Sốc phản vệ là khi hệ miễn dịch của cơ thể tiết ra một số chất hoá học làm cho cơ thể bị sốc. Tình trạng này có thể xảy ra sau vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và có thể gây ra nguy hiểm ở mọi lứa tuổi.
Sốc phản vệ là gì?
Sốc phản vệ là tình trạng hệ miễn dịch giải phóng một chất hoá học khiến cơ thể bị sốc. Đây chính là kiểu dị ứng cấp tính rất mạnh, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Sốc phản vệ làm cho phế quản trở nên nhạy cảm, cơ thể đột ngột giãn mạch và thành mạch tăng tính năng thẩm thấu quá mức.
Triệu chứng sốc phản vệ
Dấu hiệu nhận biết sốc phản vệ như như lo lắng, bồn chồn, tim đập nhanh, khó thở,…
Trên thực tế sốc phản vệ cũng chia làm nhiều cấp độ:
- Cấp độ nhẹ: người bệnh chỉ bị đau đầu, chóng mặt, mẩn ngứa, sưng phù, buồn nôn,…
- Cấp độ trung bình: có triệu chứng nặng hơn như nổi mề đay, da nhợt nhạt, co giật, thậm chí hôn mê.
- Cấp độ nặng: bệnh nhân rơi vào tình trạng mất ý thức, co giật, nguy hiểm hơn là tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Nguyên nhân sốc phản vệ
Nguyên nhân chủ yếu gây ra sốc phản vệ là do hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại các chất lạ, như vi khuẩn, virus. Tuy nhiên, đôi lúc hệ thống miễn dịch lại nảy sinh ra chất hoá học quá mức cần thiết với những chất vô hại như thức ăn, chính điều đó dẫn đến hiện tượng dị ứng.
Ở thực phẩm có một số loại dễ gây ra sốc phản vệ đối với trẻ em như đậu phộng, tôm, hải sản, đậu nành, mè, hạt óc chó,…
Đối với người lớn, ngoài một số nguyên nhân giống trẻ em, còn có những nguyên nhân khác như là:
- Thuốc kháng sinh, aspirin, thuốc giảm đau chống viêm, không kê toa, thuốc giãn cơ,…
- Mủ cao su
- Nọc độc do bị côn trùng như ong (ong bắp cày), kiến đốt.
- Một số người bị sốc phản vệ do vận động với cường độ nhiều và mạnh.
Ngoài ra, tuỳ cơ địa mà người bị sốc phản vệ không rõ nguyên nhân vì lại bị dị ứng, lúc này điều quan trọng là thực hiện các xét nghiệm dị ứng. Nhưng nếu không tìm được nguyên nhân cốt lõi thì được xem là sốc phản vệ vô căn.
Sốc phản vệ gây ra một số biến chứng nguy hiểm
Sốc phản vệ nặng dẫn đến tình trạng tắc đường thở, khiến cơ thể không thở được khiến tim ngừng đập do giảm huyết áp khiến tim không nhận được oxy.
Một số biến chứng nguy hiểm của sốc phản vệ cần được biết là:
- Sốc tim
- Tổn thương não
- Suy thận
- Loạn nhịp tim
- Tử vong
Ngoài ra còn có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, khiến người bệnh đối diện nguy cơ thiếu oxy, nhanh chóng gây ra những tổn thương không thể phục hồi cho phổi. Do đó việc phòng và trị sốc phản vệ đóng vai trò quan trọng.
Các cách phòng tránh sốc phản vệ
Sốc phản vệ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng chuyển sang trạng thái nguy hiểm cho cơ thể nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, cần lưu ý một số cách để phòng ngừa sốc phản vệ.
- Khi ăn đồ ăn lạ, cần nếm trước một ít để xem phản ứng của cơ thể.
- Luôn mang theo bên người thuốc trị dị ứng.
- Nếu có tiền sử dị ứng, bạn hãy trao đổi với bác sĩ khi được đơn thuốc.
- Khi có biểu hiện bồn chồn, chóng mặt, khó thở, hốt hoảng, cần báo ngay với bác sĩ.
- Giữ quần áo sạch sẽ và tránh xa các loại côn trùng có nọc độc. Nếu do tính chất công việc nên trang bị cho mình những phương tiện bảo hộ cần thiết (mũ, áo quần dài, ủng, găng tay,…).
- Tăng cường sức khoẻ tổng thể bằng cách tập thể dục, thể thao, ăn uống lành mạnh.
Hy vọng với những thông tin trên đây, có thể giúp quý khách hiểu hơn về tình trạng sốc phản vệ cũng như cách phòng tránh. Drip Hydration mong muốn mang đến những thông tin bổ ích về y khoa, giúp quý khách bảo vệ sức khỏe.
Bài viết của: Đỗ Trung