Khi bàn về thuốc và phương pháp điều trị, cụm từ “được FDA chấp thuận” thường xuyên được nhắc đến. Trước khi sử dụng, bạn nên kiểm tra xem liệu phương pháp điều trị có được FDA chấp thuận hay không. Việc FDA chấp thuận có nghĩa là cơ quan này đã xác định rằng lợi ích vượt trội so với rủi ro và đảm bảo an toàn khi sử dụng. Đối với việc truyền sắt, bác sĩ của bạn có thể xác nhận nhiều loại khác nhau, và mỗi loại có liều lượng khuyến cáo riêng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu các loại dịch truyền sắt được FDA chấp thuận.
1. Truyền sắt là gì?
Truyền sắt giúp tăng nồng độ sắt trong cơ thể, đặc biệt hữu ích cho những người thiếu máu do thiếu sắt. Thông thường, những người thiếu sắt thường được bổ sung sắt qua việc ăn uống hoặc thêm vào khẩu phần ăn giàu sắt, nhưng cả hai phương pháp này đều cần một thời gian nhất định để hiệu quả. Khi tiến hành truyền sắt, bạn có thể tăng nồng độ sắt trong cơ thể một cách hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn, nhờ tỷ lệ hấp thu cao hơn.
Quá trình truyền sắt thường kéo dài từ 3 đến 4 giờ mỗi lần, mất nhiều thời gian hơn so với việc truyền vitamin thông thường. Việc truyền chậm giúp ngăn ngừa các tác dụng phụ và biến chứng khác có thể xảy ra. Điều khác biệt giữa truyền sắt và các phương pháp điều trị bằng IV khác là trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu kiểm tra để đảm bảo rằng bạn không bị dị ứng với sắt.
2. Đối tượng cần truyền sắt là ai?
Những người bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ được chỉ định sử dụng truyền sắt, đặc biệt là khi cần bổ sung sắt một cách nhanh chóng. Các phụ nữ thường bị thiếu máu do kinh nguyệt cũng có thể được khuyên sử dụng phương pháp truyền sắt.
Một số người không thể hấp thu sắt qua đường uống do vấn đề về tiêu hóa. Trong những trường hợp như vậy, điều trị truyền sắt là phương pháp được khuyến nghị, vì sắt được cung cấp trực tiếp qua đường tĩnh mạch.
3. Các loại dịch truyền sắt khác nhau được FDA chấp thuận là gì?
Bác sĩ có thể đề xuất nhiều loại phương pháp điều trị truyền sắt khác nhau được FDA chấp thuận, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Dưới đây là các loại dịch truyền sắt khác nhau được FDA chấp thuận:
- Sắt cacboxymaltose (FCM): Còn được gọi là Injectafer hoặc Ferinject, liều khuyến cáo là 1 hoặc 2 liều 750 mg cho những người có cân nặng dưới 50 kg, hoặc 15 mg/kg cho những người dưới 50 kg. Các liều nên cách nhau ít nhất 7 ngày. Không cần liều thử nghiệm cho loại sản phẩm sắt IV này.
- Sắt deisomaltose: Còn được gọi là Monoferric hoặc Monofer, nồng độ sắt là 100 mg/ml. Liều khuyến cáo là 1 liều duy nhất 1000 mg cho những người có cân nặng hơn 50 kg, hoặc tối đa 3 liều 500 mg trong vòng 7 ngày cho những người có cân nặng hơn 50 kg. Đối với những người dưới 50 kg, liều khuyến cáo là 20 mg/kg. Không cần định lượng thử nghiệm cho loại sản phẩm sắt này.
- Sắt gluconat (FG): Còn được gọi là Ferrlecit, nồng độ sắt là 12,5 mg/ml. Liều khuyến cáo là 125 đến 250 mg. Điều trị thường được khuyến nghị đối với những người có tiền sử dị ứng với nhiều loại thuốc.
- Ferumoxytol: Còn được gọi là Feraheme hoặc Rienso, nồng độ sắt là 30 mg/ml. Liều khuyến cáo là 1 liều duy nhất 1020 mg hoặc hai liều 510 mg, cách nhau từ 3 đến 8 ngày. Không cần định lượng thử nghiệm.
- Dextran sắt: Còn được gọi là InFeD, Dexiron hoặc CosmoFer, nồng độ sắt là 50 mg/ml. Liều khuyến cáo là một liều duy nhất 1000 mg pha loãng trong 250 ml nước muối sinh lý trong hơn 1 giờ, hoặc nhiều liều 100 mg. Nên thử nghiệm liều lên đến 25 mg hoặc 1,5 ml trước khi tiến hành điều trị.
- Sucrose sắt: Còn được gọi là Venofer, nồng độ sắt là 20 mg/ml. Liều khuyến cáo là nhiều liều từ 100 đến 300 mg. Không cần định lượng thử nghiệm, nhưng nó được khuyến khích cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với nhiều loại thuốc.
4. Vì sao cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi nghĩ đến việc truyền sắt?
Việc tham khảo ý kiến bác sĩ là rất quan trọng, đặc biệt là khi bạn cần tiến hành truyền sắt, vì tự chẩn đoán có thể gây hại đến sức khỏe của bạn. Bác sĩ sẽ xem xét tổng quan lịch sử sức khỏe của bạn và đánh giá tình trạng hiện tại để đưa ra những khuyến nghị phù hợp.
Bài viết đã giúp bạn biết các loại dịch truyền sắt được FDA chấp thuận. Kế hoạch điều trị được đề xuất có thể thay đổi từ ngắn hạn đến dài hạn, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bác sĩ cũng có thể xác định chính xác liệu có mắc bệnh lý nào là nguyên nhân gốc rễ của thiếu sắt hay không.
Nguồn: Driphydration.com
Bài viết của: Đinh Thị Hải Yến