Thi đấu thể thao yêu cầu sự tập trung cao độ từ các vận động viên. Bên cạnh việc chuẩn bị cho chất lượng chuyên môn, chuẩn bị tâm lý trước khi thi đấu thể thao cũng vô cùng quan trọng. Điều này cũng nằm trong một phần của sự chuẩn bị sức khỏe trước khi thi đấu thể thao. Vậy làm sao để kích hoạt trạng thái tâm lý tích cực để thi đấu thể thao cách tốt nhất?
1. Vì sao cần kích hoạt trạng thái tâm lý vật lý tích cực trước khi thi đấu thể thao?
Trong các cuộc tranh tài thể thao, các vận động viên luôn được yêu cầu phải đạt được trạng thái sức khỏe thể chất lẫn tinh thần thật tốt. Vậy, trạng thái tâm lý vật lý tích cực có vai trò gì trong khi đấu thể thao.
Trạng thái tâm lý vật lý tích cực được hiểu là khi ý thức của bạn đạt đến mức tối ưu, giúp bạn cảm thấy thoải mái và hoạt động hiệu quả nhất. Khi đó, bạn hoàn toàn tập trung vào công việc, mọi chuyện bên ngoài việc thi đấu thể thao gần như biến mất, và tâm trí trở nên bình lặng. Sự tập trung cao độ này giúp bạn thực hiện các hành động một cách dễ dàng và mang lại nhiều lợi ích.
Mặc dù không phải ai cũng có thể đạt được trạng thái tâm lý này, tuy nhiên, với sự chuẩn bị tâm lý trước khi thi đấu thể thao một cách hiệu quả, bạn hoàn toàn có thể đạt được điều đó. Dưới đây là những lý do vì sao bạn nên chuẩn bị để đạt được những lợi ích mà trạng thái này mang lại.
- Bạn tận hưởng việc thể hiện bản thân và cảm thấy hài lòng với kết quả đạt được.
- Nhận ra các mục tiêu rõ ràng, thách thức nhưng vẫn trong tầm với.
- Đạt được sự tập trung vào thi đấu, không có điều gì làm bạn phân tâm.
- Cảm thấy kiểm soát được tình hình xung quanh.
- Cảm thấy bình yên, không còn sự tự ti hay lo lắng với mọi người xung quanh
- Những suy nghĩ tiêu cực trong đầu sẽ tan biến
- Cảm thấy tích cực về những gì mình đang làm.
- Cảm giác tràn đầy năng lượng và tin rằng mình có thể hoàn thành công việc.
- Bạn không còn chú ý đến nhu cầu thể chất, các động tác trở nên tự động và dễ dàng.
Nhìn chung, sự chuẩn bị tâm lý trước khi thi đấu thể thao sẽ nhằm giúp cho các vận động viên kích hoạt tâm lý vật lý tích cực để đạt được 3 mục đích sau đây.
- Tập trung cao độ: Các vận động viên có khả năng loại bỏ mọi thứ xung quanh khi mức độ tập trung của họ được nâng cao. Để trải nghiệm trạng thái trôi chảy, họ cần thoát khỏi sự lo lắng và các yếu tố gây xao nhãng, đồng thời duy trì sự tập trung cao độ trong suốt quá trình thi đấu.
- Sự tự tin tuyệt đối: Khi đạt đến trạng thái tinh thần này, vận động viên cảm nhận sự tự tin hoàn toàn và kiểm soát tuyệt đối hiệu suất của mình. Nhờ sự tự tin này, họ có thể đối mặt với các tình huống khó khăn mà không cảm thấy căng thẳng hay lo sợ thất bại.
- Không cần nỗ lực đến kiệt sức: Trong trạng thái tâm lý này, các vận động viên miêu tả mọi thứ diễn ra dễ dàng, không cần nỗ lực thêm, như lời của Katie Ledecky, nhà vô địch Olympic bơi lội. Mọi việc diễn ra tự nhiên, không đòi hỏi suy nghĩ hay gắng sức. Hiệu suất cao nhất thường đi kèm với sự dễ dàng này, làm cho yếu tố này trở thành điểm chung trong trải nghiệm dòng chảy.
