Việc sử dụng glutathione và liệu pháp truyền tĩnh mạch để hỗ trợ chức năng gan và giải độc cơ thể có thể có lợi, nhưng cũng có thể gây ra tác dụng phụ nếu không được áp dụng đúng cách. Những tác dụng phụ khi sử dụng các chất bổ sung Glutathione và IV có thể bao gồm cơn hen suyễn, phản ứng dị ứng và thiếu kẽm. Khi tiêm glutathione vào tĩnh mạch, có thể xảy ra tình trạng đỏ da, ngứa và kích ứng tại vị trí tiêm. Đối với các chất bổ sung glutathione uống, liều cao có thể gây khó chịu dạ dày hoặc có thể gây hại cho gan.
1. Tại sao mọi người lại sử dụng thực phẩm bổ sung Glutathione?
Dù chúng ta ngày càng nghe nhiều hơn về Glutathione, nhưng vẫn còn nhiều sự nhầm lẫn về tính chất và lý do sử dụng nó. Hãy bắt đầu bằng câu hỏi: Glutathione là gì? Glutathione là một nhóm chất chống oxy hóa chứa cysteine, nghiên cứu cho thấy nó giúp ngăn ngừa ung thư và bảo vệ tế bào.
Chúng ta thường nghe nói về Glutathione trong vai trò của một chất chống oxy hóa. Vì sao mọi người lại sử dụng bổ sung Glutathione? Lý do chính là vai trò của nó như một chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào khỏi stress oxy hóa do sự mất cân bằng electron của các gốc tự do. Tuy nhiên, chất chống oxy hóa không phải là thứ có sẵn trong thực phẩm của chúng ta, đây là lý do mọi người chuyển sang sử dụng thuốc viên và viên nén Glutathione.
Một lý do khác là nồng độ Glutathione giảm tự nhiên khi chúng ta già đi, khiến các tế bào phải đối mặt với stress oxy hóa nhiều hơn. Bổ sung Glutathione có thể giúp duy trì mức độ cần thiết để bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do.
Cần lưu ý rằng liệu pháp truyền tĩnh mạch Glutathione hiệu quả hơn trong việc bổ sung và hấp thụ, vì nó tránh qua trình tiêu hóa. Glutathione dễ bị phân hủy trong tiêu hóa, dẫn đến tỷ lệ hấp thụ thấp hơn khi dùng đường uống. Trong khi đó, truyền tĩnh mạch đưa Glutathione trực tiếp vào máu, đảm bảo tỷ lệ hấp thụ cao hơn 95%. Điều này giúp đảm bảo bạn nhận được lợi ích tối đa từ bổ sung; ngoài ra, truyền tĩnh mạch có thể bắt đầu có tác dụng ngay vì không phải qua hệ tiêu hóa.
Tại mức độ tế bào, Glutathione giúp bảo vệ chống lại ung thư, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, tăng cường hệ miễn dịch, điều hòa viêm nhiễm, cải thiện tâm trạng và tăng cường trí nhớ. Nó cũng ổn định đường huyết và là một thực phẩm bổ sung tuyệt vời từ thiên nhiên.
Ngoài việc chống stress oxy hóa, Glutathione còn giúp kích hoạt enzyme, quá trình trao đổi chất, tái tạo và sửa chữa DNA, sản xuất protein và giải độc cơ thể, loại bỏ các chất độc hại và ô nhiễm.
Việc sử dụng truyền tĩnh mạch Glutathione có thể giúp giảm triệu chứng bệnh vẩy nến, giảm tổn thương gan do nhiễm mỡ, cải thiện các triệu chứng của các bệnh lý như bệnh lý tự miễn dịch, Parkinson, tiểu đường và nhiều tình trạng khác, cũng như làm giảm nguy cơ nhiễm Covid-19 và giúp phục hồi nhanh chóng sau khi mắc bệnh.
2. Tác động của Glutathione là như thế nào?
Đầu tiên, Glutathione được chuyển hóa thành glutathione disulfide (GSSG) bởi enzyme glutathione reductase. Quá trình này giúp giảm gốc tự do ngoài tế bào và peroxide thành nước trước khi chúng có thể gây hại cho tế bào.
