Mất ngủ, mệt mỏi dai dẳng xuất phát từ vấn đề rối loạn nội tiết tố có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt đối với phụ nữ. Thông qua xét nghiệm nội tiết tố, bạn có thể xác định nguyên nhân sâu xa gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe tổng thể. Vậy kết quả xét nghiệm nói gì về sự mất ngủ, mệt mỏi này của bạn?
Vì sao nội tiết tố ảnh hưởng đến giấc ngủ và năng lượng của bạn?
Hormone giữ vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các chức năng sinh lý của cơ thể, bao gồm giấc ngủ và mức năng lượng. Khi nội tiết tố bị rối loạn, chu kỳ ngủ-thức tự nhiên có thể bị xáo trộn, gây ra tình trạng mất ngủ hoặc mệt mỏi kéo dài. Theo Tiến sĩ Sara Gottfried – chuyên gia nội tiết và y học chức năng tại Đại học Harvard, giấc ngủ đóng vai trò then chốt trong hoạt động hiệu quả của hệ thống nội tiết, vì nhiều loại hormone dựa vào nhịp sinh học để duy trì sự cân bằng.
Phụ nữ dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất ngủ và suy giảm năng lượng hơn nam giới, đặc biệt trong các giai đoạn sinh lý quan trọng như chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ và thời kỳ tiền mãn kinh/mãn kinh. Nguyên nhân chính là do sự biến động của hai hormone quan trọng trong cơ thể nữ giới – Estrogen và Progesterone.
- Estrogen có tác động trực tiếp lên não bộ và ảnh hưởng đến chất lượng cũng như thời gian ngủ. Khi nồng độ estrogen giảm, cơ thể dễ gặp phải các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, làm gián đoạn giấc ngủ sâu.
- Progesterone được xem như một chất an thần tự nhiên, giúp cơ thể thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, khi hormone này suy giảm, cảm giác lo lắng, bồn chồn có thể xuất hiện, khiến việc ngủ trở nên khó khăn hơn.
Sự thay đổi của hai hormone này là nguyên nhân chính khiến nhiều phụ nữ gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ dẫn đến cảm thấy mệt mỏi kéo dài. Và điều này gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh.
Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, buồng trứng bắt đầu suy giảm chức năng, dẫn đến sự sụt giảm estrogen và progesterone diễn ra mạnh mẽ trong cơ thể của người phụ nữ. Theo Yale Medicine (2022), khoảng 61% phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh gặp các triệu chứng mất ngủ kéo dài liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố này
Giải mã kết quả xét nghiệm nội tiết tố nữ liên quan đến mất ngủ và suy kiệt năng lượng
Khi bạn gặp các vấn đề về giấc ngủ và mệt mỏi kéo dài, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm nội tiết tố để kiểm tra nồng độ các hormone quan trọng. Dưới đây là cách giải mã kết quả xét nghiệm chỉ số Estrogen và Progesterone – hai nội tiết tố nữ chính gây ảnh hưởng đến giấc ngủ ở phụ nữ:
Xét nghiệm Estrogen (Estradiol – E2) – Hormone quyết định chất lượng giấc ngủ
Estradiol (E2), một dạng Estrogen chính trong cơ thể, thường được gọi là “hormone trẻ hóa” do vai trò quan trọng của nó trong việc duy trì sức khỏe tổng thể và chất lượng giấc ngủ. Theo nghiên cứu của Đại học Stanford, Estradiol có khả năng kéo dài thời gian ngủ sâu (NREM) – giai đoạn giúp cơ thể tái tạo năng lượng, hỗ trợ sửa chữa tế bào và tăng cường sự phục hồi.
Trong các xét nghiệm nội tiết tố nữ, Estradiol (E2) là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá sức khỏe nội tiết và khả năng duy trì giấc ngủ của phụ nữ, đặc biệt là đối với phụ nữ ngoài 40 trong giai đoạn mãn kinh.
Mức Estrogen bình thường ở phụ nữ mãn kinh: <= 32,2 pg/mL
Ảnh hưởng xảy ra với giấc ngủ khi kết quả xét nghiệm Estrogen bất thường:
- Thiếu estrogen: Gây bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, giảm giấc ngủ sâu (NREM).
- Dư thừa estrogen: Tăng lo âu, khó vào giấc.
Xét nghiệm Progesterone – Hormone giúp thư giãn & dễ ngủ
Progesterone thường được coi là một “loại thuốc an thần tự nhiên”, do khả năng kích thích sản xuất GABA – chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp làm dịu não bộ và hỗ trợ giấc ngủ sâu. Hormone này có sự biến động theo chu kỳ kinh nguyệt, tăng cao sau khi rụng trứng và giảm mạnh nếu trứng không được thụ tinh.
