Trong thập kỷ qua, truyền IV đã trở nên phổ biến, đặc biệt ở những người quan tâm đến sức khỏe. Truyền IV mang lại nhiều lợi ích như tăng cường năng lượng, cải thiện hệ miễn dịch và giảm thiểu tác động của mất nước. Tuy nhiên, giống như bất kỳ phương pháp điều trị nào, truyền IV cũng có thể gây ra tác dụng phụ khi truyền tĩnh mạch. Vì vậy, quan trọng là quá trình điều trị phải được thực hiện bởi y tá hoặc chuyên gia y tế để giảm thiểu rủi ro.
1. Các tác dụng phụ khi truyền tĩnh mạch là gì?
Giống như bất kỳ phương pháp điều trị nào khác, truyền IV tại Mỹ có thể gây ra một số tác dụng phụ. Dưới đây là một số tác dụng phụ khi truyền tĩnh mạch phổ biến:
- Bầm tím chỗ tiêm: Truyền tĩnh mạch không gây đau, nhưng việc dùng kim chọc thủng da để đặt tĩnh mạch có thể khiến bạn bị bầm tím hoặc mẩn đỏ. Một số người cũng có thể cảm thấy đau ở khu vực này.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa: Cảm giác buồn nôn sau khi truyền IV là bình thường. Điều quan trọng là bạn cần thông báo cho bác sĩ để được hỗ trợ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống buồn nôn và khuyên bạn nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- Táo bón hoặc tiêu chảy: Nếu bị tiêu chảy, hãy uống nhiều nước và chất điện giải hơn để tránh mất nước và hạn chế ăn thức ăn cay hoặc bữa ăn lớn. Ngược lại, táo bón có thể được giải quyết bằng thuốc nhuận tràng hoặc thuốc làm mềm phân.
- Các cục máu đông: Cục máu đông có thể hình thành trong quá trình điều trị truyền tĩnh mạch, làm chặn lưu lượng máu trong tĩnh mạch và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Do đó, nếu cảm thấy mệt mỏi sau khi điều trị, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
2. Tác dụng phụ khi truyền tĩnh mạch kéo dài bao lâu?
Mặc dù truyền IV có thể gây ra tác dụng phụ, nhưng chúng thường nhỏ và có thể xử lý được. Nếu bạn gặp tác dụng phụ khi truyền tĩnh mạch kéo dài hơn 2 ngày sau khi điều trị, hãy báo ngay cho bác sĩ. Thông thường, các tác dụng phụ sẽ tự biến mất trong vòng 2 ngày đầu.
3. Tại sao bạn bị tác dụng phụ khi truyền tĩnh mạch?
Có nhiều lý do khiến bệnh nhân gặp tác dụng phụ khi truyền tĩnh mạch. Trước khi chọn phương pháp này, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế hoặc bác sĩ. Bác sĩ sẽ đánh giá lịch sử y tế, tuổi tác và tình trạng hiện tại của bạn để lập kế hoạch điều trị phù hợp. Tham khảo ý kiến bác sĩ giúp giảm thiểu các tác dụng phụ tiềm ẩn sau khi truyền IV.
Nguồn: Driphydration.com
Bài viết của: Đinh Thị Hải Yến