Trào ngược dạ dày gây ngứa họng, đắng miệng là bệnh lý thường gặp trong xã hội hiện đại do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi thiếu điều độ. Tình trạng trào ngược dạ dày đau cổ họng xảy ra khi dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản thông qua cơ thắt thực quản dưới và sau đó trào ngược lên vùng hầu họng và thanh quản nhờ cơ thắt thực quản. Điều này dẫn đến phần dịch vị dạ dày gây tổn thương vùng hầu họng, gây ra tình trạng viêm họng.
1. Vì sao trào ngược dạ dày gây đau cổ họng và đắng miệng?
Tình trạng bệnh trào ngược dạ dày gây ngứa họng và đắng miệng xuất hiện khi dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản thông qua cơ thắt thực quản dưới và sau đó trào lên họng, thanh quản nhờ cơ thắt thực quản trên. Chính điều này dẫn đến phần acid từ dịch vị sẽ gây ra những tổn thương vùng hầu họng, do đó làm trào ngược dạ dày đau cổ họng.
Theo thống kê, trung bình có đến 70% các trường hợp bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ gây ra thêm biến chứng khác bao gồm đau họng do trào ngược dạ dày và các vấn đề liên quan khác tới họng. Ngoài ra, nếu không được chữa trị đúng cách thì tình trạng đau họng do trào ngược dạ dày sẽ trở thành viêm họng hạt, lúc này việc chữa trị sẽ khó khăn cũng như dễ tái phát. Đau họng do trào ngược dạ dày là hiện tượng người bệnh bị ngứa họng kèm các triệu chứng đi kèm như đau tức ngực, ợ chua, ợ hơi, chướng bụng, buồn nôn…
Nguyên nhân vì sao trào ngược dạ dày gây ngứa họng và trào ngược dạ dày hôi miệng? Theo lý giải y khoa, khi các cơ ở vị trí thực quản dưới bị co thắt sẽ gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày. Đây là khi dịch vị trong dạ dày gồm dịch mật, phần thức ăn chưa được tiêu hóa hết sẽ bị các cơn co thắt đẩy ngược lên vùng thực quản. Axit đẩy lên gây tăng tổn thương cho vùng niêm mạc họng và tạo môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus tấn công. Chính điều này dẫn đến niêm mạc họng bị ngứa kèm theo đau rát hoặc sưng viêm. Một nguyên nhân khác là do ảnh hưởng của cơ thắt thực quản. Loại cơ này làm nhiệm vụ ngăn chặn dòng chảy ngược dịch vị dạ dày từ dạ dày lên thực quản và từ thực quản lên vòm hầu họng. Vì một nguyên nhân nào đó, hoạt động của cơ này đóng mở bất thường, phần dịch vị chứa acid HCL tương đối đậm đặc (khoảng 150m Mol/ lít và môi trường acid với độ PH trong khoảng từ 1,5 đến 2,5). Vì vậy, lượng acid này có khả năng ăn mòn cao, khi tiếp xúc vùng hầu họng gây ra tổn thương niêm mạc họng gây viêm họng kèm theo trào ngược dạ dày hôi miệng.
Đối với người mắc bệnh viêm họng thông thường sẽ chỉ có cảm giác đau kèm theo sưng hoặc khô họng. Tuy nhiên, với người bị đau họng do trào ngược dạ dày sẽ có nhiều tổn thương ở vị trí hầu họng hơn. Những dấu hiệu lâm sàng đặc trưng nhất ở người mắc trào ngược dạ dày đau cổ họng, bao gồm:
- Họng có cảm giác đau rát, khó chịu, nuốt nghẹn thức ăn thường xuyên kèm theo khàn giọng, trào ngược dạ dày hôi miệng do có những vết xước ở vùng họng.
- Ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, khó tiêu, miệng tiết nhiều nước bọt, buồn nôn, nôn khan kèm theo họng có dấu hiệu viêm nhiễm.
- Vùng ngực và dạ dày có cảm giác nóng rát, đặc biệt là sau bữa ăn hoặc khi thay đổi tư thế.
- Trào ngược dạ dày gây đắng miệng do dịch vị dạ dày trào lên.
- Trong trường hợp đau họng do trào ngược dạ dày kéo dài biến chứng sang viêm họng mãn tính thì người bệnh sẽ thường xuyên xuất hiện cảm giác khó thở hoặc nghẹt thở.
