Mặc dù bạn hấp thu hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết từ việc duy trì chế độ ăn uống cân bằng, nhưng đôi khi vẫn có thể xảy ra việc thiếu hụt chất dinh dưỡng do chế độ ăn uống không đảm bảo. Khi cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng sẽ biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác nhau và lâu ngày có thể gây ảnh hưởng lâu dài cho sức khỏe và cuộc sống của bạn. Vậy đâu là những dấu hiệu cảnh báo của tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng mà bạn cần quan tâm ?
1.Thiếu hụt dưỡng chất là gì?
Thiếu hụt dưỡng chất xảy ra khi cơ thể không nhận được đủ lượng dưỡng chất cần thiết để duy trì sức khỏe và hoạt động tối ưu. Các dưỡng chất cần thiết bao gồm vitamin, khoáng chất, protein, carbohydrate và chất béo, đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng cơ thể.
Khi sự thiếu hụt chất dinh dưỡng xảy ra, cơ thể có thể không thể thực hiện một số chức năng một cách bình thường, dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác nhau. Một số dạng thiếu hụt dưỡng chất thường gặp phải có thể kể đến là:
- Thiếu sắt: Sắt là yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu, mang oxy trong máu. Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, gây mệt mỏi, suy nhược và ảnh hưởng đến chức năng nhận thức.
- Thiếu vitamin D: Vitamin D rất quan trọng cho sức khỏe xương và hệ miễn dịch của bạn. Thiếu hụt loại vitamin này phần lớn do không tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời và hạn chế nguồn dinh dưỡng, dẫn đến yếu xương, suy nhược cơ và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng.
- Thiếu vitamin B12: Vitamin B12 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu và chức năng thần kinh. Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể gây thiếu máu, mệt mỏi, vấn đề về trí nhớ và hư tổn thần kinh.
- Thiếu canxi: Canxi rất quan trọng cho xương chắc khỏe, cũng như chức năng cơ và thần kinh đúng cách. Khi cơ thể bị thiếu hụt canxi có thể gây loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương.
- Thiếu iodine: Iodine rất quan trọng cho quá trình sản xuất hormone tuyến giáp, điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Thiếu hụt iodine có thể gây phì đại tuyến giáp (tăng kích thước tuyến giáp) và ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp.
- Thiếu vitamin C: Vitamin C là một trong các loại chất dinh dưỡng rất quan trọng cho chức năng miễn dịch, sản xuất collagen và hấp thụ sắt. Thiếu hụt nghiêm trọng vitamin C trong chế độ ăn uống có thể gây bệnh cùi, có biểu hiện mệt mỏi, chảy máu chân răng và làm chậm quá trình lành vết thương.
- Thiếu kẽm: Kẽm tham gia vào nhiều phản ứng enzym và đóng vai trò trong chức năng miễn dịch, lành vết thương và tăng trưởng. Sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng như kẽm có thể gây ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch, làm chậm quá trình lành vết thương và suy giảm tăng trưởng.
2.Các dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt dưỡng chất?
Khi cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng nhẹ có thể không gây ra những ảnh hưởng lớn và có thể cải thiện nhanh chóng bằng chế độ ăn uống. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Vì thế, nhận biết các dấu hiệu cảnh bảo khi cơ thể thiếu hụt dưỡng chất là điều rất quan trọng.
2.1.Rụng tóc trầm trọng
Trong khi tất cả mọi người đều rụng khoảng 100 sợi tóc mỗi ngày, thì đột nhiên phát hiện ra những cục tóc trên gối hoặc trong cống thoát nước của phòng tắm lại là một điều không hề bình thường. Đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề lớn hơn, chẳng hạn như nồng độ sắt thấp, ảnh hưởng đến năng lượng của bạn hoặc bệnh tuyến giáp, có thể dẫn đến tăng cân hoặc giảm cân đột ngột không giải thích được.
Nếu lượng sắt trong cơ thể thấp, bạn có thể luôn cảm thấy lạnh, đau đầu và thường xuyên cảm thấy chóng mặt. Nếu bạn bị rối loạn tuyến giáp, nó có thể làm cho cơ bắp yếu đi, đau khớp và da khô và nhợt nhạt.
2.2.Cảm giác nóng rát ở bàn chân hoặc lưỡi
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng bàn chân hoặc lưỡi thường xuyên bị nóng rát, đây chắc chắn là một dấu hiệu cảnh bảo của sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, cụ thể là vitamin B12. Đồng thời, bạn cũng có thể gặp các vấn đề về thăng bằng, táo bón và khô da.
B12 đóng một vai trò thiết yếu đối với sức khỏe của bạn bằng cách sản xuất huyết sắc tố, một phần của tế bào hồng cầu giúp các tế bào trong cơ thể bạn nhận được oxy cung cấp sự sống. Vitamin cần thiết cho nhiều hệ thống khác nhau, như đường tiêu hóa của bạn, hoạt động bình thường.
