Vảy nến là một trong các bệnh mãn tính liên quan đến quá trình các tế bào gia phát triển quá nhanh. Tình trạng vảy nến kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân và chất lượng cuộc sống. Do đó, việc nắm rõ các dấu hiệu vảy nến sẽ giúp cho người bệnh có kế hoạch chữa trị sớm và tốt hơn.
1. Các dấu hiệu vảy nến điển hình là gì?
Bệnh vẩy nến là một bệnh mãn tính, trong đó hệ thống miễn dịch bị kích hoạt quá mức, dẫn đến các tế bào da phát triển nhanh chóng. Tình trạng này khiến da trở nên có vảy và viêm, thường xuất hiện ở da đầu, khuỷu tay, hoặc đầu gối, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các khu vực khác trên cơ thể. Mặc dù nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được hiểu rõ, các nhà khoa học biết rằng nó liên quan đến sự kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường.
Triệu chứng và các dấu hiệu vảy nến thường diễn ra theo chu kỳ, với các giai đoạn bùng phát kéo dài vài tuần hoặc vài tháng, sau đó là các giai đoạn thuyên giảm. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh vẩy nến, và lựa chọn phương pháp sẽ tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bệnh vẩy nến nhẹ thường có thể được kiểm soát hiệu quả bằng kem hoặc thuốc mỡ, trong khi các trường hợp vừa và nặng có thể cần dùng thuốc uống, tiêm hoặc điều trị bằng ánh sáng. Quản lý các yếu tố gây bệnh như căng thẳng và tổn thương da cũng có thể giúp kiểm soát triệu chứng.
Người mắc bệnh vẩy nến có nguy cơ cao mắc các bệnh nghiêm trọng khác, bao gồm:
- Viêm khớp vẩy nến, gây ra tình trạng sưng và cứng khớp mãn tính, cũng như viêm các điểm bám của gân và dây chằng vào xương bị ảnh hưởng.
- Biến chứng tim mạch như đau tim và đột quỵ.
- Các vấn đề về sức khỏe tâm thần như tự ti, lo âu, và trầm cảm.
- Ngoài ra, người bị bệnh vẩy nến cũng có nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư, bệnh Crohn, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, béo phì, loãng xương, viêm màng bồ đào (viêm vùng giữa mắt), bệnh gan và bệnh thận.
Bệnh vảy nến thông thường sẽ có các triệu chứng sau.
- Phát ban có thể xuất hiện với nhiều hình dạng khác nhau, từ các đốm nhỏ giống như gàu đến các mảng lớn trải rộng trên toàn cơ thể.
- Màu sắc của phát ban cũng rất đa dạng, thường là màu tím với vảy xám trên da sẫm màu, hoặc màu hồng hoặc đỏ với vảy bạc trên da sáng.
- Đôi khi xuất hiện các đốm vảy nhỏ, đặc biệt là ở trẻ em.
- Da có thể bị khô, nứt nẻ và chảy máu.
- Phát ban có thể gây ngứa, rát hoặc đau nhức.
- Phát ban thường diễn ra theo chu kỳ, với các đợt bùng phát kéo dài vài tuần hoặc vài tháng, sau đó thuyên giảm.
2. Các triệu chứng vảy nến cụ thể
Dấu hiệu vảy nến sẽ khác nhau tùy vào từng loại vảy nến mà người bệnh mắc phải, các triệu chứng và dấu hiệu cụ thể như sau.
2.1 Dấu hiệu bị vảy nến mảng
Đây là loại vảy nến phổ biến nhất trên thế giới, dấu hiệu bị vảy nến mảng đặc trưng bởi các mảng da khô, ngứa và nổi lên, phủ vảy. Số lượng các mảng có thể ít hoặc nhiều, thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, lưng dưới và da đầu. Màu sắc của các mảng phụ thuộc vào màu da, và da bị ảnh hưởng có thể để lại dấu vết màu sắc tạm thời (tăng sắc tố sau viêm), đặc biệt là trên da nâu hoặc da đen.
2.2 Dấu hiệu vảy nến móng tay
Loại vẩy nến này ảnh hưởng đến móng tay và móng chân, gây ra tình trạng móng bị rỗ, phát triển bất thường và đổi màu. Móng có thể bị lỏng và tách khỏi nền móng (ly móng), và trong những trường hợp nặng, móng có thể bị vỡ vụn.
