ngủ.
- Những người có gốc từ Tây Ban Nha, Châu Á, hoặc những người da đen dễ dàng mắc chứng bệnh này.
- Những trường hợp sử dụng thuốc giảm đau opioid
- Những người mắc bệnh tim chẳng hạn như rung tâm nhĩ hoặc suy tim sung huyết.
- Đối với một số trường hợp sử dụng CPAP hoặc những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn đều có thể phát triển dẫn tới các biến cố của chứng ngưng thở trung tâm.
- Những người sống ở những nơi có độ cao thì có thể dễ dàng gặp trứng chưng thở khi ngủ trung tâm.
2.Nguyên nhân của chứng ngưng thở khi ngủ
Nguyên nhân ngưng thở khi ngủ chính là sự gián đoạn hô hấp và nó xảy ra khắc nhau giữa các trường hợp ngưng thở khi ngủ.
- Với ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thì những bệnh sẽ xuất hiện các cơ ở phía sau cổ họng giãn trong quá trình ngủ, tiếp đến thu hẹp không gian luồng khí có thể đi qua. Tình trạng ngáy sẽ xảy ra khi đường thở bị thu hẹp lại và tắc nghẽn do không nhận đủ oxy. Khi cơ thể thiếu oxy sẽ dẫn đến sự thức tỉnh một phần hoặc toàn bộ của não bộ nhằm mục đích khôi phục luồng không khí. Những hoạt động gián đoạn của quá trình hô hấp sẽ được lặp đi lặp lại trong suốt quá trình ngủ.
- Nguyên nhân ngưng thở khi ngủ trung ương là do sự phát sinh các vấn đề liên quan đến cách não giao tiếp với các cơ quan chịu trách nhiệm hô hấp trong cơ thể. Với những người bị ngưng thở khi ngủ trung ương một phần của não được gọi là thân não không thực hiện nhận biết đúng mức carbon dioxide trong cơ thể khi đang ngủ, và dẫn tới các đợt thở lặp đi lặp lại chậm và nông hơn so với mức cần thiết.
Chứng ngưng thở khi ngủ càng nghiêm trọng thì hoạt động gián đoạn xảy ra thường xuyên. Chỉ số ngưng thở/giảm thở (AHI) là yếu tố chính quyết định mức độ nghiêm trọng của chứng bệnh này.
- Ngưng thở khi ngủ nhẹ thường có chỉ số AHI trong khoảng từ 5 đến 15 tương đương với việc sẽ có 5 đến 15 lần ngưng thở hoặc giảm thở mỗi giờ. Nếu không kèm thêm triệu chứng khác thì tình trạng này chưa đủ đánh giá nghiêm trọng để điều trị.
- Ngưng thở khi ngủ vừa phải sẽ có chỉ số AHI khoảng từ 15 đến 29 cơ ngưng thở mỗi giờ. Khi đó, trong thời gian ngủ 8 tiếng sẽ diễn ra những lần ngưng thở từ 120 đến 239 lần.
- Ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng ở những trường hợp có chỉ số AHI trên 30 lần trong một giờ. Khi đó người bệnh sẽ gặp tình trạng ngưng thở khoảng 240 lần hoặc nhiều hơn trong suốt 8 giờ ngủ.
Một số rủi ro gây ra tình trạng ngưng thở khi ngủ:
- Cân nặng quá mức. Béo phì làm tăng đáng kể nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Chất béo tích tụ xung quanh đường hô hấp trên có thể cản trở hơi thở của cơ thể.
- Chu vi cổ. Những người có cổ dày hơn có thể có đường thở hẹp hơn.
- Đường thở bị thu hẹp. Thường gặp ở những đối tượng có tình trạng cổ họng hẹp trước đó. Amidan hoặc vòm họng cũng có thể phì đại và chặn đường thở, đặc biệt ở trẻ em.