2. Cách nào khắc phục đau họng do trào ngược dạ dày?
Với bệnh đau họng do trào ngược dạ dày, trong quá trình điều trị cần đạt 2 mục tiêu bao gồm làm giảm đau họng, dịu cổ họng và giảm các dấu hiệu lâm sàng của trào ngược dạ dày nguyên nhân gây tổn thương thực quản. Một số giải pháp điều trị trào ngược dạ dày gây viêm họng, đau họng, ho, đắng họng đang được áp dụng hiện nay như sau:
2.1. Giảm đau họng do trào ngược dạ dày bằng y học hiện đại
Trong điều trị đau họng do trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng các thuốc chống trào ngược kết hợp với điều trị đau họng. Các thuốc chống trào ngược dạ dày có công dụng giảm tiết acid hoặc trung hòa acid để bảo vệ thực quản như: thuốc kháng acid, thuốc ức chế thụ thể H2 và các thuốc ức chế bơm proton. Cụ thể tác dụng như sau:
- Thuốc kháng acid: Các hoạt chất trong những loại thuốc này có thể gồm: sodium bicarbonate, magie hydroxit, canxi carbonat, nhôm hydroxit,… Công dụng của các loại thuốc này là trung hòa acid dạ dày và giảm đau họng. Đây là loại thuốc không kê đơn, tuy nhiên, nếu bạn có hiện tượng trào ngược dạ dày đau cổ họng thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
- Thuốc ức chế thụ thể H2: Loại thuốc này hoạt động dựa trên cơ chế ngăn chặn tế bào dạ dày gắn kết với thụ thể trên tế bào sản xuất acid. Các thuốc thuộc nhóm này sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày, giảm triệu chứng bệnh bao gồm: Cimetidine, Ranitidine, Famotidine, Nizatidine…
- Thuốc ức chế bơm proton: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm sản xuất acid dạ dày, giảm tổn thương của dịch vị dạ dày đến niêm mạc thực quản.
Các loại thuốc như đã kể trên có tác dụng giúp giảm acid dạ dày trào ngược lên làm tổn thương niêm mạc thực quản, từ đó niêm mạc họng sẽ dần hồi phục. Tuy nhiên, các bác sĩ điều trị cũng có thể kê thêm các loại thuốc giảm đau họng. Những cách có thể làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày gây ngứa họng bằng các phương pháp thực hiện tại nhà đơn giản như uống và súc họng bằng nước muối ấm, ngậm gừng mật ong chưng cách thủy hoặc ngậm chanh muối.
2.2. Giảm đau họng do trào ngược dạ dày bằng y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, có rất nhiều bài thuốc điều trị đau họng do trào ngược dạ dày. Một số bài thuốc điều trị bệnh bạn có thể áp dụng bao gồm:
- Hoa đu đủ đực: Hoa đu đủ đực chứa nhiều thành phần có hiệu quả trong việc điều trị trào ngược dạ dày gây ngứa họng. Bài thuốc này bao gồm hai vị thuốc đơn giản dễ tìm là hoa đu đủ đực và đường phèn. Bạn lấy một nắm hoa đu đủ đực giã nhuyễn cùng đường phèn, sau đó đem hấp cách thủy cho tan hết đường phèn, đợi nguội bớt rồi uống. Tần suất uống bài thuốc này là 3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả cải thiện tình trạng đau họng do trào ngược dạ dày.
- Cam thảo: Cam thảo là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày để chữa viêm họng nói chung cũng như đau họng do trào ngược dạ dày. Bạn có thể sử dụng cam thảo với lượng vừa đủ pha với nước làm trà uống mỗi ngày. Tuy nhiên, đối với những người tăng huyết áp, người mắc bệnh lý tim mạch và phụ nữ mang thai không nên sử dụng.
