Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Bệnh gây ra nhiều đau đớn và phiền toái trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người thường chủ quan, không điều trị kịp thời, khiến tình trạng viêm loét nặng hơn và thậm chí có thể gây tử vong. Dưới đây là những hậu quả của viêm loét dạ dày mà bạn nên biết.
1. Hậu quả của viêm loét dạ dày là xuất huyết dạ dày
Bị viêm loét dạ dày có nguy hiểm không là băn khoăn của nhiều người. Thực tế đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Viêm loét dạ dày tá tràng kéo dài gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Khi lớp niêm mạc bị tổn thương, các mạch máu dễ vỡ, dẫn đến xuất huyết. Trong trường hợp nhẹ, tình trạng này không quá nghiêm trọng, nhưng nếu viêm loét trở nên nặng hơn và vết thương sâu, lượng máu chảy nhiều có thể gây tử vong.
Để khắc phục hậu quả này, người bệnh cần điều trị kịp thời và đúng cách các triệu chứng viêm loét dạ dày. Đồng thời, sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm theo chỉ dẫn của bác sĩ, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh các chất kích thích như rượu bia và cà phê.
2. Thủng dạ dày – hậu quả của viêm loét dạ dày
Một trong những hậu quả của viêm loét dạ dày chính là thủng dạ dày. Tình trạng này có thể gây tổn thương nhiều lớp cấu trúc dạ dày, dẫn đến thủng dạ dày. Khi tình trạng này xảy ra, người bệnh sẽ mất máu nghiêm trọng và dễ tử vong.
Để phòng ngừa bệnh thủng dạ dày do viêm loét dạ dày gây ra, người bệnh cần điều trị bệnh sớm và đúng cách theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, khi gặp phải các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn mửa,… bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay lập tức.
3. Hẹp môn vị dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày có nguy hiểm không? Thực tế bệnh lý này có thể dẫn đến hẹp môn vị dạ dày. Hẹp môn vị dạ dày là hậu quả của viêm loét dạ dày không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Người bệnh bị hẹp môn vị sẽ có các triệu chứng như đau bụng dữ dội, kéo dài, buồn nôn và nôn có mùi hôi thối khó chịu. Mất nước, mất chất điện giải và tiêu chảy khiến người bệnh mệt mỏi, da xanh xao.
Cũng như các hậu quả của viêm loét dạ dày kể trên, để ngăn chặn tình trạng này, người bệnh cần điều trị sớm các triệu chứng của viêm loét dạ dày và duy trì chế độ ăn uống phù hợp, tránh các thực phẩm gây kích thích dạ dày. Thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ và tham gia các buổi tái khám định kỳ.
4. Ung thư dạ dày
Một hậu quả của viêm loét dạ dày nguy hiểm nhất là dẫn đến ung thư dạ dày. Viêm loét dạ dày tá tràng có thể kích hoạt các tế bào ác tính, hình thành nên khối u ác tính trong dạ dày, còn gọi là ung thư dạ dày. Bệnh rất nguy hiểm vì có thể gây tử vong nhanh chóng.
Để ngăn chặn bệnh ung thư dạ dày, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường của dạ dày. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, không hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia. Điều trị viêm loét dạ dày kịp thời và theo dõi sát sao tình trạng bệnh với sự hướng dẫn của bác sĩ.
5. Lưu ý chung để khắc phục hậu quả của viêm loét dạ dày
Để phòng ngừa viêm loét dạ dày – tá tràng, người bệnh cần xây dựng và thực hiện một lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học.
5.1. Chế độ dinh dưỡng
- Hạn chế thức ăn thay đổi môi trường pH dạ dày như tránh các thực phẩm có vị cay, chua như tiêu, giấm, ớt, tỏi.
- Hạn chế yếu tố tăng tiết dịch vị bằng cách tránh thức ăn giàu béo, cà phê, trà đặc, rượu, đồ uống có ga, thức ăn muối chua và muối.
- Chọn thức ăn nấu mềm, chín, giàu dinh dưỡng: Tăng cường các thực phẩm giúp đề kháng niêm mạc ruột như sữa, cháo, súp, các món hầm mềm. Tránh ăn thực phẩm thô cứng, nhiều xơ và gân.
- Lưu ý nên nhai kỹ và ăn chậm. Sau khi ăn, không vận động mạnh, chạy nhảy, tập thể dục hay làm việc quá sức ngay.
- Ăn nhiều bữa trong ngày, tránh ăn quá no hoặc để bụng đói quá. Ăn nhẹ, bữa cuối cách giờ đi ngủ khoảng 3 giờ, không ăn khuya để dạ dày không hoạt động quá tải vào ban đêm.
5.2. Điều chỉnh lối sống hợp lý
- Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
- Hạn chế suy nghĩ căng thẳng và tránh stress.
- Giảm thiểu sử dụng các chất kích thích như: rượu bia và thuốc lá
- Sử dụng thuốc đúng cách, chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Việc tuân thủ các nguyên tắc này sẽ giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng và bảo vệ sức khỏe tiêu hóa của bạn một cách hiệu quả.
Tài liệu tham khảo: Mayoclinic.org
Bài viết của: Nguyễn Thị Thu Uyên