Trong xã hội hiện đại với guồng quay công việc, nhiều người thường xuyên gặp phải tình trạng cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng. Tuy nhiên, vì sao người thiếu năng lượng lại mệt mỏi và ảnh hưởng của thiếu hụt năng lượng như thế nào thì không nhiều người biết. Bài viết sau đây sẽ lý giải nguyên nhân của vấn đề này.
1. Vì sao người thiếu năng lượng thường kêu mệt mỏi?
Mệt mỏi được định nghĩa là cảm giác uể oải, mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng. Đây có thể là phản ứng bình thường với hoạt động thể chất, căng thẳng về mặt cảm xúc, buồn chán hoặc thiếu ngủ. Tuy nhiên, tình trạng cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng thường xuyên xảy ra có thể báo hiệu vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
Mệt mỏi là cảm giác mệt mỏi có thể xảy ra đồng thời cùng với các triệu chứng khác như thiếu động lực và thiếu năng lượng mệt mỏi. Việc thiếu năng lượng mệt mỏi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất làm việc, cuộc sống gia đình và các mối quan hệ xã hội. Nhiều nguyên nhân khiến mọi người trở nên mệt mỏi và do đó, có nhiều cách để khắc phục tình trạng này.
Nguyên nhân của tình trạng người thiếu năng lượng xuất hiện cảm giác mệt mỏi có thể do mắc một bệnh lý nào đó cụ thể, bao gồm:
- Mắc bệnh ung thư đang điều trị bằng phương pháp hóa trị và xạ trị, hoặc đang hồi phục sau ca phẫu thuật lớn;
- Người bị nhiễm trùng;
- Mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, bệnh thận, bệnh gan, bệnh tuyến giáp và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính;
- Đau không được điều trị và các bệnh như đau xơ cơ;
- Thiếu máu;
- Mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ hoặc mắc phải các rối loạn giấc ngủ khác;
- Bị đột quỵ thời gian gần đây;
- Mắc bệnh Parkinson
- Dùng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng histamin và thuốc điều trị buồn nôn và đau
Bên cạnh đó, các yếu tố sau đây có thể khiến người thiếu năng lượng có cảm giác mệt mỏi:
- Vấn đề về tâm lý và tâm lý xã hội bao gồm trạng thái thường xuyên căng thẳng, lo lắng và trầm cảm.
- Vấn đề về sinh lý như những phụ nữ đang trong thời gian mang thai, cho con bú, ngủ không đủ giấc và tập thể dục quá mức.
- Những vấn đề liên quan đến thói quen lối sống như thường xuyên thức quá khuya, uống quá nhiều caffeine, uống quá nhiều rượu hoặc ăn các loại đồ ăn vặt.
Một số người có xu hướng dễ bị thiếu năng lượng mệt mỏi hơn những người khác. Ví dụ, những người sống trong cảnh nghèo đói và những người mắc bệnh về tinh thần hoặc thể chất cũng có nhiều khả năng bị mệt mỏi hơn.
2. Những ảnh hưởng của thiếu hụt năng lượng đến cơ thể?
Tình trạng cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng kéo dài có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe, trong đó có hội chứng mệt mỏi mãn tính. Các bài báo và hướng dẫn y khoa định nghĩa mệt mỏi mãn tính là tình trạng mệt mỏi kéo dài ít nhất 6 tháng. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính khi tình trạng cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng kéo dài thời gian trên 4 tháng và không thể giải thích được bằng chẩn đoán khác.
Người mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính có biểu hiện một hoặc nhiều triệu chứng sau:
- Rối loạn giấc ngủ; khó bắt đầu giấc ngủ, thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm;
- Đau nhức các cơ hoặc các khớp tại nhiều vị trí không có bằng chứng viêm;
- Đau nhức đầu;
- Hạch bạch huyết đau;
- Đau họng;
- Rối loạn chức năng nhận thức;
- Trạng thái căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần làm cho các dấu hiệu triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn;
- Xuất hiện cảm giác mệt mỏi nhiều kèm theo khó chịu hoặc các dấu hiệu triệu chứng tương tự như cúm;
- Chóng mặt hoặc buồn nôn;
- Hồi hộp, đánh trống ngực khi không phát hiện bệnh tim;
3. Cách nào để cải thiện tình trạng thiếu năng lượng mệt mỏi?
Nếu nguyên nhân gây thiếu năng lượng không phải do tình trạng bệnh lý nào đó thì một số thay đổi lối sống có thể cải thiện các triệu chứng. Để cải thiện tình trạng người mệt mỏi thiếu năng lượng, bạn có thể:
3.1. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ
Giấc ngủ chất lượng tốt là yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng người mệt mỏi thiếu năng lượng. Để thực hành vệ sinh giấc ngủ tốt, bạn có thể áp dụng:
Theo Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ và Hiệp hội Nghiên cứu Giấc ngủ khuyến khuyến cáo thì những người trong độ tuổi từ 18 đến 60 cần ngủ 7 tiếng trở lên mỗi ngày để có sức khỏe tốt nhất. Ngủ ít hơn số giờ khuyến nghị mỗi đêm không chỉ liên quan đến tình trạng cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng, suy giảm hiệu suất và nguy cơ tai nạn cao hơn mà còn gây ra những hậu quả xấu cho sức khỏe.
