Hội chứng chân không yên khá phổ biến và có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Mặc dù ở thời gian đầu bệnh không mang lại nguy hiểm cho tính mạng, chỉ gây ra những cảm giác khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài, sẽ là nguyên nhân dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng cả tính mạng. Vậy hội chứng chân không yên là gì?
1. Hội chứng chân không yên là gì?
Hội chứng chân không yên là gì? đây là tình trạng gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh hoặc làm người bệnh có cảm giác không thoải mái ở chân. Người bệnh sẽ không thể cưỡng lại được ý muốn chân luôn luôn phải chuyển động. Các triệu chứng của hội chứng chân không yên thường xảy ra vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối trong ngày.
Hội chứng chân không yên khi ngủ thường xảy ra khi cơ thể không có hoạt động hoặc ngồi trong thời gian dài. Vì vậy, các triệu chứng của bệnh có thể gia tăng mức độ và nghiêm trọng đặc biệt vào buổi đêm. Những người mắc hội chân không yên thường sẽ khó ngủ hoặc hay bị thức giấc nửa đêm. Tuy nhiên, nếu người bệnh thực hiện di chuyển chân hoặc đi bộ sẽ làm giảm cảm giác khó chịu. Nhưng tình trạng này thường tái phát sau khi không có chuyển động chân.
Có thể nói hội chứng chân không yên là một trong những rối loạn giấc ngủ với các triệu chứng kích hoạt khi cơ thể đang ở trạng thái nghỉ ngơi, và cố gắng đi vào giấc ngủ. Hơn nữa, hội chứng cũng là rối loạn vận động bởi vì khi đó sẽ bắt buộc người bệnh phải di chuyển chân để giảm các giác khó chịu.
2. Ảnh hưởng của hội chứng chân không yên khi ngủ với chất lượng giấc ngủ
Hội chứng chân không yên khi ngủ là tình trạng rối loạn có thể gây cho người bệnh kiệt sức và buồn ngủ nhiều vào ban ngày. Khi đó sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm trạng, sự tập trung, hiệu quả công việc hay kết quả học tập cũng như các mối quan hệ trong xã hội… Những người mắc chứng chân không yên còn gặp vấn đề không thể tập trung làm việc hoặc suy nghĩ, trí nhớ suy giảm hoặc không thể hoàn thành nhiệm vụ trong ngày. Ngoài ra, còn gây ra những nguy cơ sức khỏe cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời như bệnh tim mạch, đột quỵ, giảm tuổi thọ của người bệnh….
Nếu mắc chứng chân không yên khi ngủ ở mức vừa đến nặng và không được điều trị thì có thể làm giảm khoảng 20% năng suất làm việc và làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm, lo âu cho người bệnh. Hơn nữa, tình trạng đi lại của bệnh nhân ngày càng trở nên khó khăn.
Nguyên nhân của hội chứng chân không yên có thể không rõ ràng sẽ được gọi là tình trạng nguyên phát. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bệnh nhân có yếu tố di truyền hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh thì có nguy cơ khởi phát bệnh trước 40 tuổi. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn chỉ ra mối quan hệ của hàm lượng sắt trong não bộ thấp có thể gây ra hội chứng chân không yên khi ngủ…
Hội chứng chân không yên xảy ra ở cả nam và nữ giới, tuy nhiên theo thống kê các nghiên cứu thì phụ nữ có khả năng mắc bệnh nhiều hơn so với nam. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Những hội chứng chân không yên thường tác động nghiêm trọng ở lứa tuổi trung niên, và kéo dài hơn khi tuổi càng tăng.
3. Cách nào khắc phục hội chứng chân không yên khi ngủ?
Bệnh hội chứng chân không yên có thể là tình trạng kéo dài suốt đời, mà không có cách điều trị triệt để. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng một số cách giúp giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, đồng thời tăng thời gian ngủ vào buổi đêm.
- Thực hiện thời gian ngủ muộn hơn. Hội chứng chân không yên khi ngủ là nguyên nhân khiến người bệnh khó ngủ. Khi đó, chân có thể bị đau, nóng, co giật,… Vì vậy, để có giấc ngủ sâu có thể thực hiện đi ngủ muộn hơn và thức dậy muộn hơn vào buổi sáng. Khoảng thời gian ngủ vào buổi sáng có thể khiến cơ thể được nghỉ ngơi tốt hơn.
- Thực hiện thời gian ngủ và dậy đều đặn. Duy trì lượng thời gian ngủ đủ và thực hiện ngủ cũng như thức dậy vào thời điểm cố định trong ngày sẽ giúp bạn có được giấc ngủ trọn vẹn hơn.
- Duỗi cơ trước khi ngủ giúp cho các khối cơ, bắp chân được thả lỏng và thoải mái. Có thể thực hiện duỗi cơ bắp bằng cách bước một chân lên trước sau đó dồn trọng tâm vào chân trước để lưng thẳng, hoặc có thể áp dụng các bài tập chống tay…
- Tắm nước nóng sẽ làm cho cơ thể được thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ. Đây là cách đơn giản và phổ biến giúp cơ thể thể giảm các triệu chứng của chân không yên.
- Chườm đá hoặc chườm nóng là cách thay đổi nhiệt độ giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu.
- Chuyển động chân sẽ làm giảm cảm giác co giật hoặc đau khi chân chuyển động. Có thể áp dụng một vài động tác lắc chân hoặc nhấn chân cũng có thể mang lại nhiều lợi ích cho giấc ngủ.
- Hít thở sâu sẽ làm giảm trạng thái căng thẳng. Đồng thời khi giảm cường độ ánh sáng và lắng nghe những bản nhạc êm dịu sẽ giúp cơ thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
- Bổ sung sắt giúp tăng hàm lượng sắt trong máu cho bệnh nhân, vì đối tượng này dễ dàng thiếu sắt và hàm lượng sắt trong máu giảm xuống thấp. Cơ thể sử dụng để tạo ra dopamin giúp cho não bộ kiểm soát các hoạt động cảm xúc và giấc ngủ của cơ thể. Nên tư vấn với bác sĩ trước khi thực hiện bổ sung sắt để mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh.
Hội chứng chân không yên là gì thì đây là bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi liên quan trực tiếp đến rối loạn hệ thần kinh. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị hội chứng sớm là rất cần thiết để giúp người bệnh có được giấc ngủ cùng tình trạng sức khỏe tốt.
Nguồn: sleepfoundation.org – my.clevelandclinic.org
Bài viết của: Vũ Thị Quỳnh Chi