Vảy nến là một trong các dạng bệnh liên quan đến miễn dịch nhưng biểu hiện ra ngoài da rõ ràng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân cũng như chất lượng cuộc sống. Với những trường hợp bị nặng, vảy nến biến chứng có thể khiến người bệnh mệt mỏi và đau nhức toàn thân, thậm chí gây ra những biến chứng nặng như tim mạch hay đột quỵ.
1. Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?
Bệnh vảy nến là một rối loạn tự miễn mãn tính ảnh hưởng đến da. Nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh có thể nặng hơn và dẫn đến nhiều biến chứng khác, như viêm khớp vảy nến và tiểu đường. Việc điều trị bệnh vảy nến có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa sự bùng phát nghiêm trọng hay giảm sự xuất hiện các vảy nến biến chứng.
Nếu không được can thiệp điều trị, tình trạng bệnh có thể tiếp tục xấu đi và gây ra các vảy nến biến chứng. Tổ chức Bệnh vảy nến Quốc gia Hoa Kỳ cảnh báo rằng người bệnh có thể trải qua cảm giác ngứa ngáy và đau đớn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến làn da. Tình trạng viêm do bệnh vảy nến gây ra cũng có thể lan rộng, dẫn đến các biến chứng khác liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể.
Người mắc bệnh vảy nến có nguy cơ cao đối mặt với các bệnh nghiêm trọng khác, bao gồm:
- Viêm khớp vảy nến, một dạng viêm khớp mãn tính gây đau đớn, sưng tấy và cứng khớp, cũng như viêm ở những vị trí gân và dây chằng bám vào xương.
- Các biến chứng tim mạch như đau tim và đột quỵ.
- Các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như giảm tự tin, lo âu và trầm cảm.
- Ngoài ra, người bệnh vảy nến còn có nguy cơ cao mắc các loại ung thư, bệnh Crohn, tiểu đường, hội chứng chuyển hóa, béo phì, loãng xương, viêm màng bồ đào (viêm vùng giữa mắt), bệnh gan và bệnh thận.
2. Bệnh vảy nến biến chứng nguy hiểm khi nào?
Bệnh vảy nến có nguy hiểm không, câu trả lời chắc chắn là có. Mặc dù có nhiều bệnh chỉ bị vảy nến ở dạng nhẹ nhưng theo các chuyên gia thì những trường hợp này vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Một số tình trạng vảy nến biến chứng nguy hiểm như sau.
2.1. Viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến là một dạng vảy nến biến chứng tương đối phổ biến. Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến khoảng 30% người mắc bệnh vảy nến trên toàn thế giới. Bệnh này thường gây ra các triệu chứng như đau và sưng ở các khớp, cũng như ở các khu vực mà gân và dây chằng gắn liền với xương.
Viêm khớp vảy nến thường xuất hiện sau khoảng 7–10 năm kể từ khi các dấu hiệu của bệnh vảy nến xuất hiện trên da. Tuy nhiên, có những trường hợp viêm khớp vẩy nến xuất hiện trước khi các tổn thương da do vảy nến phát triển.
Nguy cơ mắc viêm khớp vảy nến cao hơn ở những người:
- Bị béo phì;
- Đang chịu căng thẳng, chấn thương khớp hoặc xương;
- Đang mắc nhiễm trùng;
- Mức độ nghiêm trọng của bệnh vảy nến cũng có thể làm tăng khả năng phát triển bệnh viêm khớp vảy nến.
2.2. Bệnh tim mạch
Một trong các dạng vảy nến biến chứng nghiêm trọng cùng viêm khớp đó là nguy cơ bị đau tim. Những người mắc bệnh vảy nến nặng có nguy cơ cao nhất, với khả năng bị đau tim cao hơn gần 60% và nguy cơ đột quỵ cao hơn 40%. Nếu bạn mắc viêm khớp vảy nến ở mức độ nặng, nguy cơ mắc các bệnh tim mạch đe dọa tính mạng cũng tăng lên đáng kể.
2.3. Bệnh tiểu đường
Vảy nến biến chứng cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Nếu bạn mắc bệnh vảy nến nặng, nguy cơ mắc tiểu đường của bạn tăng lên 30%. Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, bị viêm khớp vảy nến có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn so với những người không bị vảy nến.