Glutathione có các đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh thoái hóa liên quan đến stress oxy hóa, trong đó có cả ung thư. Thứ hai, Glutathione bảo vệ mạnh mẽ các tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do, những phân tử có phản ứng cao với electron không ghép đôi. Những hợp chất không ổn định này có thể gây hại bằng cách làm tổn thương protein, DNA và lipid. Điều này có thể dẫn đến giảm hiệu quả của quá trình trao đổi chất hoặc thậm chí là sự chết của tế bào (apoptosis). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng stress oxy hóa đóng góp hơn 75% vào tất cả các bệnh thoái hóa.
3. Một số tác dụng phụ khi sử dụng các chất bổ sung Glutathione
Glutathione là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến tác dụng phụ của glutathione, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Liều dùng có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến mức độ hấp thu glutathione của bạn. Bạn có thể trải qua một số khó chịu tạm thời, nhưng điều này thường sẽ giảm dần trong vài ngày khi cơ thể thích nghi với glutathione.
Một số tác dụng phụ khi sử dụng các chất bổ sung Glutathione bao gồm:
- Cơn Hen Suyễn: Các dạng bổ sung glutathione dạng hít có thể gây ra các cơn hen suyễn. Nếu bạn có tiền sử hen suyễn, hãy thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng.
- Dị ứng: Có thể xảy ra phản ứng dị ứng với các dạng bổ sung glutathione khác.
- Thiếu Kẽm: Một số chất bổ sung glutathione có thể làm giảm hấp thu kẽm, gây thiếu hụt kẽm.
- Các phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên tránh sử dụng glutathione do chưa có đủ nghiên cứu về an toàn của việc này. Hiện tại, chưa có bất kỳ tương tác thuốc nghiêm trọng nào được biết đến. Tuy nhiên, có nhiều loại thuốc được biết là có tương tác nhẹ với glutathione. Hãy đảm bảo rằng bạn tham khảo ý kiến bác sĩ về những điều cần tránh khi sử dụng liệu pháp truyền tĩnh mạch glutathione hoặc các chất bổ sung khác chứa glutathione.
Nếu bạn quan tâm đến các tác dụng phụ khi sử dụng các chất bổ sung Glutathione, bác sĩ có thể khuyên bạn nên tăng liều dần theo thời gian để đảm bảo cơ thể không gặp phản ứng bất lợi nào. Mỗi người có thể phản ứng khác nhau với glutathione. Cách tốt nhất để tránh các tác dụng phụ khi sử dụng các chất bổ sung Glutathione có thể xảy ra là tuân thủ những gì phù hợp với bạn. Nếu một loại bổ sung glutathione không phù hợp, bạn có thể thử một thương hiệu hoặc thực phẩm bổ sung khác.
Bạn cũng nên thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng glutathione cùng với các loại thuốc khác. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, nên tránh sử dụng glutathione đồng thời. Mặc dù hầu hết mọi người ít gặp tác dụng phụ khi sử dụng glutathione, nhưng có thể xảy ra tình trạng đau dạ dày nếu sử dụng liều cao. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mình đang gặp phản ứng phụ từ các chất bổ sung glutathione.
4. Giảm nguy cơ tác dụng phụ khi sử dụng các chất bổ sung Glutathione
Có thể gặp phải một số khi sử dụng các chất bổ sung Glutathione. Tuy nhiên bạn có thể thực hiện một số bước để giảm nguy cơ này.
- Nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung: Hãy thảo luận với bác sĩ để biết liệu glutathione có phù hợp với bạn không.
- Bắt đầu với liều lượng thấp hơn và tăng dần lượng: Bắt đầu với liều thấp để theo dõi cơ thể phản ứng trước khi điều chỉnh liều dùng.
- Theo dõi phản ứng của cơ thể: Quan sát các phản ứng của cơ thể và báo cáo lại cho bác sĩ để điều chỉnh liều dùng nếu cần thiết.
Những câu hỏi bạn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng Glutathione bao gồm:
- Glutathione có phải là lựa chọn phù hợp với tôi không?
- Liều lượng Glutathione an toàn là bao nhiêu?
- Tôi cần lưu ý những loại tác dụng phụ nào?
- Có nguy cơ xảy ra phản ứng nghiêm trọng nào khi sử dụng Glutathione không?
Để giảm nguy cơ tác dụng phụ khi sử dụng các chất bổ sung Glutathione, ãy luôn luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nguồn tham khảo: Driphydration.com
Bài viết của: Đinh Thị Hải Yến