Một số dấu hiệu thiếu hụt vitamin của cơ thể bao gồm: nhìn mờ vào buổi tối, loét miệng, tóc và móng giòn, rụng tóc thành từng mảng… Những biểu hiện này là cách cơ thể truyền đạt tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất tiềm ẩn. Việc xác định những dấu hiệu có thể giúp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt sao cho phù hợp.
1. Một số dấu hiệu cơ thể thiếu hụt vitamin
Khi cơ thể thiếu hụt những loại vitamin sẽ xuất hiện một số dấu hiệu của thiếu hụt vitamin đặc trưng tùy từng loại vitamin thiếu. Tuy nhiên, nhiều người lại gặp khó khăn trong việc xác định các triệu chứng này. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra những dấu hiệu cơ thể thiếu hụt vitamin bao gồm:
1.1 Tóc và móng giòn
1.1.1. Đặc điểm của dấu hiệu
- Tóc và móng giòn là dấu hiệu của thiếu hụt vitamin cụ thể là thiếu hụt B7 hay còn được gọi là thiếu hụt biotin. Loại vitamin này có chức năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn nạp vào hàng ngày thành năng lượng. Việc thiếu hụt vitamin B7 khá hiếm, nhưng khi xảy ra, tóc và móng giòn, mỏng hoặc chẻ ngọn là một số dấu hiệu thiếu hụt vitamin dễ nhận thấy nhất.
- Các yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạng thiếu hụt vitamin B7 bao gồm sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, một số loại thuốc chống động kinh. Bên cạnh đó, việc thường xuyên ăn lòng trắng trứng sống cũng có thể gây thiếu hụt vitamin này. Do trong thành phần lòng trắng trứng sống có chứa avidin, một loại protein liên kết với biotin và có thể làm giảm khả năng hấp thụ biotin.
1.1.2. Làm gì khi có dấu hiệu này?
- Bổ sung qua các loại thực phẩm: Khi xuất hiện dấu hiệu của thiếu hụt vitamin B7 như đã kể trên bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu biotin bao gồm nội tạng động vật, cá, thịt, sữa, các loại rau xanh, khoai lang và ngũ cốc nguyên hạt .
- Sử dụng các loại thực phẩm bổ sung: Người lớn bị tóc hoặc móng giòn có thể sử dụng thực phẩm bổ sung với liều dùng khoảng 30 microgam biotin mỗi ngày.
1.2. Loét miệng hoặc nứt mép ở khóe miệng
1.2.1. Đặc điểm dấu hiệu
- Các tổn thương trong và xung quanh miệng là dấu hiệu của thiếu hụt vitamin, có thể một phần liên quan đến việc thiếu hụt một số loại vitamin hoặc khoáng chất nhất định. Cụ thể xuất hiện một hoặc nhiều vết loét miệng hoặc nứt kẽ ở khóe miệng.
1.2.2. Làm gì khi có dấu hiệu này?
- Bổ sung qua các thực phẩm giàu sắt bao gồm gia cầm, các loại cá, các loại đậu, rau lá xanh đậm, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
- Đi khám bác sĩ: Nếu bạn gặp phải dấu hiệu của thiếu hụt vitamin này thì nên đi khám bác sĩ. Các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm để xác định xem bạn có bị thiếu hụt vitamin hoặc khoáng chất nào không.
1.3. Chảy máu nướu răng
1.3.1. Đặc điểm dấu hiệu
- Tình trạng chảy máu nướu răng xuất hiện sau khi đánh răng. Nguyên nhân gây chảy máu nướu răng có thể do đánh răng quá mạnh hoặc là dấu hiệu của thiếu hụt vitamin C. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa lành vết thương và miễn dịch đồng thời giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào.
- Tình trạng thiếu hụt vitamin C còn gây ra hậu quả nguy hiểm khác là làm suy yếu cơ, xương và làm suy giảm hệ thống miễn dịch dẫn đến cảm giác mệt mỏi nhiều và uể oải.
- Các dấu hiệu của thiếu hụt vitamin C khác bao gồm dễ bị bầm tím, vết thương chậm lành, da khô, có thể bị bong tróc và chảy máu cam thường xuyên.