Ở phụ nữ mãn kinh, nồng độ Progesterone giảm xuống mức rất thấp, làm suy giảm khả năng thư giãn tự nhiên của cơ thể, gây khó ngủ, trằn trọc và lo âu kéo dài.
Mức Progesterone bình thường ở phụ nữ mãn kinh: ≤ 1 ng/mL hoặc ≤ 3,18 nmol/L
Ảnh hưởng xảy ra với giấc ngủ khi kết quả xét nghiệm Progesterone bất thường:
- Thiếu progesterone: Gây mất ngủ, giấc ngủ chập chờn.
- Dư thừa progesterone: Gây buồn ngủ ban ngày, mệt mỏi.
Phụ nữ bị mất ngủ và có xét nghiệm chỉ số nội tiết tốt bất thường nên làm gì?
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn bị mất cân bằng nội tiết tố, đừng quá lo lắng. Có nhiều biện pháp bạn có thể thực hiện để cải thiện tình hình:
Thăm khám chuyên sâu với bác sĩ nội tiết
Đây là bước quan trọng đầu tiên khi phát hiện mất ngủ do mất cân bằng nội tiết tố.
- Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ giải thích chi tiết kết quả xét nghiệm của bạn, tập trung phân tích nồng độ các hormone chính như Estrogen, Progesterone và mối tương quan giữa chúng để đánh giá chính xác tình trạng mất ngủ, sức khỏe suy giảm tạo ra do sự thay đổi nội tiết tố.
- Quan trọng hơn, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gốc rễ của tình trạng mất cân bằng nội tiết gây mất ngủ, mệt mỏi, có thể do suy buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), rối loạn tuyến yên hoặc các vấn đề nội tiết khác.
Điều chỉnh lối sống
- Xây dựng thói quen ngủ lành mạnh: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày, tạo môi trường ngủ thoải mái, tránh xa các thiết bị điện tử trước khi ngủ, để nội tiết luôn được giữ ở mức ổn định, điều hòa giấc ngủ tốt hơn.
- Giảm căng thẳng: Tập yoga, thiền, hoặc các hoạt động thư giãn khác để giảm mức cortisol gây rối loạn nội tiết, giảm tình trạng mất ngủ lo âu.
- Chế độ ăn uống cân bằng: Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc để bổ sung vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể Hạn chế đường, caffeine và rượu, đặc biệt là vào buổi tối, nhằm giữ mức chỉ số nội tiết bình ổn, dễ đi vào giấc ngủ.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục giúp cải thiện giấc ngủ và tăng cường sức khỏe tổng thể, nhưng tránh tập luyện quá sức gần giờ đi ngủ. Vì tập luyện quá sức có thể gây biến động nội tiết tố trong cơ thể, khiến bạn gặp khó khăn trong việc vào giấc.
Sử dụng các liệu pháp y khoa
- Khi bệnh nhân xảy tình trạng mất ngủ do mất cân bằng nội tiết, các bác sĩ thường khuyến cáo nên sử dụng các liệu pháp y khoa để kiểm soát như thuốc bổ sung các loại vitamin với sự hướng dẫn của người có chuyên môn.
- Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp thay thế hormone (HRT) để giúp cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là trong giai đoạn mãn kinh. HRT có thể giúp giảm các triệu chứng như bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm và cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, HRT không phải là lựa chọn phù hợp cho tất cả mọi người. Bạn nên thảo luận kỹ với bác sĩ về lợi ích và rủi ro của HRT trước khi quyết định.
Phòng khám Drip Hydration cung cấp các dịch vụ khám, đánh giá và chẩn đoán các vấn đề liên quan đến rối loạn giấc ngủ – đặc biệt là rối loạn giấc ngủ do nội tiết tố suy giảm. Drip Hydration đồng thời còn cung cấp giải pháp truyền N.A.D 360 (N.A.D: Never Age with Drip Hydration) với các thuốc, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể, giảm mệt mỏi, mất ngủ và tăng năng lượng hiệu quả. Liên hệ với Drip Hydration để đặt hẹn và tư vấn chuyên sâu về giải pháp N.A.D 360.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.frontiersin.org/journals/neuroscience/articles/10.3389/fnins.2020.625397/full
- https://www.healthline.com/health/sleep/how-sleep-can-affect-your-hormone-levels
- https://www.balance-menopause.com/menopause-library/sleep-and-hormones-factsheet/
- https://www.webmd.com/sleep-disorders/features/women-hormones-sleep-problems
- https://www.healthline.com/health/insomnia/hormonal-insomnia-symptoms
- https://researchmgt.monash.edu/ws/portalfiles/portal/296863579/108493624_oa.pdf
- https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC8764829/
Đọc thêm:
Bài viết của: Biên tập viên Drip Hydration