Đối với những người thường gặp khó khăn trong việc ngủ đủ 7 tiếng, sau đây là một số mẹo giúp giấc ngủ trọn vẹn:
- Duy trì thói quen ngủ nhất quán: Bạn nên duy trì thời gian đi ngủ cố định, đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng bao gồm cả những ngày cuối tuần.
- Tránh ngủ trưa: Ngủ trưa làm giảm lượng thời gian ngủ mà cơ thể cần vào đêm, điều này có thể dẫn đến khó ngủ và giấc ngủ bị gián đoạn.
- Giới hạn thời gian thức trên giường trong vòng 5 đến 10 phút: Nếu bạn thấy mình nằm thao thức trên giường hoặc đầu óc quay cuồng quá thời thời gian kể trên thì điều cần làm là rời khỏi giường và đi làm những việc khác hoặc ngồi trong bóng tối cho đến khi buồn ngủ, sau đó quay lại giường.
- Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, tối và có nhiệt độ thoải mái: Bất kỳ ánh sáng nào lọt vào phòng đều có thể làm phiền giấc ngủ. Nhiệt độ phòng mát hơn được coi là tốt hơn để thúc đẩy giấc ngủ so với nhiệt độ ấm hơn.
- Hạn chế hoặc giới hạn sử dụng các loại đồ uống có chứa caffeine: Bạn cần cố gắng không tiêu thụ đồ uống có chứa caffeine sau buổi trưa. Tác dụng kích thích của cafein có thể kéo dài trong nhiều giờ sau khi uống và gây ra các vấn đề về việc bắt đầu giấc ngủ.
- Tránh thuốc lá và rượu trước khi đi ngủ: Hút thuốc lá và uống rượu trước khi đi ngủ có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
Nếu bạn thực hiện tất cả các thói quen ngủ được liệt kê ở trên và vẫn thức dậy trong tình trạng thiếu năng lượng mệt mỏi, bạn nên đi khám xem có vấn đề y tế liên quan đến giấc ngủ như mất ngủ, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hay hội chứng chân không yên không.
3.2. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến tình trạng người uể oải thiếu năng lượng hoặc tràn đầy năng lượng của một người. Việc duy trì chế độ ăn uống vừa phải và cân bằng có thể giúp cải thiện sức khỏe và giấc ngủ ngon hơn. Sau đây là một số mẹo trong xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh:
- Ăn đúng lượng calo phù hợp với giới tính, độ tuổi, cân nặng và mức độ hoạt động: Việc thường xuyên ăn quá nhiều hoặc quá ít có thể khiến cơ thể có cảm giác chậm chạp.
- Ăn trái cây và rau xanh trước bữa ăn chính;
- Đảm bảo ngũ cốc nguyên hạt chiếm một nửa lượng ngũ cốc tiêu thụ. Ví dụ về ngũ cốc nguyên hạt bao gồm gạo lứt, yến mạch, bột ngô nguyên cám, lúa mì bulgur và bột mì nguyên cám.
- Chuyển sang sữa ít béo và không béo để hạn chế lượng calo từ chất béo bão hòa.
- Thay đổi thói quen ăn protein: Cố gắng chọn thịt gia cầm và thịt nạc, hạn chế thịt chế biến, chọn các loại hạt và hạt không ướp muối, và chọn một số loại hải sản giàu omega-3.
- Cắt giảm đường: Đường có thể giúp tăng năng lượng nhanh chóng, nhưng nó sẽ nhanh chóng mất đi và có thể khiến thiếu năng lượng mệt mỏi hơn. Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống có nhiều đường.
- Không bỏ bữa sáng: Việc thường xuyên bỏ bữa sáng có thể khiến cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng và năng lượng cần thiết để bắt đầu ngày mới.
- Ăn theo các khoảng thời gian đều đặn: Bạn cần duy trì mức năng lượng bằng cách ăn ba bữa mỗi ngày và hạn chế đồ ăn nhẹ không lành mạnh.
- Uống đủ nước: Việc cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể có tác dụng ngăn ngừa tình trạng mất nước, dẫn đến mệt mỏi, thay đổi tâm trạng và táo bón.
3.3. Tăng cường các hoạt động thể chất
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm tình trạng người mệt mỏi thiếu năng lượng và cải thiện giấc ngủ. Theo nghiên cứu của Đại học Georgia (UGA) tại Athens phát hiện ra rằng so với việc ngồi yên, một lần tập thể dục cường độ vừa phải kéo dài ít nhất 20 phút giúp tăng cường năng lượng.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến khích tất cả người lớn cần tập thể dục cường độ vừa phải 2 giờ 30 phút mỗi tuần và các hoạt động tăng cường cơ bắp tác động đến tất cả các nhóm cơ chính trong 2 ngày trở lên mỗi tuần.