1.3.2. Làm gì khi có dấu hiệu này?
- Bổ sung qua các loại trái cây: Để tiêu thụ đủ lượng vitamin C, điều quan trọng là phải ăn ít nhất 1,5 – 2 cốc trái cây và 2 – 3 cốc rau mỗi ngày.
1.4. Nhìn mờ vào ban đêm và xuất hiện khối u trắng ở vùng mắt
1.4.1. Đặc điểm dấu hiệu
- Quáng gà: Đây là dấu hiệu của thiếu hụt vitamin A. Tình trạng này làm giảm khả năng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc bóng tối với biểu hiện đặc trưng là nhìn kém vào ban đêm. Nếu không được điều trị, quáng gà có thể tiến triển thành bệnh khô mắt – tình trạng bệnh có thể làm hỏng giác mạc và cuối cùng dẫn đến mù lòa.
- Xuất hiện các đốm Bitot: Một dấu hiệu của thiếu hụt vitamin A khác là xuất hiện các đốm Bitot là các khối u trắng, có bọt, hơi nhô lên trên kết mạc hoặc phần trắng của mắt. Các đốm Bitot có thể cải thiện trong vòng 2 tuần điều trị bằng vitamin A liều cao theo chỉ định của bác sĩ.
1.4.2. Làm gì khi có dấu hiệu này?
- Bổ sung qua các thực phẩm giàu vitamin A: Các loại thực phẩm này bao gồm nội tạng động vật, sữa, trứng, cá, rau lá xanh đậm và rau có màu vàng cam .
- Bổ sung qua các thực phẩm chức năng: Trừ khi được các bác sĩ chẩn đoán là thiếu hụt vitamin A thì nên dùng thực phẩm bổ sung vitamin A theo chỉ định. Bởi vitamin A là một loại vitamin tan trong chất béo, khi tiêu thụ quá nhiều có thể tích tụ trong các kho mỡ của cơ thể và dẫn đến ngộ độc.
1.5. Các mảng vảy và gàu
1.5.1. Đặc điểm dấu hiệu
- Gàu chủ yếu chỉ giới hạn ở da đầu, trong khi viêm da tiết bã nhờn có thể xuất hiện trên mặt, ngực trên, nách và bẹn. Nhiều yếu tố có thể gây ra gàu và viêm da tiết bã nhờn. Bên cạnh đó đây cũng có thể là dấu hiệu cơ thể thiếu hụt vitamin B2 và vitamin B6.
1.5.2. Làm gì khi có dấu hiệu này?
Mặc dù mối liên hệ giữa chế độ ăn ít chất dinh dưỡng và các tình trạng da này vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng người bị gàu hoặc viêm da tiết bã nhờn nên sử dụng các thực phẩm giàu vitamin B2 và vitamin B6. Các loại thực phẩm này bao gồm gia cầm, thịt, cá, trứng, sữa, yến mạch, các loại hạt và một số loại rau xanh.
1.6. Rụng tóc
1.6.1. Đặc điểm dấu hiệu
Rụng tóc là một dấu hiệu cơ thể thiếu hụt vitamin rất phổ biến. Nếu nồng độ sắt trong máu quá thấp có thể xuất hiện các dấu hiệu kèm theo như lạnh, đau đầu và thường xuyên chóng mặt.
1.6.2. Làm gì khi có dấu hiệu này?
Chế độ ăn uống hàng ngày giàu các chất dinh dưỡng sau đây có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm lại quá trình rụng tóc.
- Sắt: Khoáng chất này tham gia vào quá trình tổng hợp ADN, bao gồm cả ADN có trong nang tóc. Việc quá ít sắt có thể là nguyên nhân làm tóc ngừng phát triển hoặc rụng. Thịt, cá, trứng, các loại đậu, rau lá xanh đậm, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp sắt tốt.
- Axit linoleic (LA) và axit alpha-linolenic (ALA): Những axit béo cần thiết cho sự phát triển của tóc. Các thực phẩm chứa nhiều axit linoleic bao gồm rau có màu xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và dầu thực vật rất giàu LA.
- Biotin (vitamin B7): Biotin là một loại vitamin B khi thiếu hụt có thể liên quan đến tình trạng rụng tóc. Thực phẩm giàu biotin bao gồm trứng và nội tạng động vật.
