Sức khỏe suy yếu sau phẫu thuật cần có một thời gian phục hồi. Đối với một số người, điều này có nghĩa là phục hồi thể chất chuyên sâu hoặc chỉ là việc nghỉ ngơi trong vài ngày. Dù nhu cầu phục hồi của bạn là gì, điều quan trọng là phải làm theo lời khuyên của bệnh viện hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe để quay lại cuộc sống bình thường càng sớm càng tốt.
1. Sau phẫu thuật, sức khỏe thường bị ảnh hưởng như thế nào?
Mức độ sức khỏe suy yếu sau phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều thứ, bao gồm cả loại phẫu thuật được thực hiện. Những khó chịu điển hình có thể bao gồm:
- Buồn nôn và nôn do gây mê toàn thân;
- Đau họng (do ống đặt vào khí quản để thở trong khi phẫu thuật);
- Đau nhức, sưng tấy xung quanh vết mổ;
- Sự bồn chồn và mất ngủ;
- Khát;
- Táo bón và đầy hơi (đầy hơi).
Bạn có thể ngạc nhiên khi được hỏi rằng bạn có cảm thấy đau ở đâu sau phẫu thuật. Vị trí phẫu thuật thường không phải là khu vực duy nhất gây khó chịu. Bạn có thể cảm thấy những điều sau đây:
- Đau cơ: Bạn có thể cảm thấy đau cơ ở cổ, vai, lưng hoặc ngực khi nằm trên bàn mổ.
- Đau họng: Cổ họng của bạn có thể ảnh hưởng sau khi phẫu thuật, cụ thể là cảm thấy đau hoặc ngứa ngáy.
- Đau khi vận động: Ngồi dậy, đi lại và ho đều là những hoạt động quan trọng sau phẫu thuật, chúng có thể khiến cơn đau tăng lên tại hoặc xung quanh vết mổ.
Đôi khi, các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật. Đây là những biến chứng phổ biến nhất, bao gồm:
- Sốc: Sốc là hiện tượng tụt huyết áp nghiêm trọng, gây giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể một cách nguy hiểm. Sốc có thể do mất máu, nhiễm trùng, chấn thương não hoặc các vấn đề về trao đổi chất.
- Xuất huyết: Xuất huyết có nghĩa là chảy máu. Ví dụ, mất máu nhanh chóng từ vị trí phẫu thuật có thể dẫn đến sốc gây ảnh hưởng sau khi phẫu thuật.
- Vết thương nhiễm trùng: Khi vi khuẩn xâm nhập vào vị trí phẫu thuật, nhiễm trùng có thể xảy ra. Nhiễm trùng có thể trì hoãn việc chữa lành. Nhiễm trùng vết thương có thể lan đến các cơ quan hoặc mô lân cận hoặc đến các vùng xa qua đường máu.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và tắc mạch phổi (PE). Cùng với nhau, những tình trạng này được gọi là thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch (VTE). Huyết khối tĩnh mạch sâu là cục máu đông trong tĩnh mạch lớn nằm sâu bên trong chân, cánh tay hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Các triệu chứng là đau, sưng và đỏ ở chân, cánh tay hoặc vùng khác. Nếu bạn có những triệu chứng này, hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.
- Thuyên tắc phổi: Cục máu đông có thể tách ra khỏi tĩnh mạch và di chuyển đến phổi gây ảnh hưởng sau khi phẫu thuật. Điều này tạo thành tắc mạch phổi. Trong phổi, cục máu đông có thể cắt đứt dòng máu. Đây là trường hợp cấp cứu y tế và có thể gây tử vong.
- Biến chứng về phổi: Đôi khi, các biến chứng ở phổi phát sinh do thiếu thở sâu và tập ho trong vòng 48 giờ sau phẫu thuật. Chúng cũng có thể là do viêm phổi hoặc do hít phải thức ăn, nước hoặc máu vào đường thở. Các triệu chứng có thể bao gồm thở khò khè, đau ngực, sốt và ho (trong số những triệu chứng khác).
- Bí tiểu: Tình trạng ứ nước tiểu tạm thời hoặc không có khả năng làm trống bàng quang có thể xảy ra sau phẫu thuật. Nguyên nhân do gây mê, bí tiểu thường được điều trị bằng cách đặt ống thông để dẫn lưu bàng quang cho đến khi bệnh nhân kiểm soát được bàng quang. Đôi khi có thể dùng thuốc kích thích bàng quang.
- Phản ứng với thuốc mê. Mặc dù hiếm gặp nhưng dị ứng với thuốc gây mê vẫn xảy ra. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng.
2. Cách chăm sóc để hồi phục nhanh chóng sau phẫu thuật?
2.1. Chăm sóc sức khỏe sau phẫu thuật tại bệnh viện
Chuyên gia chăm sóc sức khỏe hoặc đội ngũ bệnh viện sẽ cho bạn lời khuyên cụ thể về cách tốt nhất để bạn hồi phục, tùy thuộc vào loại phẫu thuật bạn đã thực hiện. Việc phục hồi có thể cần nhiều tháng phục hồi hoặc có thể là một quá trình tương đối đơn giản chỉ cần bạn thay đổi thói quen bình thường trong vài ngày.
Tuy nhiên, ngay cả phẫu thuật đơn giản cũng sẽ cần bạn thực hiện một số hành động như: dùng một đợt thuốc, tìm hiểu những việc cần làm đối với các biến chứng thường gặp như chảy máu hoặc nhiễm trùng tại vết thương hoặc tập một số bài tập tại nhà.