2. Cách nào chuẩn bị tâm lý trước khi thi đấu thể thao tốt nhất?
Để có một kết quả tốt, chuẩn bị tâm lý trước khi thi đấu thể thao là điều vô cùng cần thiết mà bất kỳ vận động viên nào cũng nên thực hiện. Dưới đây là một số cách chuẩn bị sức khỏe trước khi thi đấu thể thao vô cùng hiệu quả.
2.1 Tập trung hoàn toàn và tâm trí bình lặng
Loại bỏ những yếu tố gây xao nhãng xung quanh bạn để không bị chúng cản trở sự tập trung. Ai cũng có lúc bị phân tâm, nhưng những người có hiệu suất cao nhất có khả năng nhanh chóng quay lại với nhiệm vụ thi đấu thể thao của mình. Bạn có thể thử thực hành chánh niệm cũng giúp giữ cho sự chú ý của bạn luôn ở thời điểm hiện tại.
2.2 Chọn thử thách ở mức phù hợp
Hãy tìm sự cân bằng giữa độ khó của thử thách và kỹ năng của bạn với tư cách là một vận động viên. Nếu thử thách quá dễ, bạn sẽ thấy nhàm chán, nếu quá khó, bạn sẽ cảm thấy lo lắng. Để chuẩn bị tâm lý trước khi thi đấu thể thao, nên chọn một thử thách vừa sức với mình. Điều này sẽ giúp dễ dàng đạt được trạng thái tâm lý vật lý tích cực khi kỹ năng của bạn đủ để đối mặt với một thử thách mà bạn vẫn thấy đáng để chinh phục.
2.3 Thoải mái với thử thách và tin tưởng bản thân
Khả năng mở rộng giới hạn của mình là yếu tố quan trọng để rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho việc kích hoạt trạng thái tâm lý vật lý tích cực. Bạn nên xây dựng lòng tin vào bản thân bằng cách thực hiện những nhiệm vụ khó trong một khoảng thời gian dài. Từ đó, bạn sẽ có sự chuẩn bị tâm lý trước khi thi đấu thể thao cực kỳ tốt.
2.4 Phát triển đánh giá chính xác về kỹ năng
Bạn cần biết cách điều chỉnh kỹ năng của mình cho phù hợp với thử thách hiện tại. Để làm được điều này, bạn nên phát triển một tư duy cầu tiến, nghĩa là tin rằng mình có thể cải thiện, từ đó tìm kiếm và biết trân trọng những phản hồi mà mình nhận được.
2.5 Đặt ra mục tiêu rõ ràng
Đảm bảo rằng bạn đang đặt những mục tiêu giúp bạn hướng tới trạng thái trôi chảy. Khi tham gia vào hoạt động có mục tiêu cụ thể, bạn sẽ dễ dàng tập trung hoàn toàn vào những gì mình đang làm. Đặt ra mục tiêu rõ ràng và hướng tới nó bằng mọi cố gắng của bản thân là cách để sẵn sàng tham gia thi đấu thể thao.
2.6 Nghỉ ngơi và thả lỏng tâm trí
Nếu trước khi thi đấu thể thao, bạn luôn cảm thấy căng thẳng thì sẽ không có lợi. Cách để sẵn sàng khi tham gia thi đấu thể thao đó là thả lỏng tâm trí trước 24h, mọi lo lắng hãy nên bỏ qua trong khoảng thời gian này, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy việc thi đấu nhẹ nhàng hơn.
Nhìn chung, việc chuẩn bị tâm lý trước khi thi đấu thể thao rất quan trọng vì đây là yếu tố sẽ ảnh hưởng đến tinh thần và kết quả thi đấu của vận động viên hay người chơi thể thao. Bên cạnh các phương pháp mà bài viết trên đây đề cập, hiện nay, các trung tâm y khoa ở nhiều nơi trên thế giới đã áp dụng công nghệ Red IV Laser để làm tăng cường tuần hoàn, cung cấp oxy đến cơ bắp. Liệu pháp này được sử dụng nhằm giảm viêm, thư giãn cho cơ bắp, phù hợp cho các vận động viên, người chơi thể thao quá sức tránh được tình trạng stress oxy hóa và căng thẳng. Đây cũng là cách để sẵn sàng tham gia thi đấu thể thao hiệu quả nhất hiện nay mà bạn có thể áp dụng.
Nguồn: innerdrive.co.uk – ncbi.nlm.nih.gov
Bài viết của: Trần Thanh Liêm