Bệnh bụi phổi silic là một trong các bệnh liên quan đến phổi do hít phải bụi silic tinh thể. Lâu dần có thể gây ra xơ hóa mô phổi và ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của người bệnh. Việc chủ động tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân sẽ giúp quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt hơn.
1. Bệnh bụi phổ silic là gì?
Bệnh bụi phổi silic là một bệnh lý phổi phát sinh do hít phải các hạt tinh thể rất nhỏ của silicon dioxide hoặc silica. Người bệnh bụi phổi silic sẽ có nguy cơ nhiễm độc silic, khi đó người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như ho, viêm (sưng) và xơ hóa mô phổ (sẹo).
Bệnh bủi phổi silic hay gặp ở những người làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi, các loại đá, môi trường vật liệu xây dựng. Có các loại bệnh bụi phổi silic thường gặp như sau.
- Bệnh phổi silic mãn tính: Thường phát sinh khi bạn tiếp xúc với bụi chứa silica trong hơn 10 năm. Lượng silica trong bụi cũng đóng vai trò quan trọng. Bệnh này có thể chia thành các dạng sau: bệnh bụi phổi silic đơn giản và xơ hóa tiến triển.
- Bệnh phổi silic bán cấp: Còn được gọi là bệnh phổi silic tăng tốc, loại này xảy ra trong thời gian ngắn hơn, khoảng từ hai đến năm năm. Mặc dù thời gian tiếp xúc ngắn hơn nhưng mức độ phơi nhiễm thường cao hơn.
- Bệnh bụi phổi silic cấp tính: Bạn có thể mắc loại bệnh này khi tiếp xúc quá nhiều với các hạt chứa hàm lượng silica cao trong thời gian ngắn chỉ vài tháng.
Người mắc bệnh bụi phổi silic hoàn toàn có các nguy cơ mắc những chứng bệnh nguy hiểm sau cao hơn:
- Lao phổi, nhiễm trùng phổi.
- Ung thư phổi.
- Bệnh thận mãn tính.
- Viêm phế quản mãn tính.
- Các bệnh tự miễn như xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp và lupus.

Theo các khảo sát, nguyên nhân của bệnh này thường liên quan chặt chẽ đến môi trường làm việc có nhiều khói bụi, người lao động không sử dụng các biện pháp phòng bệnh như đeo khẩu trang và che mũi để bảo vệ. Nếu làm việc trong các ngành sau đây, nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic sẽ tăng cao hơn so với những người khác:
- Khai thác mỏ và khai thác đá.
- Xây dựng và phá dỡ.
- Công việc liên quan đến đá, bao gồm sản xuất mặt bàn bằng đá.
- Đồ gốm, đồ sứ và đồ thủy tinh.
- Phun cát.
- Công việc đúc (đúc tượng gỗ, đúc tượng đá,…)
Dấu hiệu bệnh bụi phổi silic có thể được phát hiện nếu như bạn chú ý đến các biển hiện của hệ hô hấp hàng ngày như dễ bị ho, khó thở. Ngoài ra, bằng các xét nghiệm và chẩn đoán các bác sĩ có thể giúp chẩn đoán bạn có đang mắc bệnh bụi phổi silic hay không.
- Xét nghiệm hình ảnh: Bao gồm chụp X-quang ngực và chụp cắt lớp vi tính (CT) độ phân giải cao. Những xét nghiệm này giúp bác sĩ phát hiện các dấu hiệu bệnh bụi phổi silic.
- Xét nghiệm chức năng phổi: Được thực hiện để đánh giá khả năng hoạt động của phổi.
- Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm: Các xét nghiệm này nhằm loại trừ các bệnh lý khác như các loại nhiễm trùng khác, có thể bao gồm xét nghiệm da lao. Tuy nhiên, không có xét nghiệm trong phòng thí nghiệm nào có thể xác nhận chẩn đoán bệnh bụi phổi silic.
- Rửa phế quản phế nang: Xét nghiệm này ‘rửa’ phổi và phân tích chất lỏng được lấy ra từ phổi.
- Sinh thiết phổi: Xét nghiệm này liên quan đến việc lấy một mẫu mô nhỏ từ phổi, và thường chỉ được thực hiện trong những trường hợp đặc biệt.
2. Các triệu chứng của bệnh bụi phổi silic phổ biến
Các hạt bụi mịn silica tác động có hại đến phế nang, có thể gây hại bằng cách làm tổn thương các đại thực bào phế nang. Những đại thực bào này thuộc hệ thống miễn dịch và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường hô hấp. Khi nhiễm bệnh, một số triệu chứng dễ dàng nhận thấy như sau.
- Ho dai dẳng.
- Ho có đờm.
- Viêm (sưng).
- Xơ hóa mô phổi (sẹo).
Những triệu chứng này có thể phát triển nhanh chóng và dẫn đến
- Tình trạng khó thở thỉnh thoảng khi làm việc gắng sức hoặc chơi thể thao.
- Cơ thể luôn mệt mỏi tay chân.
- Tay chân yếu .
- Gây ra tình trạng giảm cân ngoài ý muốn.
3. Cách điều trị bệnh bụi phổi silic
Bệnh bụi phổi silic có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm và chẩn đoán của bác sĩ. Song hiện nay y học thế giới vẫn chưa tìm ra cách chữa trị dứt điểm căn bệnh này, thay vào đó, người bệnh chỉ có thể phòng ngừa và kiểm soát bệnh gây biến chứng nặng hơn. Một số cách để kiểm soát bệnh hiệu quả là:
- Ngừng hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm có chứa thuốc lá và nicotine.
- Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân hoặc thay đổi công việc khỏi nơi có chứa bụi mịn silica.
- Dùng thuốc giãn phế quản để cải thiện lưu thông không khí.
- Tiêm vắc-xin phòng cúm và viêm phổi để bảo vệ đường hô hấp.
- Sử dụng oxy bổ sung khi cần thiết.

Làm việc trong môi trường có chứa nhiều độc tố và bụi bặm khiến bạn có nguy cơ tiếp xúc và tích trữ chất độc trong cơ thể lâu dài.
Nguồn: healthdirect.gov.au – my.clevelandclinic.org
Bài viết của: Trần Thanh Liêm