- Nam giới có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ cao gấp 2 đến 3 lần so với phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh nếu họ thừa cân hoặc nếu họ đã trải qua thời kỳ mãn kinh.
- Tuổi tác: Chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra thường xuyên hơn ở người lớn tuổi.
- Tiền sử mắc bệnh: Có thành viên trong gia đình mắc chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ cho các thành viên khác.
- Sử dụng rượu, thuốc an thần hoặc thuốc an thần: Những chất này làm giãn các cơ ở cổ họng, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
- Hút thuốc: Những người hút thuốc có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn cao gấp ba lần so với những người chưa bao giờ hút thuốc. Hút thuốc có thể làm tăng lượng viêm và giữ nước ở đường hô hấp trên.
- Nghẹt mũi: Nếu gặp khó thở bằng mũi – dù là do vấn đề về giải phẫu hay dị ứng thì có nhiều khả năng mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
- Điều kiện y tế: Suy tim sung huyết, huyết áp cao và đái tháo đường tuýp 2 là một số tình trạng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn nội tiết tố, đột quỵ trước đó và các bệnh phổi mãn tính như hen suyễn cũng có thể làm tăng nguy cơ.
3.Triệu chứng của ngưng thở khi ngủ
Chứng ngưng thở khó ngủ có thể xuất hiện khá nhiều triệu chứng. Dấu hiệu ngưng thở khó ngủ có thể dựa vào các triệu chứng để phát hiện bệnh dễ dàng bao gồm.
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc thậm chí có cảm giác bị kiệt sức khi thức dậy, ngay cả sau một đêm ngủ đủ giấc. Những người mắc chứng bệnh này thường xuyên cảm thấy vô cùng mệt mỏi.
- Ngủ ngày, có thể gây ra các tình huống nghiêm trọng như đang lái xe hoặc làm việc với máy móc thiết bị.
- Ngáy là đặc điểm thường gặp ở những người có chứng ngưng thở khó ngủ. Tuy nhiên, một số trường hợp mắc bệnh vẫn có thể không có hoạt động này.
- Thay đổi tâm trạng. Những người bị lo lắng và trầm cảm thường là triệu chứng phổ biến của chứng ngưng thở khi ngủ.
- Gián đoạn trong chức năng não thường gặp như mất trí nhớ, khó tập trung hoặc các vấn đề khác liên quan đến não bộ.
- Thức dậy nhiều lần vào buổi đêm. Triệu chứng này khá khó nhận thấy vì thường mọi người sẽ không nhớ bản thân thức dậy vào buổi đêm. Hoặc có thể họ cho rằng,việc thức dậy là vì lý do khác chẳng hạn như đi vệ sinh hoặc do ợ chua…
- Kiểu thở bất thường, đây là kiểu thở đặc biệt có thể xảy ra ở những trường hợp ngưng thở khi ngủ trung ương. Dấu hiệu của ngưng thở khi ngủ này là nhịp thở nhanh, sâu hơn và ngay lập tức lại nông hơn cho đến khi ngừng thở hoàn toàn. Sau khi ngừng thở trong vài giây thì người bệnh sẽ bắt đầu lặp lại chu kỳ thở như trên.
- Một số triệu chứng khác như mất ngủ, đổ mồ hôi đêm và cảm thấy bồn chồn vào ban đêm, rối loạn chức năng tình dục, thức dậy với cảm giác khó thở hoặc như bị nghẹn, đau đầu, đặc biệt khi mới thức dậy.
- Ở trẻ em chứng ngưng thở khi ngủ thường gặp các dấu hiệu như tăng động hoặc khó tập trung, ngáy to, đái dầm, thường xuyên cử động tay chân khi ngủ, ngủ ở tư thế bất thường, có thể gặp trào ngược – ợ chua hoặc đổ mồ hôi vào ban đêm.
Tài liệu tham khảo: mayoclinic.org, my.clevelandclinic.org, sleepfoundation.org
Bài viết của: Vũ Thị Quỳnh Chi