Tăng cường hàm lượng NAD có thể giúp giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Liệu pháp bổ sung NAD là một trong những giải pháp hiện đại giúp tối ưu hóa hoạt động của tế bào, là cách cải thiện huyết áp cao hiệu quả.
Tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch
Bệnh tim mạch là bệnh lý do các rối loạn của tim và mạch máu. Bệnh tim mạch bao gồm:
- Bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim)
- Tai biến mạch máu não (đột quỵ)
- Tăng huyết áp tăng (cao huyết áp)
- Bệnh động mạch ngoại biên
- Bệnh thấp tim, bệnh tim bẩm sinh
- Bệnh cơ tim
- Loạn nhịp tim
- Suy tim
Tăng huyết áp được định nghĩa là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥ 130 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥ 80 mm Hg), hoặc cả hai (1).
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có 17,9 triệu người tử vong vì bệnh lý tim mạch, trong đó, 85% số đó do nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Tại Việt Nam, bệnh tim cướp đi mạng sống của gần 200.000 người mỗi năm cao hơn số người tử vong vì ung thư, đáng lưu ý là bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Nếu như trước đây, các bệnh lý tim mạch như bệnh động mạch não, bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên… thường gặp ở người lớn tuổi, thì ngày nay, có thể xuất hiện sớm ở người trẻ.
Tác động của việc thiếu hụt NAD+ đối với tình trạng tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch
Các nguyên nhân chính của bệnh tim mạch là sử dụng thuốc lá, thiếu hoạt động thể lực, chế độ ăn uống không lành mạnh và sử dụng rượu bia ở mức độ nguy hại. Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt NAD+ là 1 trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng tăng huyết áp và bệnh tim mạch.
NAD+ là từ viết tắt của hợp chất Nicotinamide Adenine Dinucleotide. NAD + là một coenzyme thiết yếu cho sự hô hấp của tế bào. Đây là một trong những phân tử mấu chốt của quá trong quá trình chuyển hóa tế bào. Nếu không có phân tử NAD+, chúng ta sẽ chết trong vòng 30 giây.
Cạn kiệt NAD+ do lối sống thiếu lành mạnh, dẫn tới nguy cơ bệnh tim mạch
Với xã hội hiện đại ngày nay các yếu tố nguy cơ như lối sống ít vận động, ăn uống không hợp lý với chế độ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, ăn mặn, hút thuốc lá, uống rượu bia, stress từ nhiều mặt: công việc, mối quan hệ gia đình… làm cơ thể phải tiêu thụ một lượng lớn NAD+ đồng thời hạn chế sản xuất NAD+.
NAD+ vốn được cơ thể tự sản xuất ra nhưng khi không được sản xuất đủ và việc sử dụng NAD+ quá nhiều cơ thể sẽ cạn kiệt NAD+. Đặc biệt NAD+ có xu hướng suy giảm với sự lão hóa, béo phì và tăng huyết áp – đây là tất cả các yếu tố nguy cơ chính đối với bệnh tim mạch.
NAD+ thiếu hụt gây rối loạn chuyển hóa đường, cholesterol
Thiếu hụt NAD+ khiến cơ thể gặp rối loạn chuyển hóa cholesterol, rối loạn chuyển hóa đường… dẫn đến mỡ máu, hình thành mảng xơ vữa trong thành mạch và hậu quả là tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim và các bệnh lý tim mạch khác.
Các biện pháp can thiệp tăng cường NAD+ đã được chứng minh tăng cường chuyển hóa năng lượng, khả năng tập thể dục, giảm huyết áp, tăng khả năng chống viêm, bảo vệ tim mạch (2)(5).
NAD+ điều chỉnh giấc ngủ, làm chậm lão hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và cao huyết áp
Ngày nay mất ngủ cũng là vấn đề sức khỏe phổ biến. Mất ngủ, đặc trưng bởi thời gian ngủ ngắn hoặc chất lượng giấc ngủ kém, là một vấn đề sức khỏe phổ biến có nguy cơ cao mắc chứng mê sảng, tăng huyết áp và tiểu đường (Johnson và cộng sự, 2021) (7). Các thuốc benzodiazepin và benzodiazepin trong điều trị mất ngủ khi được sử dụng lâu dài cũng có thể góp phần dẫn đến huyết áp cao ở người mất ngủ.
