Khi bị rối loạn giấc ngủ nặng sẽ tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà có phương pháp điều trị phù hợp. Trong một số trường hợp áp dụng các biện pháp cải thiện tự nhiên không đáp ứng hiệu quả thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc ngủ. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc này người bệnh cần thận trọng tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
1. Rối loạn giấc ngủ nặng là như thế nào?
Rối loạn giấc ngủ nặng sẽ được phân loại dựa vào các nguyên nhân, triệu chứng, hoặc các mức độ tác động tới tâm sinh lý của người bệnh. Thông thường rối loạn giấc ngủ nặng sẽ gây ra các tình trạng như:
- Mất ngủ mãn tính. Đây là tình trạng người bệnh gặp phải khó khăn khi đi vào giấc ngủ hoặc bị thức giấc lúc nửa đêm và không thể ngủ trở lại được.
- Ngưng thở khi ngủ xảy ra khi có sự thay đổi nhịp thở trong giấc ngủ. Tình trạng này có thể khá nguy hiểm với người bệnh. Bởi người bệnh có thể ngưng thở hoàn toàn hoặc ngưng thở nhẹ, thoi thóp trong khoảng 30 giây sau đó lặp đi lặp lại hoạt động này nhiều lần trong quá trình ngủ.
- Hội chứng Willis Ekbom làm rối loạn chuyển động khi ngủ. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác khó chịu, bồn chồn, và phải di chuyển khi đang cố gắng thực hiện giấc ngủ.
- Chứng ngủ rũ là tình trạng người bệnh buồn ngủ cực độ đặc biệt vào ban ngày. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi vô cùng hoặc thiếp đi mà không hay biết.
2. Bị rối loạn giấc ngủ nặng có nên uống thuốc an thần/ thuốc ngủ không?
Thuốc ngủ hoặc thuốc an thần có chức năng chính trong việc giúp cho người bị bệnh mất ngủ có thể đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng.
Với những tác dụng hiện có của thuốc an thần và thuốc ngủ thì thuốc điều trị rối loạn giấc ngủ nặng cũng có thể được sử dụng trong một số trường hợp. Tuy nhiên, thuốc an thần rối loạn giấc ngủ nặng có thể gây ra các tác dụng phụ đối với sức khỏe. Nếu người bệnh lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gặp các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt nhức đầu sau khi ngủ dậy.
Những trường hợp bệnh nhân nặng hơn có thể bị hôn mê sâu, mạch đập nhanh, thở chậm và nông, có tình trạng khò khè khó chịu. Một số trường hợp còn gặp tình trạng tim đập không đều có lúc nhanh, lúc chậm hoặc có thể bị ngắt quãng, huyết áp hạ xuống thấp, co giật, suy giảm trí nhớ, …
Vì vậy, khi bị rối loạn giấc ngủ nặng cần được khám và chỉ định của bác sĩ mới nên dùng thuốc ngủ. Bởi tùy thuộc vào tình trạng cũng như nguyên nhân gây mất ngủ nặng hoặc tần suất mất ngủ, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
3. Hướng dẫn cải thiện rối loạn giấc ngủ nặng
Rối loạn giấc ngủ thường được ưu tiên điều trị và cải thiện bằng các biện pháp tự nhiên như thư giãn tâm lý hoặc vệ sinh giấc ngủ. Khi thực hiện phương pháp điều trị rối loạn giấc ngủ tự nhiên không cần dùng thuốc có thể áp dụng các cách sau:
- Tạo môi trường ngủ tốt nhất có thể. Khi đó phòng ngủ cần đảm bảo thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh và hạn chế ánh sáng. Nếu phòng ngủ quá sáng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ thì lúc này nên sử dụng mặt nạ hoặc các loại rèm để hạn chế bớt lượng ánh sáng chiếu sáng vào phòng ngủ.
- Luôn luôn thực hành suy nghĩ lạc quan và thoải mái khi ngủ. Để thực hiện được điều này hãy lên danh sách những việc cần làm thay vì suy nghĩ lo lắng hoặc suy nghĩ tiêu cực về những việc này.
- Có khá nhiều người có thói quen sử dụng điện thoại và nghe nhạc khi lên giường nằm ngủ. Điều này sẽ cản trở cơ thể đi vào giấc ngủ. Vì vậy nên hạn chế giải quyết công việc trước khi đi ngủ. Thực hiện ngủ đúng giờ sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
- Tránh thời gian ngủ trưa kéo dài. Ngủ ngắn vào buổi trưa sẽ giúp cho cơ thể tỉnh táo và tăng sức khỏe làm việc vào buổi chiều. Tuy nhiên, nếu kéo dài thời gian ngủ trưa sẽ ảnh hưởng đến thời gian ngủ vào buổi tối. Vì vậy buổi trưa chỉ nên ngủ khoảng 30 phút và không nên ngủ trưa sau 3 giờ chiều.
- Thường xuyên luyện tập thể dục sẽ giúp tăng cường trao đổi chất và cải thiện sức khỏe. Từ đó cũng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, không nên tập thể dục vào thời điểm 4 giờ trước khi đi ngủ. Điều này sẽ gây khó khăn cho cơ thể đi vào giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ không đảm bảo.
Có thể thấy rối loạn giấc ngủ nặng thường bao gồm tình trạng mất ngủ mãn tính, chứng ngưng thở khi ngủ, ngủ rủ… Các triệu chứng này đều khá nguy hiểm với người bệnh. Vì vậy người bệnh cần được khám và điều trị sớm để cải thiện giấc ngủ cũng như sức khoẻ tổng thể của bản thân.
Nguồn: healthline.com – webmd.com – ncbi.nlm.nih.gov
Bài viết của: Vũ Thị Quỳnh Chi