1.7. Xuất hiện nhiều nốt sần đỏ hoặc trắng trên da
1.7.1. Đặc điểm dấu hiệu
- Keratosis pilaris là tình trạng gây ra các nốt sần giống như nổi da gà xuất hiện trên má, cánh tay, đùi hoặc mông. Những nốt sần nhỏ này cũng có thể đi kèm với tình trạng lông mọc ngược hoặc lông xoắn.
- Keratosis pilaris có tính chất di truyền, đồng nghĩa với một người có nhiều nguy cơ mắc bệnh này nếu một thành viên trong gia đình đã mắc bệnh này. Tuy nhiên, tình trạng này cũng đã được quan sát thấy ở những người có chế độ ăn thiếu vitamin A, C và là dấu hiệu cơ thể thiếu hụt vitamin.
1.7.2. Làm gì khi có dấu hiệu này?
Bổ sung qua các loại thực phẩm giàu vitamin A và C như các loại thịt nội tạng, trứng, cá, rau lá xanh đậm, trái cây có màu vàng cam, sữa và các sản phẩm từ sữa.
1.8. Hội chứng chân không yên
1.8.1. Đặc điểm dấu hiệu
Hội chứng chân không yên còn được gọi là bệnh Willis-Ekbom một tình trạng thần kinh gây ra cảm giác khó chịu hoặc không thoải mái ở chân, cũng như cảm giác thôi thúc không thể dừng lại và muốn di chuyển chân.
Theo Viện Quốc gia về Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ, hội chứng chân không yên ảnh hưởng đến 10% người Mỹ, trong đó phụ nữ có khả năng mắc bệnh cao gấp đôi. Mặc dù nguyên nhân chính xác của hội chứng này vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nhưng các nghiên cứu gần đây đã chó thấy mối liên hệ giữa các triệu chứng của hội chứng này và nồng độ sắt trong máu.
1.8.2. Làm gì khi có dấu hiệu này?
- Bổ sung các thực phẩm giàu sắt với trái cây và rau quả giàu vitamin C, vì chúng có thể giúp tăng cường hấp thụ sắt.
- Sử dụng nồi và chảo gang và tránh uống trà hoặc cà phê trong bữa ăn cũng có thể giúp tăng cường hấp thụ sắt.
- Khi có ý định bổ sung sắt cần đi khám bác sĩ để xét nghiệm, vì việc bổ sung không cần thiết có thể gây hại nhiều hơn là có lợi. Nồng độ sắt cực cao thậm chí có thể gây tử vong trong một số trường hợp.
2.Thiếu vitamin có làm suy giảm năng lượng của cơ thể không? Vì sao?
Việc thiếu hụt vitamin có thể là nguyên nhân suy giảm năng lượng của cơ thể. Nguyên nhân là do việc xuất hiện các dấu hiệu cơ thể thiếu hụt vitamin như đã kể trên làm giảm mức năng lượng và dẫn đến cảm giác mệt mỏi, uể oải. Vì các dấu hiệu cơ thể thiếu hụt vitamin có thể trùng lặp với các tình trạng khác, nên điều quan trọng là phải được bác sĩ chẩn đoán chính xác chứ không phải tự chẩn đoán.
Để chẩn đoán tình trạng thiếu hụt vitamin, bác sĩ sẽ cần khám lâm sàng qua các dấu hiệu và triệu chứng. Trong hầu hết các trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm máu để đo nồng độ vitamin trong máu của một người. Nếu không được điều trị, một số tình trạng thiếu hụt có thể gây ra các biến chứng lâu dài. Chẩn đoán và điều trị kịp thời giúp ngăn ngừa các tác động nghiêm trọng.
Tóm lại, những dấu hiệu cơ thể thiếu hụt vitamin khác nhau tùy thuộc vào loại vitamin và mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu hụt. Hiện nay một phương pháp để bổ sung năng lượng trong những trường hợp có dấu hiệu cơ thể thiếu hụt vitamin là bổ sung ATP. ATP được hiểu là phân tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết để tế bào sử dụng. Thông qua việc bổ sung ATP, tế bào mới sử dụng được thế năng hóa học cất giấu trong cấu trúc của từng phân tử hữu cơ. Nhờ vậy việc tăng cường bổ sung ATP để cơ thể có thêm năng lượng sống dồi dào và tràn trề.
Nguồn: medicalnewstoday.com – healthline.com
Bài viết của: Ngô Thị Thảo Hiền