Mụn cóc là một bệnh da liễu phổ biến, nguyên nhân do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Virus này tấn công da qua các vết trầy xước, hình thành những u nhỏ lành tính có bề mặt thô ráp, được gọi là mụn cóc. Mụn cóc ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài, đặc biệt khi chúng xuất hiện ở tay, chân hoặc mặt. Cùng tìm hiểu các cách trị mụn cóc triệt để qua bài viết dưới đây.
1. Mụn cóc là gì?
Mụn cóc hình thành trên lớp biểu bì, tức lớp da ngoài cùng. Một mụn cóc thường có bề mặt sần sùi và nhô lên. Tuy nhiên, một số loại như mụn cóc trên mặt có thể có bề mặt mịn và phẳng. Phần trung tâm của mụn cóc có thể có những đốm đen nhỏ, đây là các mao mạch cung cấp máu cho mụn.
Nguyên nhân gây ra mụn cóc trên da Mụn cóc xuất hiện khi các tế bào da phát triển nhanh hơn bình thường do bị nhiễm virus papilloma ở người (HPV). Trong số hơn 150 chủng HPV, có khoảng 10 chủng gây mụn cóc trên da, bao gồm mụn cóc thông thường, mụn cóc ở lòng bàn chân và mụn cóc phẳng.
Chúng ta thường xuyên tiếp xúc với HPV trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như khi bắt tay hoặc chạm vào tay nắm cửa, nhưng không phải ai cũng phát triển mụn cóc. Điều này rất khó lý giải. Trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu đặc biệt dễ mắc bệnh. Những người công tác trong một số ngành nghề nhất định, như chế biến thịt, cá, và gia cầm, cũng có nguy cơ cao hơn, mặc dù lý do chưa hoàn toàn rõ ràng.
Ngoài ra, một số chủng HPV khác có thể gây ra mụn cóc ở vùng sinh dục và hậu môn, lây truyền qua quan hệ tình dục. Một số loại HPV này có thể gây biến đổi tế bào ở cổ tử cung và hậu môn, dẫn đến nguy cơ ung thư. Tuy nhiên, các chủng HPV gây mụn cóc trên da rất hiếm khi liên quan đến ung thư da.
2. Bị mụn cóc làm sao hết? Mụn cóc cách điều trị như thế nào?
Hầu hết các mụn cóc thông thường tự biến mất mà không cần can thiệp, mặc dù quá trình này có thể kéo dài từ một đến hai năm và mụn cóc mới có thể xuất hiện gần đó. Nhiều người quyết định tìm đến các chuyên gia y tế,bác sĩ để điều trị mụn cóc khi các biện pháp tại nhà không hiệu quả, hoặc khi mụn gây khó chịu, lan rộng, hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Cách trị mụn cóc hiệu quả đó là loại bỏ mụn cóc (tiểu phẫu,..), kích thích hệ miễn dịch phản ứng chống lại virus, hoặc kết hợp cả hai. Quá trình điều trị mụn cóc có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Ngay cả sau khi mụn cóc được loại bỏ, chúng vẫn có khả năng tái phát hoặc lây. Với câu hỏi bị mụn cóc làm sao hết, các bác sĩ có thể chỉ định bạn một số cách sau đây.
- Loại bỏ mụn cóc bằng hóa chất
- Hủy diệt mụn cóc bằng các phương pháp vật lý
- Ngăn chặn sự tiến triển hoặc lây lan của mụn cóc
- Kích hoạt hệ miễn dịch để tiêu diệt mụn cóc
2.1. Liệu pháp đóng băng
Cách trị mụn cóc hiệu quả hiện nay được nhiều bác sĩ áp dụng đó là liệu pháp đóng băng. Đóng băng mụn cóc Quá trình đông lạnh mụn cóc, được gọi là “liệu pháp đông lạnh”, cần được thực hiện bởi một chuyên gia y tế.
Phương pháp này sử dụng một chất lỏng cực lạnh, thường là nitơ lỏng hoặc một loại bình xịt đặc biệt, để làm đông cứng mụn cóc và phá hủy các tế bào da bị nhiễm. Axit salicylic là một trong các hoạt chất cũng có thể được áp dụng để loại bỏ mụn cóc cùng với phương pháp này.
