Để khắc phục tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, phương pháp truyền sắt thường được khuyến cáo. Ban đầu, thủ tục này thường được tiến hành tại bệnh viện hoặc phòng khám y tế. Tuy nhiên, ngày nay, bạn có thể dễ dàng thực hiện quy trình này ngay tại nhà với sự hỗ trợ từ nhân viên y tế. Có bao giờ bạn tự hỏi là điều gì sẽ xảy ra trong quá trình truyền sắt hay chưa?
1. Truyền sắt là gì?
Ở Mỹ, đây là phương pháp đưa sắt vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch để tăng hàm lượng sắt trong cơ thể. Đây là biện pháp thường được khuyến cáo cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt. Mặc dù thuốc sắt là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho trường hợp này, đôi khi bác sĩ sẽ chỉ định truyền sắt nếu hàm lượng sắt của bệnh nhân quá thấp, vì nó nhanh hơn so với uống thuốc bổ sung sắt.
Truyền sắt cũng được khuyến cáo cho những bệnh nhân không thể hấp thụ sắt qua đường uống do vấn đề tiêu hóa tiềm ẩn. Ngoài ra, những người mất máu cần phục hồi sắt nhanh cũng là những trường hợp phù hợp để áp dụng phương pháp này.
2. Bạn có thể truyền sắt ở đâu?
Trước đây, truyền sắt thường được thực hiện tại phòng khám y tế hoặc bệnh viện dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, ngày nay, với sự phổ biến của các dịch vụ y tế, bạn có thể được điều trị truyền sắt ngay tại nhà, với sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa đến tận nhà.
Đây là một phương pháp điều trị thuận tiện hơn vì bạn không cần phải ra khỏi nhà và không lo lắng về nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài. Việc điều trị tại nhà giúp bạn có thể kiểm soát an toàn môi trường và giảm thiểu rủi ro. Nhân viên y tế được đào tạo chuyên sâu sẽ đến tận nhà để thực hiện điều trị.
Kể từ sau đại dịch, các dịch vụ y tế tại nhà dần trở thành tiêu chuẩn mới và nhiều công ty cung cấp dịch vụ này. Để đảm bảo quyền lợi và sự an toàn của bạn, bạn nên lựa chọn địa chỉ có uy tín trong việc cung cấp dịch vụ này.
3. Điều gì sẽ xảy ra trong quá trình truyền sắt?
Quy trình truyền sắt tại nhà tương tự như các phương pháp điều trị IV tiêu chuẩn. Trước khi bắt đầu, y tá hoặc chuyên gia y tế sẽ thực hiện một liều thử để đảm bảo rằng bạn không có phản ứng dị ứng với sắt. Thời gian điển hình cho mỗi lần truyền sắt là từ 3 đến 4 giờ.
Trong quá trình truyền sắt tại nhà, nhân viên y tế sẽ đưa một ống nhỏ vào tĩnh mạch của bạn. Đây được gọi là ống thông và thường được gắn vào bàn tay hoặc cánh tay. Sau khi ống được đưa vào, kim sẽ được rút ra để chỉ còn lại ống thông trong tĩnh mạch.
Ống thông này sẽ được kết nối với một ống dài, và từ đó nối tiếp với túi IV chứa dung dịch sắt pha loãng trong dung dịch muối. Quá trình này được thực hiện một cách an toàn và không gây đau đớn. Cảm giác có thể bạn sẽ cảm nhận là hơi nhói khi kim đâm vào da và một chút áp lực khi dịch bắt đầu được truyền vào.
4. Truyền sắt kéo dài bao lâu?
So với các phương pháp điều trị IV khác, quá trình truyền sắt thường mất nhiều thời gian hơn và thường kéo dài từ 3 đến 4 giờ. Tuy nhiên, có những trường hợp thời gian truyền dịch có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào khuyến nghị của bác sĩ và nhu cầu lượng sắt cần thiết. Tốc độ truyền chậm được áp dụng một cách có chủ ý nhằm giảm thiểu nguy cơ biến chứng và tác dụng phụ.
Đôi khi, điều trị truyền sắt cần được thực hiện lặp lại, đặc biệt là khi cơ thể cần lượng sắt lớn để hồi phục.
5. Lợi ích của việc truyền sắt là gì?
Đối với những người bị thiếu máu, việc bổ sung sắt qua ăn uống giàu chất sắt là biện pháp được khuyến khích đầu tiên. Tuy nhiên, nếu điều này không đủ, bác sĩ sẽ chỉ định truyền sắt để khôi phục mức độ sắt trong cơ thể nhanh chóng.
Truyền sắt cũng giúp nâng cao năng lượng và làm dễ dàng hơn trong hô hấp do lượng sắt trong máu được cải thiện. Loại điều trị này cũng có thể mang lại lợi ích cho những phụ nữ bị rong kinh dẫn đến mất máu. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ có thể đề xuất truyền sắt định kỳ.
Về các tác dụng phụ của quá trình truyền sắt, tương tự như bất kỳ phương pháp điều trị nào khác, có thể xảy ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn và khó thở sau khi điều trị. Tuy nhiên, khả năng này là hiếm và hầu hết mọi người sau khi truyền sắt đều cảm thấy khỏe mạnh và có thể tiếp tục các hoạt động bình thường.
Nguồn: Driphydration.com
Bài viết của: Đinh Thị Hải Yến