Thải độc phổi là quá trình làm sạch và loại bỏ các chất độc hại, bụi bẩn và các tạp chất ra khỏi phổi. Nhờ đó, giúp cải thiện chức năng hô hấp và sức khỏe tổng thể của hệ thống hô hấp. Vậy thải độc phổi là gì, thải độc phổi bằng cách nào và ai nên thải độc phổi để có sức khỏe tốt?
1. Thải độc phổi là gì?
Phổi là một trong những cơ quan lớn nhất và làm việc chăm chỉ nhất trong cơ thể với trung bình 17.000 nhịp nhở mỗi ngày. Phổi sẽ đảm nhận vai trò vận chuyển không khí giàu oxy đưa đến các tế bào của cơ thể để duy trì sự sống.
Vì vậy, duy trì chức năng phổi khỏe mạnh là điều cần thiết để cải thiện sức khỏe tổng thể của chúng ta. Tuy nhiên, phổi là cơ quan phải thường xuyên tiếp xúc với các chất ô nhiễm có hại trong môi trường như bụi bẩn, khói thuốc lá và vi khuẩn. Do đó, thải độc phổi là một việc cần thiết để duy trì chức năng phổi khỏe mạnh, đồng thời cải thiện sức khỏe tổng thể.
Vậy thải độc phổi là gì? Thải độc phổi là một tập hợp các hành vi và thói quen giúp làm sạch và loại bỏ các chất độc hại, bụi bẩn và các tạp chất khác ra khỏi phối. Nhờ đó, giúp cải thiện chức năng hô hấp và sức khỏe tổng thể của hệ thống hô hấp.
Ngay cả khi bạn có tiền sử nhiễm trùng phổi, hút thuốc lá hoặc bị ảnh hưởng với các tác nhân gây ô nhiễm trong môi trường thì vẫn có thể cải thiện chức năng phổi của mình. Nguyên nhân là do phổi là cơ quan có khả năng tự làm sạch và sẽ tự chữa lành khi không còn tiếp xúc với chất ô nhiễm nữa.
2. Ai nên thải độc phổi để đảm bảo sức khỏe?
Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chức năng của phổi. Một số người có nguy cơ nhiễm độc phổi cao cần thải độc phổi để đảm bảo sức khỏe, bao gồm
2.1 Người sống là làm việc trong môi trường ô nhiễm
Môi trường sống của chúng ta sẽ tác động đáng kể đến sức khỏe phổi. Khi bạn thường xuyên tiếp xúc với ô nhiễm không khí dạng hạt nhỏ sẽ gây kích ứng đường thở và phổi, góp phần gây tổn thương phổi và làm các bệnh về đường hô hấp trở nên trầm trọng hơn.
Một số yếu tố góp phần làm suy giảm chất lượng không khí, bao gồm:
- Đốt gỗ, chẳng hạn như cháy rừng, lò sưởi hoặc bếp củi.
- Khí thải xe cộ.
- Khí thải công nghiệp.
- Bào tử nấm mốc.
- Thiết bị đốt nhiên liệu.
- Chất gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, lông thú cưng và mạt bụi.
- Hóa chất từ sản phẩm tẩy rửa gia dụng.
Vì vậy, nếu bạn đang sống và làm việc trong môi trường có chất lượng không khí không tốt như trên thì cần thải độc phổi để đảm bảo chức năng phổi.
2.2 Người hút thuốc lá
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương phổi. Hút thuốc lá và thuốc lá điện tử sẽ gây kích ứng đường thở và mô phổi, dẫn đến viêm mãn tính và xơ hóa phổi. Thói quen này nếu kéo dài có thể làm giảm chức năng phổi và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về phổi.
2.3 Người có tiền sử gia đình mắc bệnh về phổi
Một số đột biến gen được di truyền trong gia đình có thể ảnh hưởng đến chức năng phổi và làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh về phổi như ung thư phổi. Do đó, nếu bạn có người thân mắc các bệnh về phổi thì nên thải độc phổi thường xuyên để nâng cao chức năng phổi.
2.4 Người lớn tuổi
Chức năng phổi cũng suy giảm tự nhiên theo tuổi tác đồng thời, tuổi tác cũng khiến chức năng hệ thống miễn dịch suy giảm, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.
Những yếu tố này kết hợp lại có thể làm giảm chức năng phổi khi bạn già đi. Lúc này, thải độc phổi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng hoạt động của phổi.
2.5 Người có triệu chứng của tổn thương phổi
Việc tiếp xúc trong thời gian dài hoặc lặp đi lặp lại với các chất kích thích phổi có hại có thể làm tổn thương phổi theo thời gian và làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi. Nếu bạn có các triệu chứng về tổn thương phổi như sau thì cần thải độc phổi, đồng thời tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị, bao gồm:
- Ho mãn tính kéo dài.
- Khó thở, đặc biệt là khi hoạt động thể chất.
- Ho ra chất nhầy hoặc máu.
- Thở khò khè.
