Mùa hè, quả vải chín đỏ mọng luôn thu hút sự chú ý của nhiều người. Tuy nhiên, ăn quả vải nhiều có béo không? Với vị ngọt và giá trị dinh dưỡng cao, loại trái cây này khiến nhiều người băn khoăn về tác động của nó đến cân nặng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những lợi ích và nguy cơ khi thưởng thức quả vải trong mùa hè.
1. Thành phần dinh dưỡng trong quả vải
Vải là loại trái cây thuộc vùng nhiệt đới, có họ với chôm chôm và nhãn. Quả vải có màu đỏ hồng, da sần sùi, thịt vải có màu trắng, khá mọng nước và hạt màu đen. Quả vải có vị ngọt, và có thể sử dụng để chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau như chè vải, thạch vải, vải sấy…
Hàm lượng dinh dưỡng trong quả vải khá đặc biệt. Vải có hàm lượng chiếm đa số với tỷ lệ 82% so với trọng lượng của vải. Trong 100 gam quả vải bao nhiêu calo? Trong 100 gam vải có chứa khoảng 66 calo, 0.8 gam protein, 16.5 gam carbs, đường 15.2 gam, chất xơ 1.3 gam, chất béo 0.4 gam…
Carbs trong quả vải chiếm tỷ lệ khá cao. Vậy ăn vải thiều nhiều có tăng cân không? Phần lớn carbs trong là đường khiến cho quả vải có vị ngọt đặc trưng. Trong các loại trái cây thường có ba loại đường phổ biến bao gồm fructose, glucose và sucrose. Hầu hết các loại đường trong vải là đường đơn nên cơ thể dễ dàng hấp thu. Nếu ăn nhiều vải có thể khiến cơ thể tăng cân.
Ngoài ra, trong vải còn chứa khá nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết:
- Vitamin C là thành phần chiếm tỷ lệ khá cao trong quả vải. Một quả vải có thể cung cấp được khoảng 9% so với nhu cầu khuyến nghị vitamin C hàng ngày cho người trưởng thành.
- Đồng có nhiều trong vải. Nếu có thể thiếu đồng có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của hệ tim mạch.
- Kali cũng là khoáng chất cần thiết giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
Trong quả vải còn chứa nhiều hợp chất thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chứng minh hàm lượng chất chống oxy hóa trong quả vải cao hơn so với nhiều loại trái cây khác.
- Epicatechin là flavonoid có tác dụng cải thiện sức khỏe tim mạch, đồng thời giảm các nguy cơ mắc bệnh ung thư, đái tháo đường.
- Rutin cũng thuộc nhóm flavonoid và có tác dụng bảo vệ cơ thể tránh được các bệnh lý mãn tính như bệnh tim mạch, đái tháo đường…
- Oligonol là hợp chất chống oxy hóa được chiết xuất khá nhiều từ quả vải và lá trà xanh. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng oligonol có tác dụng làm giảm mỡ bụng, đồng thời giảm tình trạng mệt mỏi của cơ thể và kháng viêm khá hiệu quả.
Một số lợi ích sức khỏe mà quả vải có thể mang lại.
- Vải là nguồn cung cấp vitamin C rất quan trọng cho xương, mạch máu và da khỏe mạnh. Ngoài ra, vải tươi cũng cung cấp một số vitamin như niacin, vitamin B-6 và folate. Niacin có thể làm tăng mức cholesterol HDL (tốt) trong cơ thể. Vitamin B6 hỗ trợ hệ thần kinh khỏe mạnh và giúp cơ thể bạn chuyển hóa carbs, protein và chất béo.
- Vải cũng chứa folate có vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là phải có đủ folate để ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh. Tuy nhiên, ăn quá nhiều trái cây có thể làm tăng lượng đường trong máu nên người mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ cần ăn những loại trái cây này một cách điều độ.
- Chất xơ trong vải giúp phân số lượng lớn và bình thường hóa nhu động ruột. Đồng thời cũng cải thiện sức khỏe đường ruột tổng thể. Ngoài ra, có thể làm giảm cholesterol, cải thiện hệ thực vật đường ruột và giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường.
- Vải thiều có nhiều chất chống oxy hóa giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể gây tổn hại tế bào và dẫn đến bệnh tật. Nghiên cứu cho thấy việc hấp thụ chất chống oxy hóa từ trái cây và rau quả tươi – không phải thực phẩm bổ sung – mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhất.
2. Hàm lượng đường trong quả vải và ăn vải có béo không?
Hàm lượng đường trong 100 gam vải là 15.2 gam và được cho là hàm lượng đường khá lớn. Điều này có làm cho việc ăn quả vải nhiều có béo không? Do hàm lượng đường trong vải nhiều, vì thế những người mắc bệnh sử dụng vải nhiều có thể khiến cho lượng đường huyết tăng nhanh sau khi ăn và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Từ đó làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Trong cùi vải có chứa rất nhiều đường glucose và đường fructose. Đây là hai loại đường đơn rất dễ hấp thu, vì thế nếu ăn nhiều vải khiến lượng đường đi vào máu vượt quá khả năng hấp thu, tác động đến chuyển hóa của gan, khiến đường huyết tăng nhanh. Điều này không tốt cho những người bị bệnh đái tháo đường, có thể gây ra một số phản ứng như: choáng váng, ra nhiều mồ hôi lạnh, buồn nôn, gây sốt cho người bệnh. Vì vậy, những người mắc bệnh đái tháo đường thường được khuyến nghị nên hạn chế ăn vải.
