Phục hồi chức năng sau đột quỵ có vai trò đặc biệt quan trọng để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của bệnh và tăng khả năng hồi phục sau đột quỵ. Các bài tập phục hồi chức năng sau đột quỵ phụ thuộc vào các phần não bị tổn thương bởi cơn đột quỵ. Phục hồi chức năng sau đột quỵ não giúp cải thiện khả năng vận động, nói, sức mạnh và các kỹ năng sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, những phương pháp này cũng giúp người bị đột quỵ lấy lại sự độc lập và cải thiện chất lượng cuộc sống.
1. Nguyên nhân vì sao cần phục hồi chức năng sau đột quỵ?
Đột quỵ là tình trạng bệnh để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Mức độ phục hồi chức năng sau đột quỵ của mỗi người cũng khác nhau. Các nhà nghiên cứu gần đây đã kết luận rằng những người tham gia chương trình phục hồi chức năng sau đột quỵ não tập trung như tại bệnh viện hoặc trung tâm phục hồi chức năng có kết quả tốt hơn hầu hết những người không tham gia phục hồi. Do đó, việc áp dụng các phương pháp phục hồi chức năng sau đột quỵ được khuyến nghị cho tất cả những người bị đột quỵ.
Loại phục hồi chức năng sau đột quỵ não sẽ phụ thuộc vào mức độ chức năng bị ảnh hưởng. Những thay đổi về chức năng sau đột quỵ sẽ phụ thuộc vào phần não nào bị tổn thương và mức độ tổn thương. Theo dữ liệu gần đây của Úc cho thấy sau đột quỵ, hơn một phần ba số người bị khuyết tật ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của họ.
Phục hồi chức năng sau đột quỵ hướng đến:
- Học lại các kỹ năng đã mất khi não bị tổn thương do đột quỵ;
- Học nhiều cách khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ, công việc hàng ngày và khắc phục những khuyết tật mắc phải do đột quỵ;
Thời gian bắt đầu các phục hồi chức năng sau đột quỵ não sẽ bắt đầu ngay khi người bệnh ổn định trong khoa đột quỵ hoặc khoa nội của bệnh viện, có thể là sớm nhất là 24 giờ đồng hồ đầu tiên sau khi đột quỵ.
Các hoạt động phục hồi chức năng sau đột quỵ não có thể thay đổi theo thời gian. Quá trình phục hồi sau đột quỵ ở mỗi người là khác nhau nên rất khó để dự đoán kết quả hay khả năng phục hồi là bao nhiêu và trong bao lâu. Nhìn chung, quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ thành công phụ thuộc vào:
- Các yếu tố vật lý: Bao gồm mức độ nghiêm trọng của cơn đột quỵ về cả nhận thức cũng như thể chất.
- Các yếu tố cảm xúc: Bao gồm các yếu tố như động lực, tâm trạng và khả năng duy trì các hoạt động phục hồi chức năng bên ngoài các buổi trị liệu.
- Các yếu tố xã hội: Sự hỗ trợ từ người thân và gia đình.
- Các yếu tố trị liệu: Bao gồm thời gian bắt đầu phục hồi chức năng sớm và kỹ năng của nhóm phục hồi chức năng sau đột quỵ.
Tỷ lệ phục hồi chức năng sau đột quỵ thường cao nhất trong những tuần và tháng sau đột quỵ. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy hiệu suất có thể cải thiện ngay cả sau 12 đến 18 tháng sau đột quỵ.
2. Phục hồi chức năng sau đột quỵ gồm các hoạt động nào?
Nhiều phương pháp tập phục hồi chức năng sau đột quỵ giúp mọi người phục hồi sau đột quỵ. Nhìn chung, các hoạt động tập phục hồi chức năng chủ yếu tập trung vào các hành động cụ thể được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần. Kế hoạch phục hồi chức năng của mỗi người sẽ thay đổi phụ thuộc vào bộ phận cơ thể hoặc loại khả năng bị ảnh hưởng bởi đột quỵ.
Các hoạt động thể chất để phục hồi chức năng bao gồm:
- Các bài tập về kỹ năng vận động: Các bài tập có thể có tác dụng giúp cải thiện sức mạnh cơ bắp và sự phối hợp trên khắp cơ thể. Những bài tập này có thể bao gồm các cơ được sử dụng để giữ thăng bằng và đi bộ.
- Luyện tập vận động: Những bài tập này bao gồm học cách sử dụng các dụng cụ hỗ trợ vận động như xe tập đi, gậy, xe lăn hoặc nẹp mắt cá chân. Nẹp mắt cá chân có thể có tác dụng ổn định và tăng cường sức mạnh cho mắt cá chân để hỗ trợ trọng lượng cơ thể trong khi bạn học lại cách đi bộ.
- Liệu pháp phạm vi chuyển động: Một số bài tập và phương pháp điều trị nhất định có thể làm giảm căng cơ và có tác dụng giúp phục hồi phạm vi chuyển động.
Các hoạt động thể chất được thực hiện dựa trên hỗ trợ công nghệ bao gồm:
- Kích thích điện chức năng: Điện được áp dụng cho các cơ bị yếu, khiến chúng co lại. Kích thích điện có thể giúp rèn luyện lại các cơ.
- Công nghệ robot: Các thiết bị robot có thể có công dụng hỗ trợ các chi bị yếu do đột quỵ thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại. Các bài tập với robot có giúp các chi lấy lại sức mạnh và chức năng.