Sirtuin T1 (SIRT1), một loại deacetylase phụ thuộc vào NAD+, đóng vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa, tử vong tế bào, bệnh não và sinh học chuyển hóa (6). 5-hydroxytryptamine (5-HT) là một loại chất truyền dẫn thần kinh cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh giấc ngủ (Cespuglio, 2018). Khi mất ngủ lượng SIRT1 và 5-HT giảm đáng kể. Khi đó NAD+ là chìa khóa giúp bổ sung năng lượng cho SIRT1, cải thiện hoạt động của 5-HT (7).
Hệ miễn dịch suy yếu cũng là căn nguyên ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bổ sung NAD+ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính toàn vẹn của DNA. Chúng cũng đảm bảo chức năng của các gen phòng vệ, gia tăng chức năng hệ miễn dịch.
Hậu quả của tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch
- Biến chứng của tăng huyết áp là các bệnh tim mạch khác: Nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, suy tim… Tai biến mạch não (bao gồm cả xuất huyết não và nhũn não), tách thành động mạch chủ; bệnh não do THA…
- Hậu quả của các bệnh lý tim mạch lại có thể là các biến chứng ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể: Về thận: Đái ra protein; suy thận… Các biến chứng về mắt: Tiến triển theo các giai đoạn, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)…
Nếu không được điều trị đúng và đầy đủ bệnh tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch sẽ có rất nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe, sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Làm gì khi huyết áp tăng cao và phòng tránh nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch?
Người bị bệnh tim nên làm gì và cần làm gì khi huyết áp tăng cao? Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu thay đổi lối sống của bạn để hướng tới một trái tim khỏe mạnh hơn. Dưới đây là một vài bước thực tế mà bạn có thể làm theo để phòng ngừa:
Chế độ ăn uống lành mạnh cho tim
Một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim bao gồm sự kết hợp của các loại thực phẩm khác nhau bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và các loại hạt. Tránh tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn, đóng hộp và thức ăn nhanh, hạn chế muối.
Giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì là cách cải thiện huyết áp cao hiệu quả
Thừa cân béo phì được định nghĩa là chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 25 trở lên. Mặt khác, béo phì là vòng eo lớn hơn 80cm đối với nữ và hơn 90cm đối với nam. Vòng eo lớn dẫn đến nhiều chất béo trong bụng hơn và có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh cao hơn.
Tăng hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất góp phần cải thiện huyết áp, cải thiện mức cholesterol và các lipid máu khác, và kiểm soát cân nặng.
Không sử dụng thuốc lá là cách cải thiện huyết áp cao cần thực hiện ngay
Sử dụng thuốc lá và tiếp xúc với khói thuốc (chủ động và thụ động) có hại cho tim của bạn. Bỏ thuốc lá là món quà sức khỏe lớn nhất mà bạn có thể ban tặng cho trái tim mình và có lợi cho sức khỏe ngay lập tức và lâu dài, bao gồm cả việc sống lâu hơn đến 10 năm. Sau một năm bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim chỉ bằng một nửa so với người hút thuốc. Mười lăm năm sau khi bỏ thuốc, nguy cơ mắc bệnh tim tương đương với người không hút thuốc.
Tránh sử dụng rượu bia
Uống rượu bia có liên quan đến hơn 200 tình trạng bệnh tật và chấn thương, bao gồm cả các bệnh tim mạch, vì vậy tốt hơn hết là bạn nên tránh uống rượu hoàn toàn để bảo vệ trái tim của mình.
Kiểm tra huyết áp và đường huyết thường xuyên
Một cách quan trọng để duy trì một trái tim khỏe mạnh là huyết áp và lượng đường trong máu của bạn phải được kiểm tra thường xuyên. Một số người không biểu hiện triệu chứng ngay cả khi họ đã bị cao huyết áp và điều này có thể làm tổn thương tim của bạn. Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp hoặc tiểu đường, hãy chủ động kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
Để duy trì một cuộc sống khỏe mạnh, bệnh nhân tim mạch cần được chăm sóc và thăm khám định kỳ thường xuyên với bác sĩ chuyên khoa, bên cạnh đó cần chú ý một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến bệnh như: Thường xuyên kiểm tra huyết áp; Uống thuốc đúng giờ, đủ liều theo chỉ dẫn của bác sĩ; Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc gắng sức, dinh dưỡng khoa học; Vận động thể lực theo hướng dẫn của nhân viên y tế (1).
Tăng hàm lượng NAD+ để phòng, hỗ trợ điều trị và giảm nguy cơ biến chứng của tăng huyết áp, các bệnh lý tim mạch.
