Sau lũ lụt, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự bùng phát của nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như tiêu chảy, viêm gan A, và bệnh da liễu. Để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân cần tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng bệnh như sử dụng nước sạch, thực hiện vệ sinh cá nhân đúng cách, và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, việc tiêm phòng đầy đủ và xử lý rác thải, nước thải đúng cách cũng rất quan trọng trong việc ngăn chặn dịch bệnh sau lũ.
1. Bệnh truyền qua nước và cách phòng ngừa
1.1. Bệnh thường gặp mùa lũ là do bệnh truyền qua nước
Các bệnh lây qua nước phổ biến bao gồm:
- Tả (Cholera)
- Do vi khuẩn Vibrio cholerae gây ra.
- Lây nhiễm qua thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm vi khuẩn.
- Thương hàn (Typhoid fever)
- Do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra.
- Lây qua nước uống hoặc thực phẩm nhiễm khuẩn.
- Bệnh lỵ (Dysentery)
- Có hai loại: lỵ trực khuẩn (do vi khuẩn Shigella) và lỵ amip (do Entamoeba histolytica).
- Lây qua thức ăn và nước uống bị nhiễm.
- Viêm gan A (Hepatitis A)
- Do virus viêm gan A gây ra.
- Lây truyền qua đường tiêu hóa, thông qua nước hoặc thực phẩm nhiễm virus.
- Nhiễm giun sán (Parasitic infections)
- Các loại giun sán như giun đũa, giun móc có thể lây qua nước ô nhiễm chứa trứng hoặc ấu trùng của chúng.
2.1. Nguyên nhân gây ra các bệnh truyền qua nước sau bão lũ
- Nước uống hoặc thực phẩm nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc hóa chất độc hại.
- Điều kiện vệ sinh kém, xử lý rác thải và nước thải không đúng cách.
- Thiếu nước sạch và hệ thống lọc nước không đảm bảo.
- Nước bị nhiễm từ nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.
2.3. Triệu chứng của các bệnh truyền qua nước mùa mưa lũ
Triệu chứng của các bệnh truyền qua nước có thể khác nhau tùy vào loại bệnh nhưng thường bao gồm:
- Tiêu chảy cấp: Triệu chứng chung của bệnh tả, lỵ, viêm dạ dày ruột.
- Sốt cao: Đặc trưng của bệnh thương hàn, viêm gan A.
- Buồn nôn, nôn mửa: Phổ biến ở các bệnh về đường tiêu hóa.
- Đau bụng quặn: Đặc biệt ở bệnh lỵ và các nhiễm ký sinh trùng.
- Mệt mỏi, mất nước: Thường gặp khi cơ thể mất nhiều chất lỏng do tiêu chảy hoặc nôn mửa.
- Vàng da (viêm gan A): Dấu hiệu đặc trưng của viêm gan A khi gan bị tổn thương.
2.4. Biện pháp phòng ngừa truyền qua nước mùa mưa lũ
- Sử dụng nước sạch
- Chỉ uống nước đã đun sôi hoặc nước đã qua lọc, xử lý.
- Dùng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày như rửa tay, vệ sinh cá nhân và nấu ăn.
- Vệ sinh cá nhân
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không dùng tay bẩn chạm vào thực phẩm hoặc miệng.
- Vệ sinh thực phẩm
- Đảm bảo thực phẩm được nấu chín kỹ, đặc biệt là hải sản.
- Tránh ăn thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín từ nguồn nước không đảm bảo.
- Quản lý rác thải và nước thải
- Xử lý rác thải và nước thải đúng cách để tránh ô nhiễm nguồn nước.
- Tiêm phòng
- Tiêm vacxin phòng các bệnh như viêm gan A, tả, thương hàn khi sống trong vùng có dịch hoặc có nguy cơ cao.
- Nâng cao ý thức cộng đồng
- Tham gia các chương trình giáo dục về an toàn vệ sinh và bảo vệ môi trường nước.
- Khuyến khích việc xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh ở các khu vực dân cư.