- Công nghệ không dây: Máy theo dõi hoạt động có thể giúp tăng cường hoạt động sau đột quỵ.
- Thực tế ảo: Việc sử dụng trò chơi điện tử và các liệu pháp dựa trên máy tính khác bao gồm tương tác với môi trường mô phỏng, thời gian thực.
Các hoạt động phục hồi chức năng dựa trên nhận thức và cảm xúc bao gồm:
- Liệu pháp hỗ trợ các triệu chứng nhận thức: Liệu pháp nghề nghiệp và liệu pháp ngôn ngữ giúp khắc phục những khả năng nhận thức bị mất. Những khả năng này có thể bao gồm ghi nhớ, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, kỹ năng xã hội, khả năng phán đoán và nhận thức về an toàn.
- Liệu pháp hỗ trợ giao tiếp: Liệu pháp ngôn ngữ có thể giúp lấy lại các khả năng đã mất về nói, nghe, viết và hiểu.
- Đánh giá và điều trị tâm lý: Bác sĩ tâm lý sẽ đánh giá khả năng điều chỉnh cảm xúc của từng người thông qua bài kiểm tra. Sau đó, các bác sĩ sẽ có những tư vấn cụ thể.
- Sử dụng thuốc điều trị: Các bác sĩ điều trị có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc ảnh hưởng đến sự tỉnh táo, kích động hoặc chuyển động.
Các liệu pháp phục hồi chức năng mới vẫn đang được nghiên cứu bao gồm:
- Kích thích não không xâm lấn: Kỹ thuật như kích thích từ xuyên sọ đã được sử dụng với một số thành công trong nghiên cứu tác dụng giúp cải thiện nhiều kỹ năng vận động.
- Các liệu pháp sinh học: Bao gồm liệu pháp tế bào gốc, đang được nghiên cứu, nhưng chỉ nên được sử dụng như một phần của thử nghiệm lâm sàng.
- Y học thay thế: Các phương pháp điều trị như mát-xa, liệu pháp thảo dược và châm cứu đang được đánh giá và nghiên cứu thêm.
3. Các điểm cần lưu ý trong phục hồi chức năng sau đột quỵ
Bên cạnh những phương pháp tập phục hồi chức năng sau đột quỵ thì có một số điểm cần lưu ý trong quá trình phục hồi bao gồm:
- Thời gian bắt đầu tập phục hồi chức năng sau đột quỵ: Thời gian bắt đầu phục hồi chức năng sau đột quỵ càng sớm thì khả năng phục hồi những kỹ năng đã mất càng cao. Phục hồi chức năng sau đột quỵ thường bắt đầu sớm nhất là 24 đến 48 giờ sau khi đột quỵ ngay trong bệnh viện.
- Thời gian kéo dài tập phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tập phục hồi chức năng sau đột quỵ trong bao lâu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đột quỵ và các biến chứng bệnh liên quan. Hầu hết cần một số hình thức phục hồi chức năng đột quỵ dài hạn trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi bị đột quỵ.
- Kế hoạch tập phục hồi chức năng sau đột quỵ: Kế hoạch này thay đổi trong quá trình phục hồi khi học lại các kỹ năng và nhu cầu cơ bản của từng người thay đổi.
Tóm lại, bài viết đã trả lời cho câu hỏi vì sao cần phục hồi chức năng sau đột quỵ và hoạt động phục hồi chức năng sau đột quỵ não bao gồm những liệu pháp nào. Quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ não có thể là một trải nghiệm dài và khó chịu với những khó khăn trong suốt quá trình. Khả năng hồi phục sau đột quỵ não ở mỗi người là khác nhau và quá trình phục hồi chức năng sau đột quỵ không phải là quá trình dễ dàng hay nhanh chóng. Tuy nhiên, với sự kiên trì, quyết tâm và hệ thống hỗ trợ vững chắc, bạn và người thân có thể cùng nhau đẩy nhanh quá trình chữa lành đáng kể.
Bên cạnh đó, một liệu pháp có tác dụng tăng khả năng phục hồi sau đột quỵ não là các giải pháp bổ sung như Red iv laser. Liệu pháp bổ sung này có công dụng trẻ hóa tế bào thần kinh, hỗ trợ các tế bào thần kinh hoạt động hiệu quả hơn và hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu não. Red IV laser phù hợp với những người đang trong độ tuổi trung niên từ 36 đến 55 tuổi. Công nghệ Red iv laser là công nghệ tiên tiến được thực hiện bằng cách sử dụng tia laser theo đường tĩnh mạch để đi đến từng tế bào trong cơ thể. Qua đó, công nghệ này có tác dụng đảm bảo cho tế bào thần kinh hoạt động tốt hơn, máu lưu thông trong lòng mạch ổn định hơn và cung cấp nhiều oxy đến các mô tế bào. Ánh sáng đỏ cũng giúp giảm viêm, giảm căng thẳng tương tự như việc giảm áp lực và bảo vệ tế bào khỏi nguy cơ bị tổn thương. Điều này có vai trò quan trọng để những tế bào trong cơ thể duy trì trạng thái khỏe mạnh và dự phòng nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Nguồn: mayoclinic.org – mayoclinic.org – betterhealth.vic.gov.au
Bài viết của: Ngô Thị Thảo Hiền