Hệ miễn dịch đảm nhận chức năng giúp bảo vệ cơ thể con người trước các yếu tố gây bệnh. Do đó, khi hệ cơ quan này suy yếu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vậy những yếu tố ảnh hưởng đến miễn dịch là những yếu tố nào?
1. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ miễn dịch?
Hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến miễn dịch sẽ giúp bạn biết thêm nhiều cách để tăng cường sức khỏe cho hệ cơ quan này. Dưới đây là các tác nhân ảnh hưởng hệ miễn dịch:
1.1. Thiếu ngủ
Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng với sức khỏe hệ miễn dịch. Theo đó, khi cơ thể được nghỉ ngơi hợp lý thì hệ miễn dịch sẽ hoạt động tốt hơn, quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi, giúp bạn dễ dàng tái tạo năng lượng. Ngược lại, nếu ngủ không đủ giấc hoặc có giấc ngủ kém có thể khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng, sức khỏe suy kiệt và làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh.
1.2. Chế độ ăn uống kém lành mạnh
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến miễn dịch là do chế độ dinh dưỡng kém. Nếu bạn không bổ sung đầy đủ chất đạm có thể khiến cơ thể không tái tạo được các tế bào miễn dịch. Ngoài ra, việc thiếu hụt một số các chất dinh dưỡng cũng khiến chức năng miễn dịch bị suy giảm. Điển hình, nếu có thể bạn bị thiếu kẽm có liên quan đến teo bạch huyết và giảm phản ứng của tế bào lympho.
1.3. Mắc bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường
Lượng đường trong máu cao ở bệnh tiểu đường cũng là một trong các tác nhân ảnh hưởng hệ miễn dịch, những người mắc bệnh lý này sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn. Bên cạnh đó, lượng đường trong máu tăng cao cũng gây viêm và tổn thương tuyến tụy.
1.4. Người bị thừa cân béo phì
Thừa cân béo phì là nguyên nhân hàng đầu gây cản trở khả năng miễn dịch. Theo đó, những tác động nội tiết tố liên quan đến tình trạng thừa cân béo phì chính là sự mất cân bằng hormone chuyển hóa leptin – đây là yếu tố quan trọng giúp điều chỉnh cân nặng, tuy nhiên chúng cũng cần thiết để kích hoạt phản ứng miễn dịch.
Tóm lại, nguy cơ bị nhiễm trùng viêm sẽ tăng lên ở những người mắc bệnh béo phì bị “kháng leptin”.
1.5. Sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài
Việc sử dụng thuốc kháng sinh giống như một “con dao 2 lưỡi”, bởi kháng sinh sẽ tiêu diệt hết các vi khuẩn, chứ không riêng các vi khuẩn có hại. Nghĩa là chúng tiêu diệt cả những loại vi khuẩn có lợi, làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và cơ chế phòng bệnh, tăng nguy cơ phát triển các mầm bệnh.
1.6. Mắc bệnh tự miễn
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến miễn dịch chính là bệnh tự miễn, bệnh khiến cho hệ miễn dịch hoạt động không đúng cách. Bệnh tự miễn gây ra những phản ứng miễn dịch tấn công ngược lại các tế bào, thay vì gây ra các phản ứng viêm tạm thời. Do đó khiến các mầm bệnh xuất hiện và gây hại cho hệ miễn dịch.
1.7. Căng thẳng, trầm cảm
Những cảm xúc tiêu cực, căng thẳng có thể làm giảm chức năng miễn dịch cũng như giảm phản ứng miễn dịch của tế bào T. Tình trạng này sẽ rõ ràng hơn nếu một người trải qua những cảm xúc căng thẳng và trầm cảm trong thời gian dài.
1.8. Bệnh di truyền
Một số người bẩm sinh đã mắc các chứng bệnh rối loạn khiến cơ thể không thể phát triển khả năng miễn dịch với các tác nhân gây bệnh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đây có thể là tình trạng thiếu sự kết hợp của các tế bào lympho B và tế bào lympho T.
Ngoài những yếu tố ảnh hưởng đến miễn dịch kể trên, một số các tác nhân ảnh hưởng hệ miễn dịch khác bạn cần lưu tâm như:
- Bệnh gan thận
- HIV
- Bệnh sởi
- Do xạ trị
- Ung thư
- Sử dụng một đô loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,..thuốc ức chế bơm proton
- Người cấy ghép nội tạng, tủy xương
- Người trải qua phẫu thuật
- Thiếu máu do thiếu sắt
2. Cách để gia tăng sức khỏe cho hệ miễn dịch?
Hệ miễn dịch có vai trò rất quan trọng với sức khỏe tổng thể, vậy có cách nào để gia tăng sức khỏe cho hệ miễn dịch?