Đối với những người đã không tập thể dục trong một thời gian dài thì khi tập luyện cần bắt đầu từ từ. Bắt đầu bằng cách đi bộ nhanh 10 phút mỗi ngày và tăng dần lên đi bộ nhanh trong 30 phút trong 5 ngày mỗi tuần. Một số hoạt động thể chất có thể thực hiện với cường độ vừa phải bao gồm đi bộ nhanh, thể dục nhịp điệu dưới nước, đạp xe hoặc chơi cầu lông.
3.4. Giảm căng thẳng
Nếu những áp lực mà bạn phải đối mặt khiến bạn thiếu năng lượng mệt mỏi hoặc gây ra chứng đau đầu, đau nửa đầu hoặc căng cơ thì một vài gợi ý dưới đây có thể giải quyết tình trạng bao gồm:
- Xác định nguyên nhân của tình trạng căng thẳng: Bạn cần xác định nguyên nhân vì sao lại xuất hiện tình trạng cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng để kiểm soát được mức độ căng thẳng.
- Ghi nhật ký về căng thẳng: Tác dụng để xác định các mô hình và chủ đề chung.
- Học cách nói không: Không bao giờ làm quá sức, bạn cần nhận thức được giới hạn của mình và học cách nói không khi đã quá sức.
- Học cách nhìn nhận các tình huống theo một cách khác: Hãy cố gắng nhìn nhận các tình huống căng thẳng theo hướng tích cực hơn. Ví dụ, nếu bạn bị kẹt xe, hãy coi đó là cơ hội để có thời gian riêng tư và nghe những giai điệu yêu thích.
- Học cách chấp nhận những điều không thể thay đổi: Một số nguồn gây căng thẳng như bệnh tật hoặc cái chết của người thân, là điều không thể tránh khỏi. Thông thường, cách tốt nhất để đối phó với căng thẳng là cố gắng chấp nhận mọi thứ theo đúng bản chất của chúng.
- Học cách tha thứ: Chúng ta đều là con người và thường mắc lỗi. Hãy buông bỏ sự tức giận, oán giận và năng lượng tiêu cực bằng cách tha thứ cho bạn bè, gia đình và đồng nghiệp và tiếp tục.
- Hoạt động thể chất là cách giải tỏa căng thẳng đáng kể và giải phóng endorphin tạo cảm giác dễ chịu. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng, hãy đi dạo, dắt chó ra ngoài hoặc thậm chí bật nhạc và nhảy quanh phòng.
Thỉnh thoảng cảm thấy người uể oải thiếu năng lượng là điều bình thường. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì tình trạng này có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Bạn cần đi khám ngay lập tức nếu tình trạng cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng đi kèm với các triệu chứng khác như:
- Khó thở kèm theo cảm giác đau tức ở ngực, cánh tay hoặc lưng trên;
- Rối loạn nhịp tim: nhịp tim nhanh, đập thình thịch, rung bất thường hoặc nhịp tim chậm hoặc không đều;
- Đau nhức đầu hoặc các vấn đề liên quan đến thị lực;
- Buồn nôn, nôn hoặc đau tức bụng;
- Yếu mỏi cơ bắp;
- Có ý nghĩ làm hại bản thân hoặc làm hại những người xung quanh.
Tóm lại, bài viết đã lý giải vì sao người thiếu năng lượng thường kêu mệt mỏi, và những cách để cải thiện tình trạng cơ thể mệt mỏi thiếu năng lượng. Bên cạnh những cách cải thiện như vừa kể trên thì để dự phòng tình trạng người thiếu năng lượng là cải thiện hệ thần kinh. Việc trẻ hóa hệ thần kinh là cần thiết với những người thiếu năng lượng tác dụng nhằm duy trì trí tuệ minh mẫn, hạn chế nguy cơ gặp phải các bệnh tật liên quan đến khả năng suy giảm trí nhớ. Hơn nữa, việc trẻ hóa hệ thần kinh có thể mang lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe tổng quát nói chung. Phương pháp để trẻ hóa hệ thần kinh có tên là IV Therapy. Đây là một phương pháp được thực hiện theo đường tiêm truyền qua đường tĩnh mạch để cung cấp thuốc, vitamin, máu hoặc các chất lỏng khác cho những người cần chúng. Liệu pháp truyền dịch phục hồi sức khỏe toàn diện đến từ phòng khám Drip Hydration là liệu pháp tối ưu cho sức khỏe. Công thức này kết hợp tỷ lệ hấp thụ 100% của liệu pháp tiêm truyền theo đường tĩnh mạch cùng với những lợi ích từ các thành phần thuốc được pha truyền cẩn thận. Liệu pháp tự nhiên này là một sự bổ sung tuyệt vời cho những phác đồ y tế dự phòng. Và bạn có thể hiểu rằng, sử dụng liệu trình truyền này thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa độc tố, trẻ hóa hệ thần kinh và cải thiện sức khỏe tối ưu.
Nguồn tham khảo: .medicalnewstoday.com
Bài viết của: Ngô Thị Thảo Hiền