Thịt dừa hay cùi dừa có thể chế biến khá nhiều món ăn có hương vị hấp dẫn thơm ngon. Tuy nhiên lượng chất dinh dưỡng trong thịt dừa khá đặc biệt chủ yếu là carbs, chất béo, đường. Năng lượng trong thịt dừa dao động khá lớn ở những loại thịt dừa khác nhau. Vậy ăn cùi dừa có béo không?
1. Thành phần dinh dưỡng của cùi (thịt) dừa
Cùi dừa hay thịt dừa chính là phần thịt trắng nằm bên trong của quả dừa. Phần thịt dừa tiếp xúc trực tiếp với nước dừa nên sẽ có mùi thơm và hương vị đồng điệu với nước dừa. Thành phần dinh dưỡng của thịt dừa cũng khá đặc biệt với hàm lượng chất xơ và chất béo nhiều. Theo thống kê, trong 1 cốc tương đương 80 gam thịt dừa có chứa: 3 gam protein, 10 gam carbs, 27 gam chất béo, 5 gam đường, 7 gam chất xơ. Ngoài ra trong thịt dừa còn chứa một số chất khoáng đặc biệt mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chẳng hạn như: Mangan: 60% giá trị hàng ngày (DV), Selen: 15% DV, Đồng: 44% DV, Phốt pho: 13% DV, Cali: 6% DV, Sắt: 11% DV, Kẽm: 10%
Các thành phần dinh dưỡng cụ thể trong thịt dừa:
- Chất béo. Dừa là một loại trái cây độc đáo vì hàm lượng chất béo cao. Khoảng 89% chất béo trong thịt của nó đã bão hòa. Hầu hết các chất béo này là chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCT), được hấp thụ nguyên vẹn ở ruột non và được cơ thể sử dụng để tạo ra năng lượng
- Mangan: Mangan rất quan trọng vì nó giúp cải thiện chức năng của nhiều enzyme trong cơ thể, hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường và chất béo. Mangan có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa từ các gốc tự do trong cơ thể.
- Đồng: Đồng cũng rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất và có thể giúp giảm tần suất nhiễm trùng, bệnh tim mạch và loãng xương.
- Chất xơ: Hầu hết chất xơ trong cơm dừa đều không hòa tan, đây là loại chất xơ có thể giúp cải thiện một số vấn đề về đường tiêu hóa khác nhau và tăng cường sức khỏe đường ruột tổng thể.
Một số lợi ích khi sử dụng thịt dừa:
- Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa: Hàm lượng chất xơ thịt dừa có thể cung cấp chiếm hơn 20 phần trăm giá trị khuyến nghị hàng ngày. Hầu hết chất xơ không hòa tan nên không được tiêu hóa. Do đó, nó giúp thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa và giúp ruột khỏe mạnh.
- Tăng cường khả năng miễn dịch: Các chất chống oxy hóa và mangan trong dinh dưỡng của cơm dừa có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm viêm nhờ tác dụng kháng vi-rút và kháng nấm của loại quả này.
- Có thể cải thiện sức khỏe tim mạch: Thịt dừa là nguồn cung cấp dầu dừa, có thể giúp tăng mức cholesterol tốt (HDL) và giảm mức cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể bạn. Một nghiên cứu quy mô nhỏ với 91 người tham gia, cho thấy những người được cho dùng dầu dừa hàng ngày thấy lượng cholesterol tốt tăng lên so với những người được cho dùng dầu ô liu hoặc bơ.
2. Phần cùi dừa nhiều calo không? Nó có gây tăng cân không?
Hàm lượng calo trong 100 gam thịt dừa nói chung cung cấp 40 đến 350 calo. Hàm lượng này sẽ khác nhau theo loại thịt dừa như thịt dừa non hoặc thịt dừa già. Để nhận định xem ăn cùi dừa có béo không thì cần xem xét đó là loại cùi dừa nào?:
- Đối với dừa tươi. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu nằm ở phần nước dừa. Hàm lượng carbs trong dừa tươi dễ tiêu hoá bởi vì chúng ở dạng đường và chất điện giải. Hàm lượng carbs trong dừa tươi khoảng 10 gam, 9 gam đường tự nhiên. Vậy ăn cùi dừa tươi có béo không? Với những hợp chất có trong dừa tươi thì nếu ăn ở mức độ vừa đủ sẽ không gây dư thừa năng lượng và gây béo phì cho người sử dụng. Hơn nữa hàm lượng calo trong dừa tươi khá ít, cùng với không chứa nhiều chất béo và cholesterol tự nhiên nên có thể sử dụng loại dừa này trong khẩu phần ăn kiêng. Ngoài ra, trong dừa tươi còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, enzyme hoạt tính giúp cho cơ thể dễ tiêu hoá và tăng cường quá trình trao đổi chất giúp đốt cháy nhiều chất béo trong cơ thể.