2.2. Phương pháp laser
Cách trị mụn cóc bằng laser là một phương pháp phổ biến với tốc độ nhanh chóng mà không gây đau. Đây là một trong các cách điều trị mụn cóc được nhiều người lựa chọn với độ an toàn cao. Nếu các phương pháp khác không mang lại kết quả, bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp laser, còn được gọi là liệu pháp quang học.
Các ví dụ về phương pháp này bao gồm laser carbon dioxide, laser nhuộm xung và liệu pháp quang động. Quá trình này hoạt động bằng cách đốt các mạch máu nhỏ bên trong mụn cóc, khiến mụn dần dần chết đi và tự bong ra theo thời gian. Tuy nhiên, một nhược điểm của cách trị mụn cóc bằng laser đó là nó có khả năng để lại sẹo tại chỗ đốt.
2.3. Loại bỏ mô mụn cóc
Cách trị mụn cóc trực tiếp và truyền thống đó là loại bỏ mô mụn cóc, bác sĩ có thể tiến hành sử dụng một dụng cụ đặc biệt gọi là nạo để cắt bỏ một phần mụn cóc. Cách điều trị mụn cóc này thường được kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, mụn cóc có khả năng tái phát tại cùng vị trí đã được điều trị và cũng có khả năng để lại sẹo.
2.4. Điều trị mụn cóc bằng thuốc bôi
Với các mụn cóc nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định cách trị bằng việc bôi thuốc tại chỗ. Hai loại thuốc được sử dụng nhiều đó là axit salicylic và 5-fluoruracil..
- Các loại thuốc chứa axit salicylic dùng để điều trị mụn cóc hoạt động bằng cách loại bỏ dần từng lớp mụn cóc. Nghiên cứu chỉ ra rằng axit salicylic mang lại hiệu quả cao hơn khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác như liệu pháp đông lạnh hoặc laser nhuộm xung.
- 5-fluoruracil: Loại thuốc này được bôi trực tiếp lên mụn cóc và giữ cố định dưới băng trong 12 tuần. Phương pháp này thường mang lại kết quả tích cực, đặc biệt là ở trẻ em.
2.5. Cách trị mụn cóc bằng công nghệ Red IV Laser
Một trong những phương pháp tiên tiến nhất hiện nay để điều trị mụn cóc là công nghệ Red Laser IV Therapy, giúp cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ loại bỏ mụn cóc hiệu quả.
Công nghệ Red IV Laser sử dụng tia laser đỏ, truyền qua tĩnh mạch và thâm nhập sâu vào các tế bào trong cơ thể, bao gồm cả tế bào da bị nhiễm virus, giúp tối ưu hóa quá trình điều trị mụn cóc. Các chuyên gia đang cân nhắc kết hợp phương pháp này để làm lành thương cho những bệnh nhân điều trị mụn cóc bằng các phương pháp đóng băng hay laser.
Liệu pháp Red IV Laser không chỉ cải thiện lưu thông máu và cung cấp oxy cho các mô mà còn giúp giảm viêm, căng thẳng, và quá trình oxy hóa, bảo vệ các tế bào da khỏi tổn thương. Kết quả là các tế bào trở nên khỏe mạnh hơn, giúp hỗ trợ cách trị mụn cóc hiệu quả và ngăn ngừa khả năng tái phát.
3. Lưu ý gì khi thực hiện cách điều trị mụn cóc?
- Tuân thủ điều trị và dặn dò sau mổ của bác sĩ
- Giữ vệ sinh vết thương nếu được điều trị bằng phương pháp tiểu phẫu hay đốt laser.
- Tránh vết thương tiếp xúc với môi trường bụi bặm có nhiều chất bẩn hoặc tiếp xúc với các vết thương hở của người khác.
Hiện nay đã có các cách trị mụn cóc tiên tiến và ít để lại sẹo. Tuy vậy, tùy với từng trường hợp và vị trí mụn cóc trên cơ thể, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn rõ ràng về phương pháp điều trị nhằm đạt mục đích tốt nhất.
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org/, health.harvard.edu, healthdirect.gov.au, aad.org
Bài viết của: Trần Thanh Liêm