Mỗi người trong chúng ta tại một thời điểm nào đó đều đã từng hoặc đang phải trải qua cảm giác áp lực, căng thẳng liên quan đến công việc. Bất kỳ công việc nào cũng có những yếu tố gây căng thẳng, ngay cả khi bạn vô cùng yêu thích công việc đó. Do đó đừng để căng thẳng công việc trở thành mãn tính mà cần nhanh chóng tìm cách giảm stress trong công việc hiệu quả.
1. Vì sao bạn dễ bị stress trong công việc?
Để đạt hiệu suất tối ưu đòi hỏi chúng ta luôn phải nỗ lực mạnh mẽ trong công việc. Đồng nghĩa với yêu cầu trên, hiện nay có 43% lực lượng lao động đang có mức độ stress trong công việc hàng ngày cao. Và không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều nhân viên cảm thấy như họ đang trên bờ vực kiệt sức. Những người cảm thấy căng thẳng hoặc stress khi làm việc có khả năng tìm kiếm việc làm ở nơi khác cao hơn gấp 3 lần.
Một số yếu tố có xu hướng đi đôi với stress liên quan đến công việc là:
- Mức lương thấp;
- Khối lượng công việc quá nhiều;
- Ít cơ hội để phát triển hoặc thăng tiến;
- Công việc không hấp dẫn hoặc không có tính thử thách;
- Thiếu sự hỗ trợ xã hội;
- Không có quyền kiểm soát đối với các quyết định trong công việc.
Môi trường làm việc căng thẳng có thể dẫn đến các vấn đề liên quan đến sức khỏe như đau đầu, đau bụng, rối loạn giấc ngủ, tính tình nóng nảy và khó tập trung. Căng thẳng mãn tính có thể dẫn đến tình trạng lo lắng, huyết áp cao và khiến cho hệ thống miễn dịch suy yếu… dẫn đến các tình trạng sức khỏe như bệnh trầm cảm, béo phì và bệnh tim mạch. Tuy nhiên những người bị căng thẳng quá mức thường giải quyết vấn đề theo những cách không lành mạnh, chẳng hạn như ăn quá nhiều, ăn thực phẩm không lành mạnh, hút thuốc lá hoặc lạm dụng ma túy, rượu. Vậy chúng ta cần phải làm gì để giảm stress trong công việc một cách thành công và an toàn?
2. Hướng dẫn cách giảm stress trong công việc hiệu quả
Bạn không cần phải tự mình đối phó với căng thẳng trong công việc. Sau đây là một số cách giảm stress trong công việc mà bạn có thể thử để giúp bạn cải thiện tình hình:
- Hiểu rõ hơn về căng thẳng: Nhận biết các dấu hiệu căng thẳng và tìm hiểu về nguyên nhân gây căng thẳng là cách tốt nhất để bắt đầu tìm cách giảm stress trong công việc. Tìm ra điều gì gây căng thẳng và điều gì hữu ích, từ đó lập kế hoạch tìm ra nguyên nhân gây căng thẳng và điều gì giúp bạn khỏe mạnh.
- Tìm hiểu các kỹ thuật đối phó khác nhau: Mỗi người đối phó với căng thẳng theo cách khác nhau, vì vậy hãy dành thời gian để tìm ra các phương pháp phù hợp với bạn. Hãy thử thực hành chánh niệm giúp bạn tìm thấy sự bình tĩnh và sáng suốt để ứng phó với những tình huống căng thẳng.
- Chăm sóc sức khỏe thể chất: Ăn uống đầy đủ và thử một hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập thể dục trên ghế làm việc cũng được đánh giá là mang đến hiệu quả.
- Nếu cảm thấy căng thẳng do một vấn đề nào đó trong công việc, hãy thảo luận về khối lượng công việc của bạn với quản lý và thử đặt ra các mục tiêu thực tế để giải quyết các vấn đề bạn đang gặp phải.
- Cố gắng cân bằng thời gian: Đừng cố gắng làm quá nhiều việc cùng một lúc. Nếu bạn không tập trung hoàn toàn vào từng nhiệm vụ, công việc có thể mất nhiều thời gian hơn. Cố gắng quản lý thời gian của bạn nếu bạn cần làm thêm giờ để hoàn thành một việc gì đó.
- Tự thưởng cho bản thân vì những thành tựu: Thay vì chỉ tập trung vào công việc cần làm tiếp theo, hãy tự thưởng cho bản thân vì những nhiệm vụ bạn đã hoàn thành. Phần thưởng có thể là thời gian nghỉ ngơi để đọc sách, chơi trò chơi giải câu đố, trò chuyện cùng đồng nghiệp hoặc dành thời gian đi dạo bên ngoài.
- Hãy cho mình những khoảng nghỉ ngắn: Hãy nghỉ ngơi trong suốt cả ngày, cũng như ít nhất nửa giờ khi ăn trưa hoặc dành thời gian ra ngoài nếu bạn có thể.
- Tập trung vào cuộc sống ngoài công việc: Nuôi dưỡng các mối quan hệ với những người bạn không cùng ngành là một cách giảm stress công việc. Phát triển sở thích và kỹ năng mà bạn không sử dụng trong công việc. Điều này có thể giúp bạn thấy được sự khác biệt giữa cuộc sống cá nhân và cuộc sống làm việc của bạn.
- Phát triển thói quen cuối ngày: Kết thúc ngày làm việc của bạn bằng cách dọn dẹp không gian làm việc hoặc lập danh sách việc cần làm cho ngày mai. Điều này có thể giúp bạn thoát khỏi công việc, đặc biệt là nếu bạn làm việc tại nhà .
- Phát triển mối quan hệ tốt với đồng nghiệp: Kết nối với những người bạn làm việc cùng có thể giúp xây dựng mạng lưới hỗ trợ. Có mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp cũng có thể khiến công việc mỗi ngày trở nên thú vị hơn và là một trong những cách giảm stress công việc.
Ngoài các cách giảm stress trong công việc kể trên, bạn có thể sử dụng liệu pháp Peptides Giảm Stress và ngủ sâu chứa DSIP – đây là 1 loại peptide tự nhiên có trong não bộ, giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn, ngủ sâu giấc hơn, từ đó giúp cơ thể được giảm stress tốt nhất.
Nguồn: mind.org.uk – apa.org
Bài viết của: Đỗ Mai Thảo