Thiếu hụt vitamin B12 khá phổ biến. Việc bổ sung bằng cách tiêm được coi là an toàn trong hầu hết các trường hợp, nhưng đây là những điều bạn nên biết trước khi thử.
Trên trang thông tin chăm sóc sức khỏe số 1 thế giới Healthline, chuyên gia dinh dưỡng Jerlyn Jones – thạc sĩ Khoa học về Giáo dục Dinh dưỡng từ Teachers College, Đại học Columbia (Mỹ) – đã đưa ra các thông tin đánh giá đa chiều về liệu pháp tiêm/ truyền vitamin B12 đường tĩnh mạch. Drip Hydration dịch lại bài viết này để bạn đọc tham khảo.
Vitamin B12 là gì và có tác dụng gì?
Vitamin B12 là một loại vitamin tan trong nước, còn được gọi là cobalamin. Nó đóng vai trò quan trọng trong chức năng não, sản xuất DNA và hồng cầu.
Về mặt hóa học, vitamin B12 tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, nhưng tất cả đều chứa khoáng chất cobalt.
Cơ thể có thể lưu trữ vitamin này trong gan trong thời gian dài, do đó phải mất vài năm mới có thể phát triển tình trạng thiếu hụt.
Nhiều người dễ bị thiếu hụt vitamin B12
Lượng vitamin B12 khuyến nghị hàng ngày (RDI) cho người lớn trên 19 tuổi là 2,4 microgram.
Thiếu hụt vitamin B12 rất phổ biến, đặc biệt ở những người ăn chay hoặc thuần chay. Thực tế, có đến 88% người theo chế độ ăn này bị thiếu hụt vì vitamin B12 chỉ có tự nhiên trong thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Tuy nhiên, ngay cả những người ăn thịt cũng có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ B12.
Không giống các loại vitamin khác, việc hấp thụ B12 phụ thuộc vào một loại protein trong dạ dày gọi là yếu tố nội tại (intrinsic factor). Yếu tố này liên kết với B12 để cơ thể có thể hấp thụ vào máu. Những người không sản xuất đủ yếu tố nội tại có thể bị thiếu hụt.
Người cao tuổi thường có nguy cơ cao do khả năng hấp thụ B12 giảm theo tuổi tác. Những người đã phẫu thuật đường ruột, chẳng hạn như phẫu thuật giảm cân, hoặc mắc bệnh Crohn hoặc celiac cũng có nguy cơ thiếu hụt.
‘Tiêm/ truyền vitamin B12 đường tĩnh mạch rất hiệu quả’
Nếu không được điều trị, thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến các vấn đề thần kinh hoặc thiếu máu ác tính, khi cơ thể không có đủ B12 để sản xuất hồng cầu.
Vậy tiêm/truyền vitamin B12 có tốt không?
Tiêm vitamin B12 (hoặc B12 dạng truyền) là phương pháp phổ biến nhất để ngăn ngừa hoặc điều trị thiếu hụt. Các mũi tiêm/ truyền này thường được bác sĩ kê đơn và tiêm vào cơ bắp/ tĩnh mạch. Đây là phương pháp hiệu quả giúp tăng mức B12 trong máu và ngăn chặn/tái lập mức bình thường.
Lợi ích tiềm năng của tiêm/ truyền vitamin B12 đối với sức khỏe con người
Do vai trò quan trọng của vitamin B12 trong cơ thể, thiếu hụt có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trên thực tế, mức B12 thấp có liên quan đến một số bệnh lý.
- Chức năng não bộ: Thiếu vitamin B12 có liên quan đến suy giảm chức năng não. Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy những người thiếu hụt B12 có thể mắc rối loạn nhận thức, mặc dù chưa xác định được B12 là yếu tố trực tiếp gây suy giảm nhận thức. Việc bổ sung B12 không mang lại lợi ích rõ ràng cho những người có chức năng não bình thường.
- Trầm cảm: Một số nghiên cứu cho rằng có mối liên hệ giữa thiếu hụt B12 và trầm cảm. Tuy nhiên, một đánh giá cho thấy việc điều trị trầm cảm bằng B12 không làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, mặc dù bổ sung lâu dài có thể giúp ngăn ngừa tái phát.
- Loãng xương: Loãng xương là bệnh làm giảm mật độ xương, làm tăng nguy cơ gãy xương. Mức B12 thấp có liên quan đến giảm mật độ xương, nhưng chưa có nghiên cứu khẳng định chắc chắn việc bổ sung vitamin nhóm B có thể điều trị loãng xương.
- Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác: Đây là tình trạng làm mất dần thị lực trung tâm, thường xảy ra ở người trên 50 tuổi. Một nghiên cứu năm 2013 đã liên kết mức B12 thấp với nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Mặc dù chưa thể khẳng định vitamin B12 có tác dụng bảo vệ trực tiếp, nhưng việc bổ sung đầy đủ có thể quan trọng đối với sức khỏe mắt.
Gần đây, việc tiêm và truyền vitamin B12 đã trở nên phổ biến ở những người khỏe mạnh không có dấu hiệu thiếu hụt. Những người ủng hộ cho rằng tiêm B12 thường xuyên có thể giúp tăng cường năng lượng, giảm cân và cải thiện tâm trạng.
