Nguyên nhân gây mất ngủ ở độ tuổi trung niên rất đa dạng, bao gồm cả yếu tố sinh lý, tâm lý và lối sống. Trong bài viết này, Ths. BS Bạch Thị Thu Huyền – chuyên gia về Nội tiết & Dinh dưỡng tại phòng khám Drip Hydration Hà Nội sẽ giúp bạn phân tích một cách chi tiết các nguyên nhân gây mất ngủ ở tuổi trung niên.
1. Thay đổi nội tiết tố: Nguyên nhân gây mất ngủ ở tuổi trung niên quan trọng nhất
Theo Ths. BS Bạch Thị Thu Huyền, một trong những nguyên nhân sinh lý quan trọng nhất gây mất ngủ ở tuổi trung niên là sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.
Các hormon như estrogen và progesterone có vai trò quan trọng trong việc điều hòa giấc ngủ. Khi mức độ estrogen và progesterone giảm đi, nhiều phụ nữ bắt đầu trải qua các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm và rối loạn giấc ngủ.
Ths. BS Bạch Thị Thu Huyền dẫn chứng một nghiên cứu được công bố trong The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism cho thấy sự suy giảm estrogen trong giai đoạn mãn kinh có ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ giấc ngủ của phụ nữ. Cụ thể: Mức estrogen thấp làm giảm giai đoạn ngủ sâu (NREM), khiến phụ nữ dễ thức giấc và gặp khó khăn khi ngủ lại sau khi tỉnh dậy (Freeman, E. W. et al., 2011). Những triệu chứng này không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ tổng thể, khiến người phụ nữ cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng vào ngày hôm sau.
Đối với nam giới, mặc dù sự thay đổi hormone ít rõ rệt hơn so với phụ nữ, nhưng mức testosterone cũng giảm dần khi tuổi tác tăng. Mức testosterone thấp có thể dẫn đến các vấn đề giấc ngủ, bao gồm rối loạn giấc ngủ REM và ngưng thở khi ngủ. Nghiên cứu từ Sleep Medicine Reviews chỉ ra rằng nam giới có mức testosterone thấp có xu hướng gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ/ thức giấc vào ban đêm nhiều hơn, từ đó giảm chất lượng giấc ngủ.
2. Thay đổi trong cấu trúc giấc ngủ là 1 trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở người trung niên
Bên cạnh sự thay đổi nội tiết tố, tuổi tác cũng ảnh hưởng đến cấu trúc giấc ngủ và là nguyên nhân mất ngủ ở người lớn tuổi. Bác sĩ Huyền nhấn mạnh: Một trong những thay đổi nổi bật là sự giảm dần thời gian ngủ sâu (giai đoạn NREM) và tăng thời gian thức giấc trong đêm. Điều này dẫn đến giấc ngủ không liên tục, khiến người ta cảm thấy mệt mỏi và không được nghỉ ngơi đầy đủ vào sáng hôm sau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng với tuổi tác, người ta có xu hướng thức giấc sớm hơn và khó ngủ lại sau khi tỉnh giấc.
Việc giảm thời gian ngủ sâu khiến cơ thể không được phục hồi đúng cách trong khi ngủ. Nghiên cứu cho thấy những người lớn tuổi thường gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ sâu, dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài vào ban ngày. Họ cũng dễ bị gián đoạn giấc ngủ do các yếu tố bên ngoài như tiếng ồn, ánh sáng, hoặc thay đổi nhiệt độ trong phòng ngủ.
3. Các nguyên nhân tâm lý và xã hội cũng có thể gây mất ngủ cho người ở tuổi trung niên
Mặc dù nguyên nhân sinh lý đóng vai trò quan trọng, nhưng các yếu tố tâm lý và xã hội cũng không kém phần ảnh hưởng đến giấc ngủ ở tuổi trung niên. Theo bác sĩ Huyền, những căng thẳng từ công việc, tài chính, và các mối quan hệ gia đình có thể dẫn đến tình trạng lo âu và trầm cảm, những yếu tố này đều có thể gây mất ngủ. Người ta thường gặp khó khăn trong việc thư giãn và bước vào trạng thái ngủ khi tâm trí bị áp lực.
Bên cạnh đó, nhiều người trung niên cũng gặp lo lắng về sức khỏe của chính mình hoặc của người thân, đặc biệt khi họ phải chăm sóc cha mẹ già yếu. Cảm giác căng thẳng kéo dài này có thể làm tăng cortisol – hormone căng thẳng – và gián đoạn chu kỳ giấc ngủ bình thường.
4. Các bệnh lý mãn tính có thể là nguyên nhân gây mất ngủ ở tuổi trung niên
Ở tuổi trung niên, nhiều người bắt đầu mắc phải các bệnh lý mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh xương khớp, và rối loạn tiêu hóa. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Ví dụ, bệnh tiểu đường có thể gây tiểu đêm, trong khi bệnh xương khớp gây đau nhức, làm khó ngủ.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc bệnh lý mãn tính thường gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ do cơn đau hoặc sự khó chịu mà bệnh gây ra.
5. Thói quen sinh hoạt và môi trường ngủ
Lối sống và thói quen sinh hoạt có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ ở tuổi trung niên. Việc sử dụng caffeine hoặc rượu vào buổi tối, ăn uống không khoa học, hay thiếu vận động có thể làm rối loạn giấc ngủ. Hơn nữa, môi trường ngủ không lý tưởng như ánh sáng quá mạnh, tiếng ồn hoặc nhiệt độ phòng không thích hợp cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Mất ngủ ở tuổi trung niên là một vấn đề phức tạp, với nhiều yếu tố đóng vai trò tác động. Tuy nhiên, sự thay đổi hormone và cấu trúc giấc ngủ do tuổi tác là những nguyên nhân sinh lý chủ yếu gây ra tình trạng này.
Để xác định các giải pháp cho vấn đề mất ngủ tuổi trung niên do nội tiết kém, bạn cần được khám, hướng dẫn và tư vấn của bác sĩ chuyên ngành. Bác sĩ Bạch Thị Thu Huyền là chuyên gia hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội khoa, điều trị các vấn đề nội tiết, rối loạn giấc ngủ, có thể cho bạn những tư vấn phù hợp và tối ưu để cải thiện tình trạng này.
Hiện nay, phòng khám Drip Hydration cung cấp giải pháp truyền N.A.D 360 (N.A.D: Never Age with Drip Hydration) với các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể, giảm mệt mỏi, mất ngủ và tăng năng lượng hiệu quả. Đây là liệu pháp chữa trị mất ngủ đã được kiểm định mức độ hiệu quả và nhanh chóng.
Đặt hẹn với bác sĩ Bạch Thị Thu Huyền tại đây để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe và cách điều trị phù hợp:
Tài liệu tham khảo:
- https://onlinelibrary.wiley.com/doi/full/10.1111/
- https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1087079215000235
Đọc thêm:
Bài viết của: Biên tập viên Drip Hydration