2. Bệnh do ký sinh trùng mùa mưa lũ và biện pháp bảo vệ
Bệnh do ký sinh trùng là những bệnh do các loại sinh vật ký sinh (ký sinh trùng) gây ra. Ký sinh trùng có thể sống trong hoặc trên cơ thể người và động vật, hút chất dinh dưỡng từ vật chủ và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Các loại ký sinh trùng phổ biến bao gồm giun, sán, và đơn bào như amip hoặc ký sinh trùng sốt rét.
2.1. Bệnh ký sinh trùng thường gặp mùa mưa lũ
- Bệnh giun đũa (Ascariasis)
- Tác nhân: Giun đũa (Ascaris lumbricoides).
- Lây nhiễm: Qua tiêu thụ thức ăn hoặc nước uống nhiễm trứng giun.
- Bệnh giun móc (Hookworm)
- Tác nhân: Giun móc (Ancylostoma duodenale hoặc Necator americanus).
- Lây nhiễm: Qua da khi tiếp xúc với đất bị nhiễm phân chứa ấu trùng.
- Bệnh giun chỉ (Lymphatic filariasis)
- Tác nhân: Giun chỉ (Wuchereria bancrofti, Brugia malayi).
- Lây nhiễm: Qua muỗi đốt mang ấu trùng giun chỉ.
- Bệnh sán lá gan (Liver fluke)
- Tác nhân: Sán lá gan (Fasciola hepatica, Opisthorchis viverrini).
- Lây nhiễm: Qua ăn thực phẩm chưa nấu chín kỹ, đặc biệt là cá sống hoặc rau sống bị nhiễm ấu trùng sán.
- Bệnh sán máng (Schistosomiasis)
- Tác nhân: Sán máng (Schistosoma).
- Lây nhiễm: Qua da khi tiếp xúc với nước bị nhiễm ấu trùng sán.
2.2. Nguyên nhân gây bệnh do ký sinh trùng mùa mưa lũ
- Môi trường: Thức ăn, nước uống, hoặc đất nhiễm trứng, ấu trùng ký sinh trùng từ phân người hoặc động vật.
- Vệ sinh kém: Không rửa tay, không nấu chín thực phẩm, hoặc không sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh.
- Tiếp xúc trực tiếp với môi trường bị ô nhiễm: Đặc biệt là đất hoặc nước chứa mầm bệnh.
2.3. Triệu chứng bệnh do ký sinh trùng mùa mưa lũ
- Bệnh giun đũa:
- Tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, mệt mỏi
- Trong trường hợp nặng có thể gây tắc ruột.
- Bệnh giun móc:
- Ngứa và kích ứng da ở vị trí ấu trùng xâm nhập.
- Thiếu máu, suy dinh dưỡng, mệt mỏi.
- Bệnh giun chỉ:
- Sưng phù, đặc biệt ở chân và tay.
- Gây biến dạng chi trong trường hợp nặng.
- Bệnh sán lá gan:
- Đau vùng gan, vàng da, buồn nôn, tiêu chảy.
- Trường hợp không được điều trị có thể tăng nguy cơ viêm gan và xơ gan
- Bệnh sán máng:
- Ngứa da, phát ban khi tiếp xúc với nước ô nhiễm.
- Tiêu chảy, đau bụng, trong trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến thận, gan và phổi.
2.4. Biện pháp phòng ngừa bệnh do ký sinh trùng mùa mưa lũ
- Vệ sinh cá nhân
- Trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cần thực hiện rửa tay sạch
- Sử dụng nhà vệ sinh hợp vệ sinh, không phóng uế bừa bãi.
- Vệ sinh thực phẩm
- Nấu chín thực phẩm, đặc biệt là thịt, cá, và rau sống.
- Uống nước sạch, tránh dùng nước không rõ nguồn gốc.
- Quản lý môi trường
- Xử lý phân và chất thải đúng cách để ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước và đất.
- Phát triển hệ thống thoát nước và nhà vệ sinh an toàn, đặc biệt ở các vùng nông thôn.
- Sử dụng giày dép và quần áo bảo hộ
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với đất khi làm việc trong môi trường dễ nhiễm bệnh.
- Mặc đồ bảo hộ khi tiếp xúc với nước hoặc đất ở vùng có nguy cơ cao.