Tuy nhiên, hiện chưa có bằng chứng khoa học nào hỗ trợ cho những tuyên bố này.
An toàn và tác dụng phụ khi tiêm/ truyền vitamin B12
Tiêm vitamin B12 thường được coi là rất an toàn và không có tác dụng phụ nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm hoi, một số người có thể bị dị ứng hoặc nhạy cảm với thuốc tiêm. Nếu gặp tác dụng phụ, hãy liên hệ với bác sĩ.
Các cách khác để bổ sung vitamin B12
Vitamin B12 có trong thực phẩm động vật và một số thực phẩm bổ sung. Các thực phẩm tăng cường B12 khác nhau giữa các quốc gia, nhưng thường bao gồm sữa thực vật hoặc ngũ cốc ăn sáng.
Một số nguồn vitamin B12 dồi dào gồm:
- Gan (85g): 2500% nhu cầu hàng ngày
- Thận bò (85g): 833% nhu cầu hàng ngày
- Cá hồi vân (85g): 265% nhu cầu hàng ngày
- Cá hồi đóng hộp (85g): 156% nhu cầu hàng ngày
- Thịt bò xay (85g): 93% nhu cầu hàng ngày
- Trứng (2 quả): 43% nhu cầu hàng ngày
- Sữa (250ml): 57% nhu cầu hàng ngày
- Gà (174g): 15% nhu cầu hàng ngày
Đối với những người ăn chay hoặc thuần chay, việc đáp ứng nhu cầu vitamin B12 có thể khó khăn hơn. Trong những trường hợp này, thường nên bổ sung B12 qua đường uống hoặc tiêm.
May mắn thay, nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin B12 đường uống cũng có thể hiệu quả đối với hầu hết mọi người. Người ăn chay và thuần chay được khuyến nghị bổ sung ít nhất 10 mcg mỗi ngày hoặc 2.000 mcg mỗi tuần. Tuy nhiên, một số bác sĩ vẫn thích sử dụng phương pháp tiêm.
Bạn có cần tiêm vitamin B12 không?
Nếu bạn có chế độ ăn cân bằng với đủ thực phẩm chứa vitamin B12, thì có lẽ bạn không cần bổ sung thêm.
Đối với hầu hết mọi người, thực phẩm tự nhiên cung cấp đủ lượng cần thiết. Tuy nhiên, những người có nguy cơ thiếu hụt có thể cần đến thực phẩm bổ sung.
Trong nhiều trường hợp, viên uống có thể hiệu quả như tiêm. Một số chuyên gia cho rằng chỉ nên tiêm B12 khi thực phẩm bổ sung không có tác dụng hoặc khi triệu chứng thiếu hụt nghiêm trọng.
Bổ sung vitamin B12 đầy đủ và đúng cách là chìa khóa giúp bạn bảo vệ sức khỏe thần kinh, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và duy trì trí não minh mẫn. Việc bổ sung vitamin B12 cần được thực hiện đúng liều lượng và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người có nguy cơ cao nên kiểm tra định kỳ nồng độ vitamin B12 trong máu để tránh tình trạng thiếu hụt. Đặc biệt, việc bổ sung sớm có thể giúp ngăn ngừa các tổn thương thần kinh không thể phục hồi.
Bổ sung vitamin B12 truyền tĩnh mạch là một phương pháp hiệu quả để chống lão hóa và cải thiện sức khỏe, đặc biệt là giúp trẻ hóa não bộ/ hệ thần kinh. Tại phòng khám Drip Hydration hiện có nhiều sản phẩm truyền tĩnh mạch có thành phần chứa vitamin B12 giúp cơ thể chống lão hóa triệt để và tăng cường sức khỏe toàn diện.
Danh sách các sản phẩm truyền tĩnh mạch (IV therapy) của Drip Hydration có chứa thành phần là vitamin B12:
Chi phí dùng vitamin B12 truyền tĩnh mạch chống lão hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cơ sở y tế, liều lượng vitamin B12 được truyền và số lần truyền. Để biết thông tin chi tiết khi dùng vitamin B12 truyền tĩnh mạch, bạn có thể đặt hẹn trực tiếp với phòng khám Drip Hydration.
Lưu ý: Khi lựa chọn địa chỉ vitamin B12 tiêm truyền chống lão hóa, bạn nên ưu tiên những cơ sở có uy tín, chất lượng, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại. Xem thêm phần thông tin GIỚI THIỆU VỀ DRIP HYDRATION để biết về cơ sở vật chất, đội ngũ chuyên gia và hệ thống trang thiết bị.
Thông tin thêm về Jerlyn Jone:
Jerlyn Jone tốt nghiệp thạc sĩ Khoa học về Giáo dục Dinh dưỡng từ Teachers College, Đại học Columbia (Mỹ). Cô là một chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký (RDN) và là chủ sở hữu của The Lifestyle Dietitian LLC, một công ty tư vấn dinh dưỡng có trụ sở tại Atlanta, Georgia (Mỹ). Cô chuyên về dinh dưỡng tích hợp, tập trung vào các vấn đề về nhạy cảm thực phẩm, rối loạn tiêu hóa và sức khỏe phụ nữ. |
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/nutrition/vitamin-b12-injections
Bài viết của: Biên tập viên Drip Hydration