2.3 Dấu hiệu bị vảy nến giọt
Dấu hiệu bị vảy nến giọt thường do nhiễm trùng vi khuẩn, như viêm họng liên cầu khuẩn, gây ra. Dạng vảy nến này đặc trưng bởi các đốm nhỏ hình giọt nước với vảy, xuất hiện trên thân, cánh tay hoặc chân.
2.4 Dấu hiệu bị vảy nến đảo ngược
Vảy nến ngược tập trung chủ yếu ở các nếp gấp da như bẹn, mông và ngực, vảy nến triệu chứng này tạo ra các mảng da bị viêm mịn, thường nặng hơn khi bị ma sát và đổ mồ hôi. Nhiễm trùng nấm có thể là nguyên nhân gây ra loại bệnh này.
2.5 Triệu chứng vảy nến mủ
Đây là dạng bệnh hiếp gặp, dấu hiệu vảy nến mủ đặc trưng bởi các mụn nước chứa mủ, có thể xuất hiện ở các mảng rộng hoặc các vùng nhỏ trên lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
2.6 Triệu chứng vảy nến đỏ da toàn thân
Loại vẩy nến ít phổ biến nhất này có thể phủ toàn bộ cơ thể bằng các phát ban bong tróc, gây ngứa hoặc bỏng dữ dội. Bệnh có thể kéo dài trong thời gian ngắn (cấp tính) hoặc lâu dài (mãn tính).
3. Làm gì khi gặp các dấu hiệu vảy nến?
Các dấu hiệu vảy nến có thể xuất hiện ở người từ 15 tuổi trở đi với các dấu hiệu khác nhau, nếu bệnh ở thể nhẹ với các dấu hiệu bị vảy nến chỉ xuất hiện ở một vùng da nhỏ, bạn có thể chỉ cần phải điều trị triệu chứng.
Các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến tập trung vào việc kiểm soát sự phát triển quá mức của tế bào da và loại bỏ vảy. Những phương pháp này bao gồm kem và thuốc mỡ (liệu pháp tại chỗ), liệu pháp ánh sáng (quang học), và thuốc uống hoặc tiêm.
Phương pháp điều trị phù hợp phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và phản ứng với các biện pháp điều trị trước đó. Bạn có thể cần thử nhiều loại thuốc hoặc kết hợp các phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả. Dù điều trị có thể thành công nhưng bệnh vẩy nến thường có xu hướng tái phát.
Khi xuất hiện các dấu hiệu vảy nến, một số biện pháp tại chỗ có thể được bác sĩ sử dụng cho người bệnh là Corticosteroid, Vitamin D, Retinoid, Thuốc ức chế calcineurin, Axit salicylic,… Trong các trường hợp sau, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
- Bệnh nghiêm trọng hơn hoặc lan rộng ra nhiều khu vực.
- Gây ra các cơn đau và khó chịu
- Không cải thiện mặc dù đã sử dụng thuốc
Một số phương pháp hiện nay được áp dụng để điều trị tình trạng viêm da, làm giảm tình trạng stress oxy hóa dưới da làm tăng phản ứng viêm, điển hình là công nghệ Red IV Laser hay Drip IV Laser. Công nghệ Drip IV Laser sử dụng tia laser đỏ qua tĩnh mạch để tác động vào các tế bào, cải thiện lưu thông máu, cung cấp oxy, và giảm viêm, stress, cũng như oxy hóa. Điều này giúp các tế bào khỏe mạnh hơn và hỗ trợ ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe như bệnh vảy nến.
Vảy nến là một dạng bệnh mãn tính không thể điều trị dứt điểm mà chỉ thuyên giảm triệu chứng bằng các thuốc kháng viêm, bôi tại chỗ hoặc ức chế miễn dịch. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu vảy nến và tìm đến bác sĩ có chuyên môn càng sớm càng tốt giúp cho quá trình chẩn đoán và điều trị tốt hơn.
Nguồn: niams.nih.gov – mayoclinic.org
Bài viết của: Trần Thanh Liêm