Ngoài 6 biện pháp trên, truyền giúp tăng hàm lượng NAD có thể hỗ trợ giảm huyết áp là một lựa chọn mới mang lại hiệu quả tối ưu.
Lợi ích của việc truyền tăng hàm lượng NAD+ là gì đối với người tăng huyết áp và các bệnh lý bệnh mạch?
- Bổ sung NAD+ giúp cải thiện chứng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thiếu máu cục bộ, tiểu đường, rối loạn nhịp tim, phì đại hoặc bệnh cơ tim giãn, cũng như các phương thức khác nhau của suy tim do NAD+ là chất xúc tác trung tâm cho quá trình trao đổi chất và cân bằng oxy hóa khử nội môi. NAD+ giúp cho sự cân bằng trong quá trình trao đổi chất, cân bằng nội môi(4)(5).
- NAD+ bổ sung năng lượng cho người bị bệnh huyết áp và tim mạch: Người bị bệnh tăng huyết áp và tim mạch thường xuyên thấy mệt mỏi, đau đầu, ngủ không sâu giấc, dễ lo lắng căng thẳng do tuần hoàn máu não kẽm và chức năng tống máu của tim suy giảm. Do NAD+ giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, cung cấp nhiên liệu cho hoạt động của ty thể, là chìa khóa then chốt giúp duy trì chức năng ty thể khỏe mạnh và cung cấp nguồn năng lượng ổn định cho cả những hoạt động cơ bắp và trí óc. Giúp giảm stress hiệu quả, giảm nguy cơ trầm cảm, hỗ trợ giấc ngủ sâu, có một tinh thần sảng khoái, tràn đầy năng lượng (3).
- Khi bổ sung NAD+ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính toàn vẹn của DNA. Chúng cũng đảm bảo chức năng của các gen phòng vệ. Gia tăng chức năng hệ miễn dịch, ngăn ngừa các bệnh lý cấp tính, bệnh mắc phải và hạn chế sự xuất hiện các biến chứng của các bệnh lý tim mạch.
- Tuổi tác và chế độ ăn nhiều chất béo làm giảm lượng NAD+ trong cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy việc tăng cường NAD+ đã giúp giảm hiện tượng tăng cân do ăn uống và tuổi tác, tăng khả năng vận động từ đó phòng được bệnh tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch . Các nghiên cứu còn cho thấy sự thuyên giảm của bệnh tiểu đường, ổn định đường huyết khi bổ sung NAD+(2).
- NAD+ bảo vệ cơ thể bạn khỏi quá trình lão hóa (3). Người bị tăng huyết áp, các bệnh lý tim mạch thì nhận thức và trí nhớ cũng thuyên giảm. Bổ sung NAD + cũng có thể hỗ trợ trí nhớ và nhận thức. Điều đó có nghĩa là nó có thể giúp bạn giải quyết tình trạng ‘sương mù não’ đáng sợ.
Liệu trình hỗ trợ tăng NAD+ tại Drip Hydration
- Xét nghiệm máu chuyên sâu dinh dưỡng: để đánh giá các chỉ số chức năng cơ thể, các vi chất dinh dưỡng, tầm soát ung thư.
- Truyền thải độc: giúp cân bằng, thanh lọc cơ thể
- Truyền hỗ trợ tăng NAD+: hàm lượng sẽ do bác sĩ tư vấn và chỉ định với từng thể trạng cụ thể.
Với liệu trình truyền NAD+ bạn chỉ cần dành 1 buổi 1 tuần, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ 5 sao cho việc chăm sóc sức khỏe chủ động tại Drip Hydration.
Bạn sẽ không truyền bổ sung được NAD+ trong những trường hợp sau
- Suy tim sung huyết
- Suy thận giai đoạn cuối
- Rối loạn nhịp nguy hiểm, bệnh tim thiếu máu cục bộ có đặt stent
- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu
- Ung thư. Khối u nguy cơ ác tính cao, xơ gan mất bù
- Nhiễm trùng nặng
- Dưới 14 tuổi
Tài liệu tham khảo
1. Million Hearts: Estimated Hypertension Prevalence, Treatment, and Control Among U.S. Adults.
2. https://doi.org/10.3389/fendo.2021.815565
3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7963035/
4. https://doi.org/10.1016/j.mad.2021.111567
5. doi.org/10.3390/nu15132992
6. doi.org/10.1186/s12979-023-00398-w
7. doi.org/10.1016/j.jff.2022.105031
Bài viết của: Biên tập viên Drip Hydration