- Đối với dừa non. Lượng calo trong dừa non sẽ phụ thuộc vào loại dừa và hàm lượng nước dừa. Vậy ăn thịt dừa có béo không? Theo số liệu thống kê lượng calo trong 100 gam thịt dừa khoảng 40 calo.Tuy nhiên, nếu sử dụng dừa non sấy khô thì lượng calo tăng lên khá cao. Vì vậy ăn nhiều thịt dừa có thể gây tăng cân, nhưng nếu sử dụng với lượng thịt dừa vừa phải sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Đối với dừa già. Hàm lượng calo chiếm nhiều nhất. Trong 100 gam cùi dừa già có khoảng 354 đến 368 calo. Thành phần dinh dưỡng trong cùi dừa già chủ yếu là carbs, đường, chất béo không bão hoà đơn và đa. Ăn cùi dừa già có béo không? Với lượng calo tương đối trong cùi dừa già nếu ăn nhiều cũng sẽ khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng và gây béo phì
So sánh lượng calo của các loại thịt dừa cho thấy có sự dao động khá lớn. Theo nghiên cứu của bộ Nông nghiệp Mỹ 1 chén thịt dừa có thể cung cấp khoảng 24 gam chất béo. Đây là những chất béo khi được cung cấp dư thừa cho cơ thể có thể gây ra tình trạng tích trữ mỡ thừa dưới da và nội tạng. Mỡ thừa này không chỉ khiến cân nặng của bạn tăng nhanh, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Như vậy, với lượng calo và chất béo lớn trong cùi dừa già thì việc ăn nhiều cùi dừa già chắc chắn sẽ khiến bạn bị tăng cân, béo phì. Trong nghiên cứu về sử dụng thịt dừa cho thấy nếu ăn quá nhiều thịt dừa sẽ làm thay đổi các acid béo chuỗi trung bình vừa không có tác dụng giảm cân, vừa gây ra các tác dụng phụ tiêu cực. Hoặc một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, bổ sung dừa tươi vào chế độ ăn giúp giảm lượng đường huyết, đồng thời giảm cân nặng và không bị tăng huyết áp tâm trương. Do đó, nếu đang có ý định ăn cùi dừa giảm cân thì nên hạn chế ăn cùi dừa già, hoặc chuyển sang uống nước dừa, hoặc ăn thịt dừa sẽ có hiệu quả tốt hơn.
3. Cách ăn cùi dừa không sợ béo
Ăn nhiều cùi dừa có béo không? Mỗi ngày một người bình thường sẽ cần khoảng 2000 calo, tức là lượng thịt dừa cung cấp năng lượng cho cơ thể khá thấp. Bên cạnh đó, trong cùi dừa còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt như vitamin tan trong nước và vitamin tan trong dầu, khoáng đa lượng, khoáng vi lượng. Thêm vào đó, chất xơ trong thịt dừa khá cao, nên có thể giúp cơ thể giảm hàm lượng cholesterol trong máu, mang lại lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên lượng chất béo trong cùi dừa cũng có hàm lượng tương đối, nên khi sử dụng các món ăn kết hợp với thịt dừa nên thận trọng có thể gây tích mỡ và tăng cân.
Cách ăn thịt dừa không sợ béo:
- Ăn cùi dừa sống. Hàm lượng calo trong thức ăn này khá nhỏ và ít hơn rất nhiều so với cùi dừa già, mứt dừa, dừa khô… Đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng nên sẽ không lo lắng bị tăng cân khi ăn. Bạn có thể ăn cùi dừa non kết hợp với nước dừa vừa là món ăn hấp dẫn vừa giúp cải thiện sức khỏe.
- Cùi dừa sấy khô có hàm lượng calo cao, vì vậy bạn không nên ăn với số lượng nhiều hoặc ăn vào ban đêm, hay ăn cùng với các món ăn khác như chè, kem,… Những món ăn này sẽ dễ dàng khiến cho cơ thể tăng cân một cách nhanh chóng.
- Một vài món ăn từ cùi dừa trắng có thể sử dụng hàng ngày với lượng vừa đủ như thịt kho cùi dừa non, dừa lá dứa, thạch dừa non…
Mặc dù cùi dừa tốt là vậy nhưng một số đối tượng nên cẩn thận khi sử dụng cùi dừa như:
- Với các mẹ bầu trong 3 tháng đầu, tính hàn của cùi dừa sẽ làm rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng. ảnh hưởng đến thai nhi
- Những người bị bệnh trĩ, huyết áp thấp, nhức đầu do huyết áp thấp, cảm lạnh, thấp khớp
- Người bị đầy bụng, khó tiêu không nên ăn cùi dừa
- Những người bị dị ứng cùi dừa
Ngoài ra, để giảm cân nhanh và hiệu quả, bạn có thể sử dụng liệu pháp giảm cân tiêu hao năng lượng giúp giảm lượng mỡ thừa từ 1- 1,2% trọng lượng cơ thể mỗi tuần. Với cơ chế hoạt động là sự tổ hợp các vi hoạt chất tác động trực tiếp mạnh mẽ vào các tế bào mỡ nhằm giúp chuyển hóa tế bào mỡ thành năng lượng sống ATP, và tăng cường tiêu hao năng lượng cơ bản, giúp giảm kích thước và số lượng mỡ. Công nghệ mới không xâm lấn, không gây đau và có thời gian thực hiện khá nhanh, tỷ lệ tái béo vô cùng thấp.
Nguồn tham khảo: healthline.com, medicalnewstoday.com, .livestrong.com
Bài viết của: Vũ Thị Quỳnh Chi