Trầm cảm có thể gây ra tình trạng rối loạn ăn uống bao gồm: Ăn uống vô độ hay trầm cảm ăn nhiều, mất kiểm soát hoặc chán ăn bỏ bữa. Những trạng thái này đều gây ra những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe người bệnh, vì vậy cần có những biện pháp phù hợp giúp cải thiện cảm xúc, đồng thời thay đổi thói quen ăn uống nhằm cải thiện tình trạng này được tốt hơn.
Mối quan hệ giữa tâm trạng với nhu cầu ăn uống
Trầm cảm là một trong những vấn đề liên quan đến rối loạn tâm thần và có tính phổ biến toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế thế giới, cứ 20 người bình thường sẽ có một người rơi vào trạng thái trầm cảm. Tình trạng này gặp ở phụ nữ nhiều hơn so với nam giới. Tình trạng này do nhiều yếu tố tác động và kéo dài dẫn tới tâm thần kinh ảnh hưởng.
Trầm cảm có thực sự gây ra rối loạn ăn uống hay không, câu trả lời vẫn còn đang được nhận định và chưa rõ ràng. Mặc dù không có nguyên nhân gây ra chứng rối loạn ăn uống nhưng các triệu chứng cũng như hành vi của trầm cảm có thể góp phần làm phát triển vấn đề rối loạn ăn uống của người bệnh.
Trầm cảm nặng thường được chẩn đoán cùng với tình trạng rối loạn ăn uống – có thể ăn vô độ hoặc chán ăn. Những người bị trầm cảm kèm theo rối loạn ăn uống có một số triệu chứng như cảm giác tự đánh giá thấp bản thân, … chính những điều này sẽ khiến cho sự phát triển của các rối loạn kèm theo trầm cảm có điều kiện phát triển.
Những người mắc bệnh trầm cảm có thể bị thay đổi khẩu vị do các triệu chứng trầm cảm gây nên khiến cho cơ thể bị rối loạn khi tiếp xúc với các loại thực phẩm. Mặc dù trầm cảm và rối loạn ăn uống xảy ra đồng thời, những mối quan hệ giữa chúng lại luôn được chẩn đoán riêng lẻ và khác nhau, từ đó dẫn đến việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn.
Mối quan hệ giữa trầm cảm chán ăn
Chán ăn và trầm cảm có mối quan hệ với nhau và điều này đã được nhận định từ các kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 42% người bệnh bị đồng thời cả trầm cảm và chứng biếng ăn. Mối quan hệ trầm cảm biếng ăn được các nhà nghiên cứu nhận định nguyên nhân do đánh giá lòng tự trọng của bản thân người bệnh thấp và luôn cảm thấy không hài lòng về cơ thể. Những cảm giác này sẽ dẫn đến việc phát triển của trầm cảm hoặc chán ăn.
Câu hỏi đặt ra vậy trầm cảm diễn ra trước hay chán ăn diễn ra trước? Mặc dù điều này cho đến nay vẫn chưa có xác định rõ ràng nhưng ở mỗi cá nhân thì mối liên quan trầm cảm biếng ăn sẽ có thể khác nhau. Ở một số trường hợp có thể phải vật lộn với bệnh trầm cảm trước, nhưng ở những người khác thì có thể gặp tình trạng rối loạn ăn uống do chế độ ăn không điều độ hoặc có những hành vi rối loạn ăn uống.
Triệu chứng nào tới trước hoặc trầm cảm hoặc chán ăn thì đây đều là những rối loạn nghiêm trọng với cơ thể. Mà khi cả hai hợp lại đồng thời xảy ra thì sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Mối quan hệ trầm cảm ăn nhiều
Theo thống kê cho thấy, có tới trên 70% những người có tình trạng cuồng ăn bị trầm cảm. Chứng cuồng ăn và trầm cảm cũng có những triệu chứng tương tự về cảm xúc và nhận thức như đánh giá thấp bản thân, cảm giác mất kiểm soát, tức giận, … Những rối loạn này sẽ làm suy giảm chức năng cơ thể. Ngoài ra, cơ thể còn gặp phải tình trạng khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc.
Cuồng ăn với trầm cảm không phân biệt cái nào xảy ra trước cái nào. Mà chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và người bệnh sẽ cảm thấy bất lực khi họ bị mắc kẹt vào chu kỳ ăn uống vô độ cùng với các hành vi rối loạn cảm xúc.
Hậu quả nếu bị chán ăn hoặc ăn vô độ do trầm cảm?
Rối loạn ăn uống bao gồm cả trầm cảm bỏ ăn hoặc trầm cảm cuồng ăn đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
Trầm cảm không ăn được
Những người trầm cảm không ăn hoặc trầm cảm bỏ ăn được thường gặp nỗi lo lắng về cân nặng, cơ thể. Tuy nhiên, nó cũng sẽ để lại khá nhiều hậu quả nghiêm trọng. Mức độ nghiêm trọng nhất có thể làm người bệnh bị tử vong. Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột ngay cả khi người bệnh không bị thiếu cân ở mức độ nghiêm trọng. Nguyên nhân là do khi đó nhịp tim hoạt động bất thường hoặc cơ thể bị mất cân bằng điện giải như các khoáng chất natri, kali, hoặc canxi giúp duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể người.
