Kim loại nặng gây ngộ độc khi lượng chúng trong cơ thể vượt quá mức cho phép, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Thậm chí, các vitamin cũng có thể gây hại nếu nồng độ kim loại nặng như chì, thủy ngân và cadmium cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện và hiểu rõ hơn về các loại kim loại nặng này, nguy cơ độc tính mà chúng mang lại, cũng như thời điểm cần thiết để xét nghiệm kim loại nặng và tránh những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
1. Các kim loại nặng ở trong cơ thể
Có nhiều loại kim loại nặng có thể gây hại cho sức khỏe nếu chúng ta tiếp xúc với chúng qua cơ thể. Các loại phổ biến bao gồm asen, cadmium, crom, đồng, niken, chì và thủy ngân, được phân bố rộng rãi trên khắp thế giới. Mặc dù độc tính của chì, đồng và niken ít phổ biến hơn do chúng thường được hấp thụ với lượng nhỏ, nhưng một số bệnh mãn tính có thể gây ra sự tích tụ không cần thiết, ví dụ như sự tích tụ đồng quá nhiều trong huyết tương có thể gây ra những bệnh nguy hiểm cho sức khỏe.
Cadmium, chì và asen là những kim loại nguy hiểm nhất vì khả năng di chuyển của chúng xa hơn trong môi trường. Các nguồn phơi nhiễm bao gồm các khu vực khai thác mỏ, nhà máy lọc dầu, và các cơ sở sản xuất khác như sản xuất hóa chất và dược phẩm, xử lý chất thải và nước thải, và cả các khu vực xử lý kim loại phế liệu.
Ngộ độc thủy ngân từng phổ biến do sử dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm gia dụng như nhiệt kế và thuốc nhuộm.
2. Dấu hiệu ngộ độc kim loại
Các dấu hiệu của ngộ độc kim loại nặng có thể rất khó nhận biết, nhưng có những biểu hiện sức khỏe quan trọng cần chú ý để nhận diện. Người bị phơi nhiễm kim loại nặng mà không được điều trị kịp thời có thể gặp phải những hậu quả nghiêm trọng hơn. Ban đầu, những triệu chứng thường bắt đầu nhẹ như nhức đầu, mờ mắt và mệt mỏi, sau đó có thể nhanh chóng chuyển sang buồn nôn, nôn mửa, cảm lạnh, tiêu chảy, và sự thay đổi nhiệt độ cơ thể.
Các biểu hiện khác có thể gồm suy giảm nhận thức, và tê bì ở các chi như ngón tay, ngón chân, bàn tay và bàn chân. Những hậu quả nghiêm trọng hơn có thể bao gồm thiếu máu, rối loạn nhịp tim, tổn thương đến não, gan và thận, mất trí nhớ vĩnh viễn hoặc lâu dài, ung thư, và nguy cơ sảy thai ở phụ nữ mang thai.
3. Xét nghiệm kim loại nặng
Để kiểm tra ngộ độc kim loại nặng, có nhiều phương pháp xét nghiệm kim loại nặng khác nhau phụ thuộc vào từng loại kim loại. Ví dụ, xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện ngộ độc thủy ngân hoặc chì. Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện được các kim loại phổ biến như asen, chì và thủy ngân. Đối với nhóm kim loại nặng khác, xét nghiệm sinh hóa đa kim loại có thể được áp dụng để kiểm tra cùng lúc.
Các kim loại như coban và đồng có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm tóc đơn giản. Tuy nhiên, để xét nghiệm cadmium, một loại kim loại ít phổ biến nhưng nguy hiểm, xét nghiệm máu cadmium là lựa chọn phù hợp nhất. Để đảm bảo tính chính xác, các xét nghiệm chuyên biệt từ bác sĩ sẽ được khuyến khích hơn nhiều.
Nếu có nghi ngờ về ngộ độc kim loại nặng, quý vị nên tham khảo bác sĩ để được hướng dẫn và yêu cầu các xét nghiệm kim loại nặng chuyên nghiệp, giúp xác định chính xác tình trạng sức khỏe và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
4. Các lựa chọn điều trị ngộ độc kim loại nặng
Để điều trị độc tính kim loại nặng, có nhiều phương pháp khác nhau có thể được áp dụng. Phương pháp phổ biến nhất là liệu pháp thải sắt, đặc biệt là trong trường hợp nhiễm độc chì và thủy ngân. Quá trình này sử dụng thuốc đặc biệt được tiêm vào để kết hợp và loại bỏ các độc tố kim loại nặng khỏi máu.
Bệnh nhân tham gia liệu pháp thải sắt có thể cần điều trị thận để làm sạch và lọc các chất độc khỏi máu. Nếu mức độ nhiễm độc nhẹ, có thể áp dụng các sản phẩm tại nhà hoặc thay đổi chế độ ăn uống để cơ thể tự giải độc một cách tự nhiên, tuy nhiên điều này chỉ nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Một số loại thực phẩm và thuốc lợi tiểu có thể hỗ trợ quá trình thanh lọc kim loại nặng khỏi cơ thể. Tuy nhiên, hầu hết các chất độc nặng vẫn tồn tại trong huyết thanh, vì vậy quá trình thanh lọc tại nhà có thể khó khăn.
Độc tính từ kim loại nặng là một vấn đề ít gặp nhưng lại nguy hiểm đối với sức khỏe. Nếu bạn làm việc trong môi trường chứa nhiều kim loại nặng hoặc tiếp xúc với chúng qua nước thải và nguồn nước không sạch, bạn nên thường xuyên xét nghiệm kim loại nặng. Việc loại bỏ kim loại nặng khỏi cơ thể sớm sẽ giúp tránh được các tác động nghiêm trọng trong tương lai.
Nguồn: Driphydration.com
Bài viết của: Đinh Thị Hải Yến