Stress có thể khiến chúng ta mất dần sức khỏe và tinh thần, do đó việc tìm kiếm các phương pháp giúp giảm stress là điều nên làm và duy trì để phòng tránh các tác hại của stress gây ra. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn một số bài tập thể dục giảm stress hiệu quả.
1. Tập luyện các bài tập thể dục giảm stress tốt như thế nào?
Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và cảm giác khỏe mạnh, giúp bạn có thêm sức sống mỗi ngày. Ngoài ra tập thể dục cũng mang lại một số lợi ích giúp giải tỏa căng thẳng như:
- Tăng endorphin: Hoạt động thể chất có thể giúp thúc đẩy sản xuất chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác dễ chịu của não được gọi là endorphin. Mặc dù hiện tượng này thường được gọi là cảm giác hưng phấn khi chạy hoặc khi thực hiện bất kỳ hoạt động hiếu khí nào, chẳng hạn như bạn có thể lựa chọn tham gia một trận quần vợt sôi động hoặc thực hiện giảm stress bằng đi bộ đường dài giữa thiên nhiên trong lành… những điều này có thể góp phần tạo nên cảm giác thư giãn.
- Giảm tác động tiêu cực của căng thẳng: Tập thể dục có thể giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng, dẫn đến các tác động tích cực trong cơ thể bao gồm hệ thống tim mạch, tiêu hóa và miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động có hại của căng thẳng.
- Cải thiện tâm trạng: Tập thể dục thường xuyên có thể tăng sự tự tin, cải thiện tâm trạng, giúp bạn thư giãn và giảm các triệu chứng của chứng trầm cảm nhẹ và lo âu. Tập thể dục cũng có thể cải thiện giấc ngủ, đặc biệt là những giấc ngủ thường bị gián đoạn bởi căng thẳng, trầm cảm và lo âu.
Tất cả những lợi ích của các bài tập thể dục giảm stress là làm giảm mức độ căng thẳng của bạn và mang lại cảm giác cân bằng hơn trong cơ thể và trong cuộc sống.
2. Các bài tập giảm stress hiệu quả nhất
Bất kỳ ai cũng có thể áp dụng các cách giảm stress nhờ tập thể dục. Hãy cân nhắc việc giảm stress bằng đi bộ nhanh quanh khu nhà, đi bơi hoặc tập luyện theo các bài tập trên điện thoại thông minh trong 10 phút ngay tại phòng khách. Hầu như bất kỳ bài tập thể dục giảm stress nào cũng có ích. Ví dụ, bạn nên xem xét các bài tập aerobic vừa phải như:
- Đạp xe;
- Đi bộ nhanh;
- Chạy bộ;
- Bơi lội;
- Thể dục nhịp điệu dưới nước;
- Chơi quần vợt hoặc bóng bàn;
- Khiêu vũ;
- Chèo thuyền.
Khi nói đến các bài tập giảm stress tăng cường cơ bắp, hãy cân nhắc đến việc cử tạ hoặc các hoạt động với dây kháng lực. Ngay cả việc làm vườn chăm chỉ hay chọn đi cầu thang bộ thay vì thang máy cũng có thể giúp bạn phấn chấn hơn về mặt cảm xúc.
Hãy chắc chắn chọn một bài tập giảm stress mà bạn thực sự thích. Nếu bạn không thoải mái khi ở dưới nước, đừng chọn bơi làm hoạt động chính. Tương tự như vậy, nếu ý nghĩ chạy khiến bạn không thoải mái hoặc lo lắng thì việc luyện tập sẽ không giúp bạn giải tỏa căng thẳng.
Hãy thử nhiều hoạt động khác nhau cho đến khi bạn tìm thấy một số bài tập thể dục giảm stress mà bạn thích. Khi bạn cảm thấy vui vẻ, bạn sẽ gắn bó lâu dài hơn với các thói quen tập luyện thể dục thể thao của mình.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị chúng tên nên dành ít nhất 150 phút hoạt động aerobic vừa phải mỗi tuần, cụ thể hơn có thể thực hiện buổi tập kéo dài trong 30 phút và tập ít nhất 5 lần trong tuần. Các nghiên cứu khác cho thấy chỉ cần dành ra 75 phút tập thể dục cường độ mạnh mỗi tuần cũng mang lại hiệu quả sức khỏe tương đương. Nếu bạn không có nhiều thời gian và không thể dành 30 phút cho một buổi tập, hãy thử tập ba lần, mỗi lần 10 phút trong ngày, điều này hiệu quả gần như tập 30 phút một lần.
AHA cũng khuyến khích chúng ta kết hợp ít nhất 2 buổi tập tăng cường sức khỏe cơ bắp vào thói quen tập hàng tuần của mình. Cố gắng tập luyện tất cả các nhóm cơ chính của bạn — cánh tay, vai, ngực, lưng, chân, cơ bụng và các cơ cốt lõi khác.
Nếu bạn mới bắt đầu một chương trình tập thể dục nào đó, hãy dành thời gian và tăng dần mức độ hoạt động thể chất. Ví dụ, bác sĩ có thể đề nghị bạn nên bắt đầu với 20 phút tập thể dục nhịp điệu để giảm stress mỗi ngày, duy trì 3 ngày một tuần và tăng dần tần suất từ đó.
3. Các lưu ý cần biết khi bạn tập luyện các bài tập thể dục giảm stress
Một chương trình tập luyện thành công bắt đầu bằng một vài bước đơn giản.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu bạn đã không tập thể dục trong một thời gian hoặc có vấn đề về sức khỏe, bạn có thể muốn trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu luyện tập thể dục giảm stress mới.
- Đi bộ trước khi chạy là một cách để tăng dần mức độ thể lực của bạn. Sự phấn khích về một chương trình mới có thể dẫn đến việc tập quá sức và thậm chí có thể bị thương.
- Làm những gì bạn thích. Hầu như bất kỳ hình thức tập thể dục hoặc vận động nào cũng có thể tăng mức độ thể lực của bạn, đồng thời giảm căng thẳng. Điều quan trọng nhất là chọn một hoạt động mà bạn thích. Ví dụ như đi bộ, leo cầu thang, chạy bộ, khiêu vũ, đạp xe, yoga, thái cực quyền, làm vườn, cử tạ và bơi lội. Và hãy nhớ rằng, bạn không cần phải tham gia phòng tập thể dục để vận động. Hãy đi dạo với chó, thử các bài tập thể dục với trọng lượng cơ thể hoặc tập yoga tại nhà.
- Ghi vào lịch trình. Trong lịch trình của bạn, bạn có thể cần phải tập luyện buổi sáng một ngày và hoạt động buổi tối ngày hôm sau. Nhưng dành thời gian để vận động mỗi ngày giúp bạn biến chương trình tập luyện của mình thành ưu tiên liên tục. Cố gắng đưa bài tập vào lịch trình của bạn trong suốt tuần.
Ngoài các bài tập giảm stress kể trên, bạn có thể sử dụng liệu pháp Peptides Giảm Stress và ngủ sâu chứa DSIP – đây là 1 loại peptide tự nhiên có trong não bộ, giúp chúng ta ngủ sâu giấc hơn và giảm được giảm stress tốt nhất.
Bài viết của: Đỗ Mai Thảo