Trầm cảm không ăn được có thể gây ra các hậu quả như thiếu máu, gặp các vấn đề về tim như hở van hai lá, rối loạn nhịp tim hoặc suy tim, loãng xương hoặc tăng nguy cơ loãng xương, mất cơ nghiêm trọng. Ở nữ giới có thể xảy ra hiện tượng mất kinh, còn ở nam giới thì giảm hormone testosterone…
Những người bị trầm cảm biếng ăn thường gặp các vấn đề về thận, do tình trạng suy dinh dưỡng nghiêm trọng, khiến cho các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương. Ngoài tổn thương thận thì người bệnh có thể bị bị tổn thương cả não, tim. Những tổn thương này khó phục hồi hoàn toàn, ngay cả khi tình trạng bệnh lý được kiểm soát.
Trầm cảm ăn nhiều
Tình trạng này cũng gây ra khá nhiều hậu quả đối với sức khỏe như:
- Tăng cân và mắc béo phì: Khi thường xuyên ăn uống với lượng thức ăn nhiều diễn ra trong thời gian nhất định, sẽ tăng nguy cơ tăng cân mất kiểm soát và dẫn tới béo phì. Trong số những bệnh nhân trầm cảm ăn uống vô độ có tới ⅔ người bệnh gặp phải tình trạng béo phì. Bệnh lý này tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch khiến cho người bệnh nhạy cảm hơn với các yếu tố gây bệnh. Vì vậy, những đối tượng này thường rất dễ mắc bệnh nhiễm trùng và tình trạng bệnh kéo dài, lâu khỏi.
Hơn nữa, khi trọng lượng cơ thể tăng lên đáng kể sẽ ảnh hưởng đến hệ xương khớp cũng như khung nâng đỡ cơ thể phải chịu áp lực tải trọng khá lớn. Những người mắc béo phì thường đi kèm với tình trạng loãng xương, thoái hoá xương khớp, đau nhức xương…
- Đái tháo đường loại 2. Tình trạng ăn uống vô độ có thể khiến cơ thể sử dụng insulin không chính xác. Như vậy sẽ khiến cho lượng đường huyết mất kiểm soát. Theo thời gian tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu. Bệnh lý đái tháo đường tiến triển sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim, mắt, thần, thần kinh, … thậm chí có thể gây mù lòa, đột quỵ…
- Bệnh túi mật: Trầm cảm cùng với ăn uống vô độ sẽ dẫn tới tình trạng béo phì, tăng cholesterol máu,… tăng nguy cơ tiêu cực cho túi mật. Có thể xảy ra các bệnh lý như sỏi mật, do tích tụ cholesterol.
- Đột quỵ và suy tim là hai bệnh lý khá phổ biến xảy ra ở những người rối loạn ăn uống ở mức quá độ. Khi đo huyết áp có thể lên cao trong thời gian dài làm các mạch máu căng lên. Đồng thời hàm lượng cholesterol trong máu cao có thể dẫn tới tắc nghẽn động mạnh.
Các biện pháp cải thiện
Để cải thiện tình trạng trầm cảm và rối loạn ăn uống có thể áp dụng liệu pháp trị liệu tâm lý hoặc điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt, luyện tập phù hợp cho mỗi người bệnh:
- Trị liệu tâm lý có thể giúp cải thiện các mối quan hệ và tâm trạng, trong đó nhận thức hành vi được sử dụng để cải thiện tình trạng rối loạn ăn uống, đặc biệt với thái cực ăn uống vô độ.
- Phục hồi trọng lượng và thực hiện giáo dục dinh dưỡng. Nếu giảm cân hoặc tăng cân quá mức do rối loạn ăn uống thì việc đầu tiên cần thực hiện là đưa trọng lượng cơ thể về mức bình thường. Chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ điều trị có thể giúp người bệnh thiết lập kế hoạch ăn uống phù hợp để lấy lại trọng lượng khoẻ mạnh đồng thời hướng dẫn các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng để người bệnh có thể thực hiện theo.
- Thực hiện các thói quen sinh hoạt để hạn chế tình trạng rối loạn ăn uống. Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, và thường xuyên thăm khám để theo dõi diễn biến bệnh. Người bệnh luôn có tinh thần lạc quan để giữ cho tâm trạng và các xúc ở trạng thái cân bằng ổn định.
- Có thể thảo luận với bác sĩ để bổ sung thêm một số vitamin và khoáng chất thích hợp để cơ thể được cung cấp lượng vi chất phù hợp.
- Lựa chọn bài tập thể dục phù hợp để luyện tập giúp kiểm soát tâm trạng và cân nặng tôt shown
- Hạn chế ăn một mình vì sẽ khó kiểm soát được chứng rối loạn ăn uống. Hãy ăn cùng người thân, bạn bè để tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn và kiểm soát được lượng thức ăn cũng như thói quen ăn uống.
Tóm lại, trầm cảm và rối loạn ăn uống có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Khi người bệnh đồng mắc cả hai trạng thái này sẽ khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Vì vậy, cần có kế hoạch kiểm soát cũng như cải thiện cả về cảm xúc và thói quen ăn uống nhằm giảm thiểu sự tiến triển của bệnh mangl hại sức khỏe tốt và cảm xúc cân bằng cho người bệnh.
Tài liệu tham khảo: Grouporttherapy.com, Erouporttherapy.com, Healthline.com
Bài viết của: Vũ Thị Quỳnh Chi