- Khó chịu hoặc tức ngực.
2.6 Người bị bệnh hô hấp mãn tính
Những người bị hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, COPD hoặc các bệnh hô hấp khác nên thực hiện các biện pháp thải độc phổi để cải thiện chức năng hô hấp.
3. Cách thải độc phổi tốt nhất là gì?
Nhiều người thắc mắc nên thải độc phổi bằng cách nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Một số cách thải độc phổi tốt nhất bạn có thể áp dụng để tăng cường chức năng phổi, bao gồm:
3.1 Hạn chế tiếp xúc với chất gây ô nhiễm
Một trong những cách thải độc phổi hiệu quả là giữ không khí trong nhà sạch sẽ khỏi các chất gây ô nhiễm như bụi, nấm mốc và hóa chất bằng cách:
- Sử dụng máy lọc không khí trong nhà.
- Thay bộ lọc điều hòa và sưởi ấm thường xuyên.
- Sử dụng các sản phẩm làm sạch tự nhiên như giấm để thay cho các sản phẩm có chứa hóa chất.
Bên cạnh đó, để hạn chế tiếp xúc với các chất ô nhiễm ngoài trời, bạn nên kiểm tra chỉ số chất lượng không khí nơi bạn sống và tránh hoạt động ngoài trời khi không khí ô nhiễm. Nếu công việc phải tiếp xúc với hóa chất, bụi hoặc các chất gây kích ứng thì nên đeo thiết bị bảo hộ để bảo vệ hệ thống hô hấp.
3.2 Tránh hút thuốc
Bỏ hút thuốc lá và tránh tiếp xúc với khói thuốc là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe phổi. Hút thuốc sẽ làm tê liệt và phá hủy lông mao, gây kích ứng đường thở và gây viêm, làm tổn thương phổi theo thời gian.
3.3 Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục thường xuyên, đặc biệt là các hoạt động aerobic như đi bộ nhanh, chạy bộ và bơi lội có thể cải thiện chức năng phổi bằng cách giúp cơ thể hấp thụ và vận chuyển oxy hiệu quả hơn đến các mô của cơ thể.
Các bài tập tăng cường cơ bắp như cử tạ có thể làm săn chắc các cơ hô hấp như cơ hoành, giúp phổi dễ dàng đưa oxy vào và thở carbon dioxide ra hơn.
3.4 Luyện tập các bài tập thở
Các bài tập thở là một cách hiệu quả để cải thiện chức năng phổi và sức khỏe hệ hô hấp. Kết hợp các bài tập thở vào thói quen hàng ngày có thể giúp tăng cường cơ hoành để tăng lượng oxy bạn hít vào và cho phép phổi đẩy không khí cũ tích tụ do chức năng phổi suy giảm.
Một số bài tập thở giúp phổi hoạt động tốt hơn, bao gồm:
- Thở bằng cơ hoành.
- Thở bằng cách mím môi.
- Hít thở chậm và sâu.
- Thở thư giãn.
3.5 Uống đủ nước
Uống đủ nước sẽ góp phần làm loãng chất nhầy trong đường thở, giúp bạn dễ dàng loại bỏ các mảnh vụn và chất nhầy bị mắc kẹt. Khi cơ thể bị mất nước chất nhầy sẽ trở nên đặc và dính hơn, làm chậm nhịp thở từ đó tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp.
3.6 Thực hành kiểm soát ho
Ho sẽ giúp làm sạch chất nhầy tích tụ và các mảnh vụn bị mắc kẹt khỏi đường thở của bạn. Ho có kiểm soát là một cách hiệu quả giúp đẩy chất nhầy tích tụ dư thừa ra khỏi đường thở và giúp bạn thở dễ dàng hơn.
Các bước để thực hiện ho có kiểm soát, bao gồm:
- Ngồi trên ghế với đôi chân đặt trên sàn.
- Hít vào từ từ, sâu qua mũi và giữ trong hai giây.
- Nghiêng người về phía trước trên ghế.
- Ho hai tiếng ho ngắn.
- Thư giãn và lặp lại các bước trên khi cần thiết.
3.7 Uống trà thảo mộc
Uống trà thảo dược có chứa các loại thảo mộc chống viêm như gừng hoặc nghệ sẽ giúp giảm tình trạng viêm và kích ứng đường thở. Một số loại thảo mộc như cây hoa mõ có đặc tính long đờm sẽ giúp tống chất nhầy ra khỏi đường thở và đặc tính chống ho sẽ giúp làm dịu cơn ho dai dẳng.
Bài viết đã cho chúng ta biết được thải độc phổi là gì và thải độc phổi bằng cách nào để an toàn và hiệu quả. Chức năng phổi sẽ suy yếu khi liên tục phải tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn và ô nhiễm không khí. Thải độc phổi là quá trình làm sạch và loại bỏ các chất độc hại ra khỏi phổi nhằm tăng cường chức năng của phổi.
Nguồn: health.com – verywellhealth.com
Bài viết của: Chu Yến Nhi