Ăn quả vải nhiều có béo không? So với nhu cầu 2000 calo/ngày cho người trưởng thành, năng lượng 66 calo/100g của vải ở mức thấp và không có nguy cơ gây tăng cân. Tuy nhiên, không phải ai cũng dừng lại ở mức ăn 100 – 200g vải mỗi ngày. Nhiều người vì quá thích ăn mà không kiểm soát được liều lượng. Nếu ăn 1000g vải, cơ thể sẽ nạp 600 calo, kết hợp các bữa ăn trong ngày có thể dẫn tới tăng cân.
Thành phần gây tăng cân của vải không chỉ đến từ calo. Quả vải rất ngọt, hàm lượng đường cao lên tới 15.2g/100g. Đường cần thiết cho các hoạt động của cơ thể nhưng cũng là tác nhân thúc đẩy tăng sinh chất béo. Ăn nhiều vải sẽ làm tăng nhanh lượng đường trong máu. Điều này cản trở quá trình giải phóng calo, tức là nó khiến calo bị dư thừa và tạo thành chất béo bám vào nội tạng.
Trong trường hợp đang thực hiện giảm cân vẫn có thể ăn vải không giới hạn 4 – 5 quả mỗi ngày. Ăn vải mang tới cảm giác thư giãn, giảm bớt cơn đói nhờ hàm lượng đường và các chất dinh dưỡng thiết yếu. Nếu thể trạng gầy và đang muốn tăng cân, ăn được nhiều hơn là khoảng 10 quả vải mỗi ngày. Lưu ý không nên ăn cho thỏa thích, vì quả vải cũng tiềm ẩn một số rủi ro đối với sức khỏe.
3. Cách ăn quả vải mà không lo tăng cân, và nóng
Ăn vải thiều nhiều có tăng cân không? Như đã nhận định ở trên ăn vải điều độ thì có thể sẽ không gây béo, nhưng nếu ăn thường xuyên thì sẽ khiến cho lượng được nạp vào cơ thể dư thừa dẫn tới tình trạng tích mỡ và gây béo phì.
Theo quan điểm của Đông y, vải có tính đại nhiệt tức là gây nóng trong người. Nhưng theo Tây y, khi cơ thể được nạp một lượng đường làm cho đường máu tăng cao thì cơ thể sẽ cảm thấy bức bối, nóng nực. Đồng thời, ăn nhiều vải làm tăng sinh nhiệt, nóng gan, dễ bị nhiệt miệng, nổi mụn trứng cá, rôm sảy, ngứa ngáy,… Vải lại là quả có vào mùa hè, kết hợp với thời tiết oi bức càng khiến cho cảm giác nóng trong người trở nên khó chịu hơn.
Cách ăn vải không lo tăng cân và nóng:
- Nên sử dụng vải sau bữa ăn khoảng 30 phút, đồng thời không nên ăn khi đói vì vải sẽ tác động không tốt đến dạ dày.
- Nên sử dụng vải với lượng vừa phải, không vượt quá 10 trái mỗi ngày. Khi sử dụng vải nên chia nhỏ làm nhiều lần để tránh nạp vào cơ thể cùng lúc nhiều calo và đường dễ gây tăng cân và tăng đường huyết sau ăn.
- Không nên sử dụng vải vào buổi tối, đặc biệt là sau 19 giờ. Vì vải sẽ làm quá trình trao đổi chất của cơ thể bị chậm lại, thức ăn không được tiêu hóa hết khi đó năng lượng và dinh dưỡng dư thừa sẽ chuyển thành chất béo và tích tụ dưới da. Từ đó gây tăng cân và béo phì.
- Những đối tượng nên hạn chế sử vải bao gồm: trẻ em, người chuẩn bị phẫu thuật (trước khi phẫu thuật 2 tuần), người thừa cân, người bị tiểu đường. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho vải vào thực đơn cho những đối tượng này.
- Nên ăn vải kết hợp nhiều loại trái cây khác nhau trong khẩu phần, tích cực tập luyện thể dục thể thao để duy trì vóc dáng.
Có thể sử dụng vải trong chế độ ăn giảm cân và kết hợp với chế độ ăn khoa học cùng với luyện tập thường xuyên để mang lại cân nặng mong muốn và thân hình thon gọn. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng công nghệ tiêu hao mỡ mới có thể giảm lượng mỡ giảm từ 1 đến 1,2% trong lượng cơ thể mỗi tuần. Với cơ chế hoạt động là sử tổ hợp các vi hoạt chất tác động trực tiếp và mạnh mẽ vào các tế bào mỡ nhằm giúp chuyển hóa tế bào mỡ thành năng lượng sống ATP và tăng cường tiêu hoa năng lượng cơ bản, giúp giảm kích thước và số lượng mỡ.
Nguồn tham khảo: .webmd.com/, healthline.com, medicalnewstoday.com
Bài viết của: Vũ Thị Quỳnh Chi