Cả bệnh vảy nến và tiểu đường đều liên quan đến tình trạng viêm lan rộng khắp cơ thể, điều này có thể dẫn đến kháng insulin, một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường. Một số hormone, đặc biệt ở phụ nữ bị vảy nến, cũng có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2.4. Hội chứng chuyển hóa
Nếu bạn thắc mắc rằng bệnh vảy nến có nguy hiểm không thì đây là một dạng bệnh có thể kéo theo nhiều biến chứng trong đó có hội chứng chuyển hóa. Khoảng 20-50% người mắc bệnh vảy nến cũng phát triển hội chứng chuyển hóa, với tỷ lệ cao hơn ở những trường hợp vảy nến nghiêm trọng. Nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa ở những người bị vảy nến cao gấp đôi so với những người không mắc bệnh này.
2.5. Lo lắng và trầm cảm
Một trong các vảy nến biến chứng đang ngày có khả năng tăng cao đó là trầm cảm, điều này liên quan đến việc các mảng vẩy làm cho người bệnh cảm thấy mất tự tin. Do các mảng vảy nến trên da dễ nhìn thấy, người bệnh thường lo sợ bị kỳ thị, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo lắng và trầm cảm.
2.6. Bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột (IBD) là tình trạng viêm nhiễm ở đường tiêu hóa, và bao gồm các bệnh như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Trong số những người bị vảy nến biến chứng thì tỷ lệ mắc bệnh Crohn cao hơn so với viêm loét đại tràng.
2.7. Bệnh thận
Bệnh thận xảy ra khi thận không thể lọc máu hiệu quả, dẫn đến sự tích tụ của chất lỏng và chất thải trong cơ thể. Theo một phân tích tổng hợp năm 2018, người vảy nến có nguy cơ cao mắc bệnh thận mãn tính và bệnh thận giai đoạn cuối so với những người không mắc bệnh này.
3. Làm gì để ngăn ngừa vảy nến biến chứng?
Để ngăn ngừa vảy nến biến chứng, người bệnh cần được chăm sóc và điều trị theo từng đợt của bệnh. Các biện pháp điều trị có thể bao gồm dùng thuốc tại chỗ (thuốc bôi hoặc thuốc tiêm), liệu pháp ánh sáng hay điều trị tại chỗ không dùng corticosteroid. Nếu bạn chỉ bị vảy nến dạng nhẹ, một số biện pháp sống lành mạnh có thể được áp dụng để hạn chế các biến chứng.
- Giữ ẩm da: Sử dụng nước ấm và xà phòng nhẹ khi tắm, sau đó thoa kem dưỡng ẩm khi da còn ẩm.
- Duy trì cân nặng hợp lý: Béo phì có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng vảy nến.
- Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn Địa Trung Hải có lợi cho bệnh vảy nến theo một số nghiên cứu.
- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc nhiều làm nặng thêm triệu chứng; nên tham khảo bác sĩ để lên kế hoạch cai thuốc.
- Hạn chế rượu: Uống rượu quá mức có thể làm các triệu chứng tồi tệ hơn.
- Tiếp xúc ánh sáng mặt trời: Ánh sáng mặt trời vừa phải giúp giảm triệu chứng, nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tiếp xúc quá mức.
- Tránh các tác nhân: Xác định và tránh các yếu tố gây bùng phát như căng thẳng, thời tiết lạnh, chấn thương da, một số loại thuốc và nhiễm trùng.
Vảy nến biến chứng có thể kéo theo các bệnh mãn tính khác làm suy giảm sức khỏe toàn thân. Việc chủ động hạn chế thói quen xấu, tuân thủ phác đồ điều trị sẽ giúp người bệnh hạn chế được các biến chứng của bệnh này. Bên cạnh điều trị tại chỗ bằng thuốc men, Red Laser IV Therapy cũng là một trong số các liệu pháp có thể tham khảo. Ánh sáng laser đỏ có khả năng giảm viêm, một trong những yếu tố chính gây ra các triệu chứng của bệnh vảy nến. Đặc biệt, liệu pháp này còn giúp kích thích quá trình tuần hoàn máu, nhờ đó các tế bào da được cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng, từ đó thúc đẩy quá trình phục hồi bệnh.
Tài liệu tham khảo: Medicalnewstoday.com, Webmd.com, Niams.nih.gov
Bài viết của: Trần Thanh Liêm