Ngoài ra, thiếu B12 có thể gây suy giảm nhận thức nhẹ, vì vậy nếu bạn gặp bất kỳ tình thay đổi gì về hành vi và nhận thức, hãy đến gặp bác sĩ. Theo thời gian, sự thiếu hụt B12 có thể làm tổn thương vĩnh viễn hệ thần kinh của bạn, di chuyển lên cột sống và vào não.
Đặc biệt, tình trạng này thường hay gặp ở những người ăn chay hơn do chế độ ăn dựa trên thực vật loại bỏ hầu hết các loại thực phẩm (thịt và các sản phẩm từ sữa) giàu B12, làm tăng nguy cơ thiếu hụt. Tuy nhiên, bạn có thể thay thế bằng sữa hạnh nhân, men dinh dưỡng, đậu nành và nước cốt dừa.
2.3.Vết thương chậm lành
Nếu bạn chăm chỉ đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày mà nướu vẫn còn đỏ, sưng và chảy máu, bạn có thể cần phải tăng cường bổ sung vitamin C. Ngoài ra, một dấu hiệu khác khi bị thiếu hụt vitamin C là bạn dễ bị bầm tím. Trên thực tế, vitamin C có nhiều tác dụng, bao gồm cả tác dụng chống viêm và chống oxy hóa để hạn chế tổn thương tế bào. Vì thế, hãy luôn chú trọng đến việc cung cấp đủ nhu cầu vitamin C hàng ngày cho cơ thể.
2.4.Đau xương
Nếu bạn cảm thấy đau nhức xương, có thể bạn đang bị thiếu vitamin D. Nếu một người trưởng thành có cảm giác như mình đang bị đau ngày càng tăng – giống như khi còn nhỏ – đây có thể là dấu hiệu của việc cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng.
2.5. Nhịp tim không đều
Canxi điều chỉnh nhịp tim của bạn. Vì vậy, sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này có thể gây ra chứng loạn nhịp tim hoặc nhịp tim không đều và thậm chí dẫn đến đau ngực. Ngoài ra, các dấu hiệu khác cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có thể không nhận đủ canxi:
- Co giật quanh mặt và miệng.
- Chuột rút cơ bắp.
- Gãy xương
2.6.Tầm nhìn ban đêm kém đi
Nếu bạn không bổ sung đủ vitamin A, tầm nhìn ban đêm và độ sắc nét của thị lực có thể kém đi theo thời gian. Thiếu vitamin A khiến giác mạc bị khô, khiến mắt bị đục và có thể dẫn đến giảm thị lực. Nó cũng có thể làm hỏng võng mạc của bạn.
Nếu bạn nhận thấy những thay đổi về thị lực của mình, hãy lên lịch đến gặp bác sĩ nhãn khoa, người sẽ kiểm tra phía sau mắt của bạn.
3.Phải làm gì khi cơ thể có các dấu hiệu thiếu hụt dưỡng chất?
Khi cơ thể có dấu hiệu thiếu hụt chất dinh dưỡng, điều quan trọng là phải thực hiện các bước để giải quyết vấn đề kịp thời. Dưới đây là một số điều bạn nên làm khi cơ thể có các triệu chứng bất thường cảnh báo thiếu hụt dinh dưỡng:
Xác định các triệu chứng: Các dấu hiệu phổ biến của sự thiếu hụt chất dinh dưỡng bao gồm mệt mỏi, suy nhược cơ thể, móng giòn, rụng tóc, các vấn đề về da, chuột rút cơ bắp,.. và các triệu chứng đã nói ở trên.
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Dựa trên sự thiếu hụt, bạn có thể sửa đổi chế độ ăn uống của mình để bao gồm nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn:
- Sắt: Thịt đỏ, thịt gia cầm, cá, đậu lăng, rau bina.
- Vitamin D: Cá béo, các sản phẩm từ sữa tăng cường, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
- Vitamin B12: Thịt, các sản phẩm từ sữa, ngũ cốc tăng cường.
- Canxi: Các sản phẩm từ sữa, rau lá xanh, sữa tăng cường thực vật.
Thuốc bổ sung: Nếu thay đổi chế độ ăn uống là không đủ, các sản phẩm bổ sung có thể là giải pháp dành cho bạn. Điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng.
Thay đổi lối sống: Đôi khi, thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng:
- Chế độ ăn uống cân bằng: Đảm bảo chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng.
- Tránh một số chất: Giảm lượng chất ức chế sự hấp thụ, chẳng hạn như caffeine và rượu.
- Tập thể dục thường xuyên: Giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và sử dụng chất dinh dưỡng.
Việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết không chỉ giúp phục hồi sức khỏe mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp bạn cảm thấy năng động và tràn đầy sinh lực hơn.
Tài liệu tham khảo: healthline.com, rush.edu,
Bài viết của: Nguyễn Thị Thanh Thuý