Viêm xoang là bệnh lý cực kỳ phổ biến trong cuộc sống hiện nay, đi kèm với đó là mất ngủ. Nhiều bệnh nhân viêm xoang than phiền chất lượng giấc ngủ của họ suy giảm đáng kể. Vậy thực sự viêm xoang có gây mất ngủ không, nếu có thì theo cơ chế nào và cần can thiệp bằng những biện pháp nào?
1.Tác động của viêm xoang đến khả năng ngủ và chất lượng giấc ngủ
Mất ngủ và viêm xoang là những bệnh lý phổ biến trong cuộc sống hiện nay, và điều này khiến nhiều người đặt ra câu hỏi 2 căn bệnh này có liên quan không và liệu viêm xoang có gây mất ngủ không.
Như chúng ta đã biết, các vấn đề liên quan đến xoang thường sẽ gây ra rất nhiều cảm giảm khó chịu cho người bệnh, trong đó bao gồm những ảnh hưởng làm suy giảm chất lượng giấc ngủ. Những triệu chứng phổ biến như nghẹt mũi hoặc sổ mũi (do bài tiết chất nhầy quá nhiều). Bên cạnh đó tư thế nằm ngửa khi ngủ vô tình làm thư giãn các cơ vùng họng và tạo điều kiện thuận lợi để chất nhầy tích tụ trong khoang mũi, dẫn đến nghẹt mũi, ho, khó thở, ngáy hoặc thậm chí nghiêm trọng hơn là chứng ngưng thở khi ngủ và hệ quả cuối cùng là giấc ngủ bị ảnh hưởng.
Khi tình trạng viêm và kích ứng ở xoang trở nên nghiêm trọng hơn, đi kèm với đó là nhiễm trùng thì bác sĩ sẽ chẩn đoán là bệnh viêm xoang. Người bệnh viêm xoang thường bị sưng nề đường dẫn khí ở mũi, đưa đến cảm giác đau nhức hoặc tăng áp lực quanh mũi, mắt, má hoặc trán. Những triệu chứng của bệnh viêm xoang có thể khiến người bệnh gần như không thể có được một giấc ngủ trọn vẹn.
2. Viêm xoang gây mất ngủ như thế nào?
Người bệnh viêm xoang có bị mất ngủ không? Câu trả lời chắc chắn là có, vậy viêm xoang gây mất ngủ như thế nào? Viêm xoang khiến lớp niêm mạc trong hốc xoang sưng nề lên, từ đó gây tắc nghẽn và khiến chất nhầy không thể thoát ra bên ngoài. Tình trạng này là nguyên nhân chính gây ra đau đầu, đau trán, đau hàm má, thậm chí làm sưng phù mí mắt, và đa phần người bệnh sẽ bị nghẹt mũi và giảm khứu giác. Khi xoang bị nhiễm trùng thì bệnh nhân thậm chí còn có thể bị đau tai, đau cổ và đỉnh đầu.
Ngoài các triệu chứng phổ biến ở trên, viêm xoang còn làm người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn hay thậm chí ngưng thở khi ngủ vào ban đêm. Tình trạng viêm xoang mất ngủ có thể được giải thích theo cơ chế như sau:
- Dịch nhầy ứ đọng trong xoang khiến bệnh nhân nghẹt mũi và khó thở. Các triệu chứng thường sẽ nặng hơn khi nằm, do đó vào ban đêm người bệnh thường khó đi vào giấc ngủ hơn bình thường.
- Dịch nhầy của mũi xoang đa phần được sản xuất vào ban đêm nhiều hơn ban ngày. Kết hợp với tư thế nằm khi ngủ, lượng dịch nhầy này có xu hướng chảy ngược vào cổ họng, gây ngứa, kích thích ho và dẫn đến mất ngủ.
- Dịch xoang tắc nghẽn sẽ khiến người bệnh đau đầu dữ dội, đặc biệt là những trường viêm xoang trán. Cơn đau này đặc biệt nhiều hơn khi người bệnh nằm ngửa hoặc cúi đầu về phía trước, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào kể cả khi đang ngủ và khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
- Triệu chứng nghẹt mũi do viêm xoang khiến người bệnh phải thở bằng miệng khi ngủ. Tình trạng này kéo dài sẽ làm góp phần gây hẹp đường hô hấp và hiện tượng ngáy, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ.