2.2. Xuất viện
Chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ xây dựng một kế hoạch xuất viện bao gồm:
- Ngày xuất viện dự kiến của bạn;
- Sắp xếp cuộc sống của bạn (ví dụ: nếu bạn sống một mình, có ai có thể giúp đỡ hay không, những dịch vụ bạn hiện đang nhận và liệu bạn có cam kết chăm sóc riêng cho mình hay không, chẳng hạn như con cái);
- Các hạn chế có thể có đối với các hoạt động của bạn, chẳng hạn như nâng tạ hoặc lái ô tô;
- Quá trình phục hồi dự kiến của bạn và sẽ mất bao lâu;
- Các dịch vụ bổ sung bạn có thể cần ở nhà như chăm sóc vết thương.
Kế hoạch xuất viện của bạn cũng nên được gửi đến bác sĩ (GP) của bạn. Chia sẻ kế hoạch này với chuyên gia chăm sóc sức khỏe sau phẫu thuật mà bạn gặp trong quá trình phục hồi.
2.3. Hiểu về các loại thuốc của bạn
Khi xuất viện, hãy đảm bảo rằng bạn hiểu rõ mình cần dùng loại thuốc nào, dùng như thế nào và tần suất dùng như thế nào. Nếu bạn chưa rõ hoặc cần thêm thông tin, hãy hỏi y tá hoặc bác sĩ tại bệnh viện để biết thêm thông tin.
Nếu bạn cảm thấy thuốc của mình không có tác dụng hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn, hãy nói chuyện với bác sĩ càng sớm càng tốt. Đừng ngừng điều trị hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật mà không nói chuyện với bác sĩ trước. Bác sĩ có thể thay đổi liều lượng của bạn hoặc có thể kê đơn thuốc thay thế phù hợp với bạn hơn.
2.4. Thăm khám và điều trị sau khi xuất viện
Sau khi nằm viện, bạn có thể cần phải kiểm tra thường xuyên với chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bệnh viện. Điều này sẽ cho phép nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn theo dõi quá trình phục hồi và sức khỏe chung của bạn. Bản chất của việc chăm sóc theo dõi này sẽ phụ thuộc vào loại phẫu thuật bạn đã thực hiện.
Một số dịch vụ hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật nhằm theo dõi của bệnh nhân ngoại trú bao gồm việc quay lại bệnh viện để lấy hẹn gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Các khía cạnh khác của việc chăm sóc theo dõi có thể được xử lý bởi bác sĩ địa phương hoặc y tá đến nhà bạn để băng bó hoặc rửa vết thương.
3. Các dưỡng chất nào cần được ưu tiên bổ sung cho đối tượng này?
Để phẫu thuật đạt kết quả tốt, bệnh nhân cần được nuôi dưỡng tốt từ trước, trong và sau khi phẫu thuật:
- Vai trò dinh dưỡng trước phẫu thuật: tăng dinh dưỡng cho bệnh nhân tối đa, giúp bệnh nhân có đủ sức chịu đựng để thực hiện cuộc phẫu thuật.
- Vai trò dinh dưỡng trong khi chuẩn bị phẫu thuật: Đảm bảo việc cắt giảm cặn bã trong ruột, giảm thiểu lượng vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là đối với các cuộc phẫu thuật đường tiêu hóa.
- Vai trò dinh dưỡng sau phẫu thuật: giúp bệnh nhân phục hồi sức khỏe suy yếu sau phẫu thuật nhanh chóng.
Nguyên tắc chung khi bổ sung dưỡng chất cho người sức khỏe suy yếu sau phẫu thuật đó là:
- Ăn nhiều protein: Điều này là quan trọng nhất, do phẫu thuật thường làm cơ thể mất nhiều protein do chảy máu, sự xuất hiện của vết thương, do viêm hay do bỏng;
- Ăn nhiều năng lượng: Nhu cầu năng lượng của người sức khỏe suy yếu sau phẫu thuật cần tăng thêm từ 10 – 50%, đôi khi phải tăng 100% so với bình thường;
- Ăn nhiều glucid: Ngoài cung cấp năng lượng, glucid còn giúp gan tích trữ glycogen, làm tăng tác dụng bảo vệ gan khỏi những tổn thương do thuốc mê gây ra;
- Duy trì chế độ dinh dưỡng cao trong vòng ít nhất là 1 tháng đối với người bệnh sức khỏe suy yếu sau phẫu thuật kèm theo suy dinh dưỡng nặng, đôi khi phải kéo dài chế độ dinh dưỡng cao đến 6 tháng hoặc hơn trong những trường hợp bệnh nhân phẫu thuật ghép gan,…
Một số lưu ý khác trong chế độ dinh dưỡng cho người có sức khỏe suy yếu sau phẫu thuật:
- Việc nuôi dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch ban đầu là rất cần thiết, cần phải sớm nuôi dưỡng bằng đường tiêu hóa giúp bệnh nhân được nuôi dưỡng theo sinh lý bình thường, an toàn, tiết kiệm hơn và có tác dụng kích hoạt hệ thống tiêu hóa của người sức khỏe suy yếu sau phẫu thuật sớm trở lại hoạt động bình thường.
- Có thể sử dụng chế độ ăn qua ống xông rồi sau đó dần dần cho người bệnh ăn bằng đường miệng trở lại;
- Ăn chia ra làm nhiều bữa trong ngày, không cho ăn quá nhiều, quá no trong một lúc để tránh tiêu chảy.
- Ăn tăng dần lượng protein và calo cho người sức khỏe suy yếu sau phẫu thuật.
Tài liệu tham khảo: Betterhealth.vic.gov.au, My.clevelandclinic.org, Hopkinsmedicine.org
Bài viết của: Đỗ Mai Thảo