2.1. Hoạt động thể chất thường xuyên
Để cải thiện sức khỏe hệ miễn dịch việc thường xuyên hoạt động thể chất được rất nhiều các chuyên gia sức khỏe khuyến khích. Luyện tập thể dục giúp hệ bạch huyết hoạt động hiệu quả, tăng cường trao đổi chất, tiêu hao mỡ thừa, đốt cháy calo.
Bạn nên chọn các bài tập vừa sức, nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, thiền,…
2.2. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu dưỡng chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, chất béo lành mạnh.
- Vitamin C giúp tăng cường phản ứng bạch cầu, nồng độ interferon, hỗ trợ hệ miễn dịch.
- Vitamin A làm tăng phản ứng kháng thể, tế bào bạch cầu, chức năng tuyến ức.
- Vitamin E có tác dụng ngăn chặn sự phá hủy gốc tự do, duy trì chức năng tế bào, bảo vệ tế bào trước sự tấn công của những yếu tố ảnh hưởng đến miễn dịch.
- Bổ sung vitamin nhóm B giúp tăng cường chức năng và đáp ứng miễn dịch.
Bổ sung đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng giúp tăng cường và bảo vệ tế bào, giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất.
2.3. Hạn chế sử dụng đường
Sử dụng nhiều đường là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến miễn dịch, chúng làm giảm đáng kể khả năng tiêu diệt mầm bệnh của bạch cầu. Nhiều nghiên cứu, cũng chỉ ra rằng glucose cạnh tranh với vitamin C trong cơ thể, cản trở vitamin C bảo vệ hệ miễn dịch.
2.4. Ngủ đủ giấc
Để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch bạn hãy chú ý đến giấc ngủ và chế độ sinh hoạt của mình. Nếu ngủ không đủ giấc, chất lượng giấc ngủ không cao sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch và khiến bạn dễ bị mắc bệnh hơn.
Một nghiên cứu đã cho kết quả thấy rằng, người trưởng thành ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có khả năng sẽ bị cảm lạnh, cảm cúm nhiều hơn
Vì vậy, hãy đặt mục tiêu:
- Người lớn – người ở độ tuổi trưởng thành ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm
- Thanh niên ngủ từ 8–10 giờ/đêm
- Trẻ nhỏ hơn và trẻ sơ sinh ngủ khoảng thời gian 14 giờ/ngày.
2.5. Uống đủ nước
Nếu cơ thể bị mất nước thì nhiều vấn đề sức khỏe có thể xảy ra, đặc biệt làm tăng nguy cơ mắc nhiều các bệnh lý. Theo đó, bạn nên uống đầy đủ nước từ 1,5 lít – 2 lít nước/ngày, nhưng tránh sử dụng các loại nước ngọt, nước có ga
2.6. Giảm căng thẳng
Giảm căng thẳng và giảm lo lắng cũng là một cách tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch mà bạn cần chú ý. Bởi căng thẳng kéo dài sẽ gây ra viêm, suy giảm chức năng của tế bào miễn dịch.
3. Những điều cần lưu ý để tăng sức khỏe hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch có vai trò quan trọng với sức khỏe tổng thể của chúng ta, nếu hệ miễn dịch bị ảnh hưởng sẽ làm cản trở cuộc sống và sức khỏe suy giảm nghiêm trọng, do đó bạn cần chú ý:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu dưỡng chất
- Thực hiện các hoạt động, rèn luyện thể chất thường xuyên
- Kiên trì thực hiện đúng
- Lắng nghe cơ thể
- Thăm khám sức khỏe định kỳ
- Tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh
Khi có các dấu hiệu sức khỏe hệ miễn dịch bị suy giảm, bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám, tìm ra nguyên nhân để có hướng điều trị kịp thời.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ những yếu tố ảnh hưởng đến miễn dịch và cách để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch như thế nào? Hệ miễn dịch có vai trò rất quan trọng với sức khỏe tổng thể của con người, vì vậy hãy xây dựng và bảo vệ hệ miễn dịch thật tốt để có một cuộc sống vui khỏe và trường thọ. Cùng với đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm các liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch chuẩn y khoa để hỗ trợ – chăm sóc – phục hồi một cách hiệu quả và toàn vẹn nhất.
Nguồn: highernature.com – womenshealthnetwork.com
Bài viết của: Lương Thị Bích Trâm