3. Cách nâng cao chất lượng giấc ngủ cho người bị viêm xoang
Thắc mắc viêm xoang có gây mất ngủ không và theo cơ chế nào đã được giải đáp. Vấn đề tiếp theo chúng ta cần quan tâm là cách khắc phục hiện tượng viêm xoang mất ngủ. Bên cạnh điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ, bệnh nhân viêm xoang còn có thể áp dụng các biện pháp sau đây để cải thiện các triệu chứng và chất lượng giấc ngủ:
- Vệ sinh mũi xoang: Bệnh nhân viêm xoang có thể xịt rửa mũi xoang bằng dung dịch nước muối sinh lý hằng ngày để có thể ngủ ngon hơn. Nước muối sinh lý có khả năng sát khuẩn, làm sạch niêm mạc mũi và giảm phù nề, qua đó giúp xoang mũi được thông thoáng hơn và hạn chế được các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể sử dụng các sản phẩm dung dịch xịt mũi chuyên dụng để nâng cao hiệu quả điều trị.
- Kê cao gối khi ngủ: Giải pháp này giúp tăng cường lưu thông dịch nhầy trong xoang mũi, qua đó giúp đường thở thông thoáng hơn và hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ban đêm. Với giường ngủ có thể điều chỉnh độ cao phần đầu, bệnh nhân hãy nâng đầu cao lên khoảng 15-20 độ, còn trường hợp đang dùng gối thì hãy sử dụng gối mềm dày khoảng 8-10cm để nâng cao vai và đầu.
- Xông mũi trước khi đi ngủ: Biện pháp này được xem là một cách hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả cho người bệnh viêm xoang. Xông mũi giúp lớp niêm mạc luôn ẩm ướt, qua đó làm dịu đi tình trạng kích ứng và đồng thời làm loãng chất nhầy và giảm sưng mạch máu, cuối cùng sẽ giúp hạn chế tình trạng viêm xoang mất ngủ.
- Massage xoang chữa viêm xoang mất ngủ: Những bệnh nhân bị viêm xoang mất ngủ và gặp khó khăn với các triệu chứng có thể thử áp dụng các bài massage hỗ trợ điều trị viêm xoang tại nhà. Liệu pháp này vừa giúp thư giãn tinh thần và cải thiện giấc ngủ vừa kích thích tăng cường lưu thông máu đến vùng viêm và giúp các tổn thương nhanh chóng phục hồi. Các bài massage còn làm giảm áp lực bên trong xoang mũi và hỗ trợ dịch nhầy bài tiết ra ngoài dễ dàng hơn, qua đó giúp các triệu chứng nghẹt mũi và đau đầu ở người bệnh viêm xoang.
4. NAD+ trong điều trị mất ngủ là một liệu pháp đầy triển vọng
Người bệnh viêm xoang có bị mất ngủ không? Đáp án chắc chắn là có, vậy ngoài các biện pháp hỗ trợ nêu trên, bệnh nhân còn có thể điều trị mất ngủ bằng cách nào khác?
Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo có thể bổ sung NAD+ để hỗ trợ giấc ngủ. NAD+ là một phân tử quan trọng của mọi tế bào trong cơ thể con người với nhiệm vụ hỗ trợ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
Trong số các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, NAD+ là một trong những yếu tố then chốt. Theo đó, NAD+ liên quan chặt chẽ đến nhịp sinh học của cơ thể, và chu kỳ tự nhiên này đóng vai trò chính trong điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức của con người. Nhịp sinh học ổn định sẽ điều hòa giấc ngủ ổn định, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Gián đoạn nhịp sinh học, chẳng hạn như do làm việc theo ca hoặc lệch múi giờ, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm suy giảm chất lượng giấc ngủ. NAD+ cũng được công nhận vì tác động đáng kể đến chức năng của ty thể, qua đó đóng một vai trò quan trọng trong điều trị mất ngủ.
Bài viết của: Biên tập viên Drip Hydration