- Phòng chống muỗi
- Sử dụng màn chống muỗi, phun thuốc diệt muỗi để giảm nguy cơ mắc bệnh giun chỉ.
- Giáo dục cộng đồng
- Tăng cường kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và thực phẩm trong cộng đồng.
- Tuyên truyền về các bệnh do ký sinh trùng và biện pháp phòng ngừa tại trường học, cơ quan và các khu dân cư.
3. Bệnh về đường hô hấp mùa mưa lũ và các biện pháp phòng ngừa
Bệnh về đường hô hấp có thể được gây ra bởi nhiễm trùng, dị ứng, hoặc các yếu tố môi trường khác
3.1. Bệnh thường gặp về đường hô hấp mùa mưa lũ
- Cảm cúm (Influenza)
- Do virus cúm gây ra.
- Tiếp xúc với giọt bắn của người mang bệnh, chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp
- Viêm phổi (Pneumonia)
- Nhân tố gây bệnh là nấm hoặc vi khuẩn hoặc virus
- Vi khuẩn phổ biến là Streptococcus pneumoniae.
- Hen suyễn (Asthma)
- Do viêm mãn tính đường hô hấp.
- Dễ bị khởi phát bởi dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn.
- Viêm xoang (Sinusitis)
- Viêm các hốc xoang do nhiễm trùng, dị ứng hoặc các tác nhân môi trường.
- Lao phổi (Tuberculosis)
- Do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra.
- Lây qua đường hô hấp khi hít phải các giọt nhỏ chứa vi khuẩn từ người bệnh.
3.2. Nguyên nhân gây bệnh qua đường hô hấp mùa mưa lũ
- Virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng: Những tác nhân gây nhiễm trùng đường hô hấp như virus cúm, vi khuẩn phế cầu, vi khuẩn lao.
- Môi trường ô nhiễm: Không khí chứa khói bụi, hóa chất, hoặc chất gây dị ứng làm suy yếu hệ miễn dịch đường hô hấp.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Người già, trẻ nhỏ và những người có hệ miễn dịch yếu dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
3.3. Triệu chứng bệnh qua đường hô hấp mùa mưa lũ
- Sốt, ho, đau họng: Triệu chứng chung của cảm cúm, viêm họng, viêm phổi.
- Khó thở, đau ngực: Đặc biệt gặp ở các bệnh nặng như viêm phổi, hen suyễn và lao phổi.
- Chảy nước mũi, nghẹt mũi: Thường gặp ở bệnh cảm cúm và viêm xoang.
- Mệt mỏi, đau đầu: Kèm theo trong các bệnh viêm đường hô hấp do nhiễm trùng.
3.4. Biện pháp phòng ngừa bệnh qua đường hô hấp mùa mưa lũ
- Tiêm phòng
- Tiêm vacxin cúm hàng năm, đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi, trẻ nhỏ và người có bệnh lý nền.
- Tiêm vacxin ngừa viêm phổi do phế cầu khuẩn, vaccine ngừa lao (BCG) cho trẻ sơ sinh.
- Vệ sinh cá nhân
- Sử dụng xà phòng và nước sạch để rửa tay thường xuyên
- Đeo khẩu trang ở nơi công cộng, tránh tiếp xúc với người bệnh.
- Giữ vệ sinh môi trường
- Vệ sinh và giữ không gian sống luôn được sạch sẽ và thoáng mát
- Sử dụng máy lọc không khí hoặc thông gió tự nhiên để giảm thiểu bụi và các tác nhân gây dị ứng.
- Tăng cường sức đề kháng
- Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước, và tập thể dục thường xuyên.
- Nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng
- Tránh xa môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá và các chất hóa học gây kích ứng đường hô hấp.
Sau lũ, tình hình vệ sinh môi trường thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh truyền nhiễm và bệnh về đường tiêu hóa phát triển. Nước lũ không chỉ mang theo bùn đất mà còn chứa vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có thể gây ra nhiều loại bệnh nghiêm trọng. Vì vậy, việc phòng chống các bệnh này là cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Bài viết của: Vũ Thị Quỳnh Chi