Bệnh đậu mùa khỉ có nguồn gốc từ các nước Châu Phi và đang có nguy cơ bùng phát dịch tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam được WHO xếp vào nhóm 1. Đây là nhóm Quốc gia chưa ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ nào. Tuy nhiên, nguy cơ bệnh này xâm nhập vào nước ta là rất lớn. Việc nhận biết và phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ là vấn đề được quan tâm hiện nay.

Nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn
Thế giới đã ghi nhận hơn 16.000 trường hợp tại 75 quốc gia mắc phải bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 5 trường hợp tử vong. Tỷ lệ tử vong trên số mắc là 1/3.000, số này chưa thực sự thống kê hết.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố đợt bùng phát dịch bệnh đậu khỉ hiện nay được đánh giá tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ về sự lan rộng dịch bệnh tới các quốc gia khác là rất rõ ràng.
Tại Việt Nam, tính đến hiện nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, nguy cơ xâm nhập và gây dịch bệnh ở nước ta là hoàn toàn có thể. Do sự giao lưu đi lại thuận tiện giữa các nước. Vì vậy, Việt Nam phải chuẩn bị năng lực về chuẩn đoán. Cách ly cũng như cách quản lý để hạn chế tối đa việc có ca bệnh. Lây lan cũng như tử vong.

Bệnh đậu mùa khỉ là gì?
Vi rút gây bệnh đậu mùa khỉ tương tự như virus gây bệnh đậu mùa ở người, thuộc chi Orthopoxvirus. Bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện ở Châu Phi một cách không thường xuyên, hầu hết được báo cáo là ở Cộng hoà Dân chủ Công.

Sau đó vào năm 2016, các địa điểm Sierra Leone, Liberia, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo và Nigeria đã phải trải qua đợt bùng dịch đậu mùa khỉ lớn nhất từ trước tới nay. Tỷ lệ mắc cao gấp 20 lần so với trước đây. Nguyên nhân được cho là do việc ngừng tiêm chủng vắc xin đậu mùa vào năm 1980. Các trường hợp mắc ngày càng gia tăng là do con người đang xâm nhập ngày càng sâu vào môi trường sống của các loài động vật hoang dã.
Theo các nghiên cứu, các ca nhiễm đậu mùa khỉ lây nhiễm trực tiếp qua tiếp xúc với người nhiễm. Nhưng chưa xác nhận việc có lây qua đường tình dục hay không. Tuy vậy, theo WHO ghi nhận đã có một số nam giới có quan hệ tình dục đồng tính mắc bệnh. Trẻ em, người lớn tuổi cũng là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.

2 chủng phổ biến của bệnh đậu mùa khỉ hiện nay
- Chủng Congo có biểu hiện bệnh nặng hơn, tỷ lệ tử vong là 10%
- Chủng thứ 2 ở Tây Phi, biểu hiện ít nghiêm trọng và thường gây tử vong với tỷ lệ 1%.

Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ
Dấu hiệu bệnh đậu mùa khỉ vẫn đang được các chuyên gia nghiên cứu theo dõi thêm để làm rõ. Tuy nhiên, nguy cơ lây bệnh ban đầu được xác định có thể là liên quan đến giọt bắn ở đường hô hấp. Bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh khi sống chung, dùng chung đồ với người mắc bệnh đậu mùa khỉ hoặc lây qua vết thương.
Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày và có thể nhận biết thông qua các triệu chứng sau: Sốt cao, đau cơ, phát ban, ớn lạnh, mệt mỏi, hạch bạch huyết,… Với người bệnh đã khởi phát cơn sốt phần lớn đều nổi ban kèm ngứa ngáy 1 – 3 ngày, tập trung chủ yếu ở mặt và tay chân.
Ban đầu mụn có mủ nước, chỉ xuất hiện lưa thưa nhưng sau sẽ phát tán và nổi rất nhiều lên đến hàng nghìn nốt. Bên trong mỗi nốt mục thường chứa dịch được gọi là mủ, nếu điều trị tốt thì chúng sẽ đóng vảy và mất dần.

Thông thường bệnh này có thể kéo dài cũng như tự khỏi chỉ trong 2 – 4 tuần và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh. Nhưng có nhiều trường hợp bệnh nhân có thể gặp phải nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, tổn thương hệ thần kinh, nhiễm trùng da,… thậm chí là đe doạ tính mạng người bệnh.

Phòng tránh bệnh đậu mùa khỉ như thế nào?
Dù chưa ghi nhận ca mắc bệnh nào ở Việt Nam nhưng việc phòng ngừa vẫn nên được chú trọng. Bạn nên áp dụng các biện pháp sau để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình:
- Khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất nên che miệng và mũi bằng khăn vải. Hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần để giảm phát tán những dịch tiết đường hô hấp. Ngoài ra, nên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi ở nơi công cộng.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn thường xuyên.
- Cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế nếu có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân hoặc các triệu chứng nghi ngờ để được theo dõi và tư vấn kịp thời. Ngoài ra, nên chủ động cách ly và tránh quan hệ tình dục trong thời gian này.
- Tránh tiếp xúc gần với những người mắc bệnh. Tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn. Tránh tiếp xúc các vật dụng, đồ dùng của người mắc bệnh. Với trường hợp nơi ở/ nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Bạn cần báo cho cơ quan y tế để được tư vấn, xử lý kịp thời.
- Khi đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi). Nên tránh tiếp xúc với các động vật có vú (chết hoặc sống) chẳng hạn như: động vật gặm nhấm, động vật linh trưởng, thú có vú. Khi về lại Việt Nam, hãy chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, sống lành mạnh. Vận động thường xuyên tăng cường thể lực, nâng cao sức khoẻ.

Tuy còn mới nhưng các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên có ý thức phòng ngừa căn bệnh này. Nên thường xuyên cập nhật những thông tin mới nhất về bệnh và thực hiện đúng theo khuyến cáo được đưa ra từ Bộ Y tế.
Bài viết của: Biên tập viên Drip Hydration