Suy thận là một trong những chứng bệnh ảnh hưởng nặng nề đến chức năng lọc của thận. Suy thận có thể ở tình trạng tạm thời hoặc cấp tính hay thậm chí mãn tính, nhìn chung, người bị suy thận dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi và chất lượng cuộc sống kém đi. Cùng tìm hiểu bệnh suy thận có nguy hiểm không và các cách cải thiện sức khỏe qua bài dưới đây.
1.Bệnh suy thận là gì?
Trước đi đến với các hậu quả của suy thận hay trả lời cho thắc mắc suy thận có nguy hiểm không, việc nắm rõ bệnh suy thận là gì cũng thật sự quan trọng. Để dễ hiểu hơn về bệnh suy thận, đây là tình trạng thận của bạn không còn hoạt động đủ tốt để duy các chức năng của nó bao gồm lọc máu, tái hấp thụ nước hay sản sinh hormone. Với chức năng quan trọng nhất là lọc máu bị ảnh hưởng, khả năng trì sự sống của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nếu bạn thắc mắc rằng suy thận có nguy hiểm không thì khi bị suy thận, bạn sẽ mất 85-90% chức năng thận. Những người mắc suy thận rơi vào giai đoạn 5 của bệnh thận mãn tính (CKD), còn gọi là bệnh thận giai đoạn cuối (ESKD). Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ phụ thuộc vào việc chạy thận để duy trì sự sống.
Suy thận là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh thận và có thể gây tử vong nếu không được điều trị. Khi bị suy thận và không có biện pháp điều trị nào, người bệnh chỉ sống được vài tuần được vài ngày.
2.Suy thận có nguy hiểm không? Các hậu quả khi bị suy thận là gì?
Bệnh suy thận có nguy hiểm không, câu trả lời chắc chắn là có, bởi vì thận đảm nhiệm một trong các chức năng quan trọng nhất của cơ thể để duy trì sự sống, đó là lọc máu và thải chất độc ra ngoài qua đường tiểu tiện.
Khi thận không hoạt động đúng cách, các chất thải sẽ tích tụ trong cơ thể. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ cảm thấy ốm yếu và có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Tuy nhiên, nhiều người có thể kiểm soát bệnh suy thận bằng các biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số hậu quả nghiêm trọng khi bị suy thận.
2.1.Suy thận và nguy cơ bệnh gout
Một trong các hậu quả của suy thận đó chính là làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout. Bệnh gút là một dạng viêm khớp gây sưng và đau ở các khớp, thường gặp nhất ở ngón chân. Nguyên nhân gây ra bệnh gút là do quá nhiều axit uric trong máu, thường xảy ra khi thận không lọc máu hiệu quả. Ngược lại, bệnh gút cũng có thể gây ra các vấn đề về thận.
2.2.Suy thận dẫn đến nguy cơ thiếu máu
Các hậu quả của bệnh suy thận có nguy hiểm không, một trong những nguy cơ mà suy thận gây ra nghiêm trọng đối với sức khỏe đó là thiếu máu. Bất cứ ai cũng có thể bị thiếu máu, nhưng bệnh này đặc biệt phổ biến ở những người mắc bệnh thận mãn tính (CKD).
Những người bị CKD có thể bắt đầu bị thiếu máu ngay từ giai đoạn đầu, nhưng tình trạng này thường gặp nhất ở giai đoạn 3-5. Thiếu máu thường trở nên trầm trọng hơn khi CKD tiến triển. Khi thận không hoạt động bình thường, nguy cơ bị thiếu máu sẽ tăng lên. Đây cũng chính là nguyên nhân người bị suy thận sức khỏe yếu và hay mệt mỏi.
2.3.Suy thận làm phospho máu tăng cao
Phospho là một trong số các vi chất tham gia nhiều hoạt động chuyển hóa của cơ thể, trong đó có chức năng duy trì sức khỏe của xương. Tuy nhiên, quá nhiều photpho có thể gây hại cho sức khỏe.
Tăng phốt phát máu có thể gây ra tình trạng vôi hóa và xơ hóa mạch máu. Điều này làm cho thành mạch máu trở nên dày và giòn, dẫn đến rối loạn chức năng mạch máu. Ngoài ra, tăng phốt phát máu còn có thể gây xơ hóa cơ tim, suy tim, loạn nhịp tim, dày thất trái, nhồi máu cơ tim và đột quỵ, tất cả đều làm tăng nguy cơ tử vong.
2.4.Suy thận và nguy cơ bệnh tim
Suy thận có nguy hiểm không, một trong các hậu quả của suy thận chính là làm gia tăng nguy cơ bệnh tim của người bệnh. Khi bạn mắc bệnh thận, tim phải làm việc vất vả hơn để bơm máu đến thận, điều này có thể dẫn đến bệnh tim. Bệnh tim là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở những người đang chạy thận nhân tạo.
2.5.Nhiễm toan chuyển hóa
Một trong các hậu quả của suy thận đó là nhiễm toan chuyển hóa. Nhiễm toan chuyển hóa xảy ra khi axit tích tụ trong cơ thể quá mức và thận mất vai trò cân bằng hàm lượng này. Tình trạng nhiễm toan chuyển hóa thường gặp ở những người mắc bệnh thận do thận của họ không lọc máu hiệu quả. Ngoài ra, nó cũng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường hoặc suy thận.
3.Người bệnh suy thận nên làm gì để cải thiện sức khỏe?
Việc hiểu rõ bệnh suy thận có nguy hiểm không cũng giúp cho bạn biết cách chăm sóc sức khỏe một cách phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý để cải thiện sức khỏe cho người bị suy thận.
- Theo dõi chức năng thận định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường nếu bạn mắc bệnh tiểu đường.
- Giữ huyết áp ở mức ổn định.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện
- Hạn chế thực phẩm giàu protein và natri.
- Đến khám đúng lịch với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn.
Bên cạnh đó, người bị suy thận thường có sức khỏe yếu, ăn uống kém, do đó việc nạp dinh dưỡng và các khoáng chất qua đường tĩnh mạch là một trong những biện pháp tiên tiến hiện nay nhằm gia tăng sức khỏe và sức đề kháng cho người bệnh.
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ “bệnh suy thận có nguy hiểm không” và những hậu quả của suy thận với sức khỏe con người. Bên cạnh việc thăm khám và xét nghiệm định kỳ để có phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh có thể tham khảo một số liệu pháp qua đường tĩnh mạch nhằm nâng cao sức khỏe tổng quát và sức đề kháng của bản thân.
Bài viết của: Trần Thanh Liêm