Vai trò quan trọng của tuyến giáp trong cơ thể là điều không thể phủ nhận, vì vậy các vấn đề liên quan đến nó có thể gây ra những triệu chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Rối loạn tuyến giáp không phải lúc nào cũng dễ nhận thấy ngay từ đầu, đặc biệt là trong những giai đoạn ban đầu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp những dấu hiệu sớm của hai tình trạng phổ biến là suy giáp và cường giáp.
1. Tìm hiểu suy giáp và cường giáp
Suy giáp và cường giáp có những điểm khác biệt rõ rệt. Cường giáp xảy ra khi tuyến giáp sản xuất hormone quá mức, dẫn đến các triệu chứng như bồn chồn, lo lắng, sụt cân, mất ngủ, run tay, nhịp tim nhanh, bệnh tiêu chảy, và tâm trạng lú lẫng. Điều trị cường giáp tập trung vào quản lý các triệu chứng và điều trị các bệnh lý liên quan. Nếu không được điều trị, cường giáp có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhịp tim không đều, cục máu đông, đột quỵ, và suy tim.
Các nguyên nhân gây ra cường giáp bao gồm bệnh tự miễn dịch như bệnh Graves, các nốt tuyến giáp có thể trở nên độc hại và giải phóng hormone không đúng cách, viêm tuyến giáp có thể bắt đầu với giai đoạn cường giáp và sau đó chuyển sang suy giáp, sử dụng quá nhiều hormon thay thế tuyến giáp, và sự tiếp nhận quá nhiều iốt qua thực phẩm hoặc thuốc bổ sung.
Suy giáp là một tình trạng phổ biến hơn cường giáp, khiến cho tuyến giáp sản xuất hormone ở mức thấp. Vì vai trò quan trọng của hormone tuyến giáp trong quá trình trao đổi chất, suy giáp thường xuất hiện với các dấu hiệu như chuyển hóa chậm, táo bón, tăng cân, trầm cảm và cảm thấy lạnh. Ở nam giới, các triệu chứng bao gồm rụng tóc, giảm ham muốn, mất khối cơ bắp, phát triển tuyến vú, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, mất khả năng sinh sản và teo tinh hoàn.
Ở phụ nữ, suy giáp có thể gây ra chu kỳ kinh nguyệt bất thường, mãn kinh sớm và vấn đề liên quan đến rụng trứng. Đặc biệt, suy giáp khi mang thai có thể gây ra các biến chứng như sinh non và huyết áp cao, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Không điều trị kịp thời, suy giáp có thể dẫn đến các vấn đề như cholesterol cao và thậm chí gây ra biến chứng nguy hiểm như hôn mê phù niêm đe dọa tính mạng.
Nguyên nhân của suy giáp có thể bao gồm các bệnh tự miễn dịch như bệnh Graves, phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, xạ trị, bất thường bẩm sinh, viêm tuyến giáp và sử dụng một số loại thuốc. Để chẩn đoán và điều trị hiệu quả, các bác sĩ thường sử dụng xét nghiệm máu để đánh giá nồng độ các hormone tuyến giáp như TSH, T4, T3 và kháng thể tuyến giáp, cùng với chụp phim nội soi để xác định sự phát triển bất thường của tuyến giáp.
Việc tự kiểm tra tuyến giáp tại nhà có thể không chính xác và cần được xác nhận bởi chuyên gia y tế để có kết quả đáng tin cậy.
2. Điều trị suy giáp và cường giáp
Có những phương pháp điều trị đa dạng cho suy giáp và cường giáp. Đối với suy giáp, các phương pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc thay thế hormone tuyến giáp để điều chỉnh lại mức độ hormone trong cơ thể. Điều này giúp bù đắp cho sự thiếu hụt hormone tuyến giáp.
Đối với cường giáp, các lựa chọn điều trị bao gồm sử dụng thuốc kháng giáp để hạn chế sản xuất hormone tuyến giáp, iốt phóng xạ để tiêu diệt các tế bào tuyến giáp dư thừa, thuốc chẹn beta để kiểm soát các triệu chứng, và phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp nếu cần thiết.
Các triệu chứng của cường giáp và suy giáp có thể gây ra sự đau đớn và khó chịu. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào về bệnh tuyến giáp, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế ngay lập tức. Bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng của bạn và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Nguồn: Driphydration.com
Bài viết của: Đinh Thị Hải Yến