- Gừng tươi: Gừng là loại thảo dược có khả năng làm dịu tình trạng trào ngược dạ dày gây đắng miệng. Đồng thời, gừng cũng có tác dụng hỗ trợ cải thiện chứng trào ngược dạ dày rất tốt. Nguyên liệu cần chuẩn bị vô cùng đơn giản là 1 củ gừng đem rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành các lát mỏng. Sau đó bạn cho nước sôi vào, đợi trong khoảng thời gian là 10 phút thì thêm một thìa nhỏ mật ong, khuấy đều rồi uống. Buổi sáng sau khi ngủ dậy là thời điểm uống thuốc đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
2.3. Giảm đau họng do trào ngược dạ dày nhờ thay đổi lối sống
Bạn có thể ngăn ngừa đau họng do trào ngược dạ dày bằng cách hạn chế các hoạt động và thực phẩm làm tăng nguy cơ trào ngược axit và các biến chứng của nó. Ở những người khỏe mạnh, những biện pháp này có thể đủ để kiểm soát chứng trào ngược dạ dày mà không cần dùng thuốc:
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày: Việc ăn quá nhiều trong mỗi bữa sẽ làm dạ dày giãn nhiều ra dẫn đến áp lực lên cơ thắt thực quản dưới tăng dẫn đến tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày. Việc chia nhỏ lượng thức ăn ra nhiều bữa ăn sử dụng trong ngày sẽ có tác dụng giúp hạn chế được tình trạng này.
- Tránh hoặc ăn ít thức ăn cay, nóng, thực phẩm chiên rán hoặc có quá nhiều đường: Một số loại thức ăn và đồ uống có thể làm các triệu chứng của trào ngược bao gồm đau họng do trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn như. Các loại đồ uống này có thể bao gồm nước cam, nước ép bưởi, nước chanh và đồ uống có ga …
- Tránh nằm ngay sau khi ăn: Tư thế nằm thẳng có thể khiến dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản khi thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Tình trạng thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tăng áp lực vùng bụng. Điều này khiến cho dịch vị dạ dày tác động nhiều lên cơ thắt thực quản dưới và dễ gây ra tình trạng trào ngược dạ dày thực quản cũng như trào ngược dạ dày gây ngứa họng.
- Tránh mặc quần áo bó sát: Quần áo bó sát, đặc biệt là quanh eo, gây áp lực lên dạ dày, khiến axit chảy ngược vào thực quản. Mặc quần áo rộng rãi để giảm áp lực này có thể giảm xuất hiện các cơn đau bụng.
- Tránh căng thẳng: Căng thẳng có thể tàn phá hệ thống tiêu hóa nên bạn cần dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn. Để giảm thiểu căng thẳng, một số hoạt động có thể tham gia bao gồm tập yoga, tập thở sâu hoặc bất kỳ sở thích nào khác.
- Từ bỏ hút thuốc lá: Trong thành phần của khói thuốc lá có chứa chất Nicotine, đây là một loại chất có khả năng làm giãn cơ thắt thực quản và kích thích sản xuất dịch vị. Điều này vừa gây ra trào ngược dạ dày thực quản và vừa làm cho tình trạng đau họng do trào ngược dạ dày diễn biến trầm trọng hơn.
3.Một số điểm lưu ý khi trào ngược dạ dày đau cổ họng
Trào ngược dạ dày có thể gây ra một số triệu chứng, bao gồm đau họng do trào ngược dạ dày. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể phát triển tình trạng này, kể cả trẻ sơ sinh. Việc điều trị có thể bao gồm các chiến lược tự chăm sóc và dùng thuốc đối với trẻ lớn hơn và người lớn.
Trong một số trường hợp, các triệu chứng trào ngược axit có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Khi xuất hiện đau họng do trào ngược dạ dày kèm theo các dấu hiệu sau đây cần đi khám ngay:
- Chứng đau họng do trào ngược dạ dày đi kèm với đau ngực, khó thở hoặc đau ở cánh tay hoặc hàm có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim. Trào ngược axit có thể gây đau ngực và khó có thể phân biệt được đây là do trào ngược axit hay do nguyên nhân nghiêm trọng như đau tim.
- Giảm cân không rõ nguyên nhân;
- Đi ngoài phân đen hoặc đi ngoài có lẫn máu;
- Buồn nôn nhiều, nôn ra máu hoặc tương tự như bã cà phê;
- Cảm giác nuốt vướng, đau khi nuốt;
- Mất cảm giác ngon miệng
- Đau tức ngực trái.
Bài viết đã làm rõ mối quan hệ cũng như ảnh hưởng của trào ngược dạ dày tới họng, cổ gây đắng họng kèm ngứa ngáy. Tóm lại, trào ngược dạ dày gây đắng miệng và trào ngược dạ dày gây ngứa họng có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày, gây cảm giác khó chịu kèm theo làm giảm sức khỏe tổng quát. Việc nắm được kiến thức về bệnh sẽ giúp bạn tự xây dựng cho bản thân những cách phòng ngừa, quản lý và điều trị hiệu quả.
Bài viết của: Ngô Thị Thảo Hiền