Não bộ có vai trò quan trọng đối với các chức năng của cơ thể. Khi não bộ khỏe mạnh cơ thể cũng khỏe mạnh, tư duy tốt, giải quyết vấn đề nhanh chóng. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ có thể gây hại cho sự phát triển của não bộ như stress, hút thuốc lá, kém vận động… Vậy làm sao để có bộ não khỏe mạnh và minh mẫn dài lâu.
Vai trò bộ não khỏe mạnh với sự sống của con người
Bộ não khỏe mạnh có vai trò quan trọng và không thể thay đổi được với sự sống của con người. Bởi vì khi bộ não khỏe mạnh sẽ thực hiện nhiệm vụ điều khiển mọi hoạt động của cơ thể bao gồm cả suy nghĩ, lời nói và hành động…. Từ đó giúp cơ thể phản ứng lại với các vấn đề và tình huống đang diễn ra trong cuộc sống.
Tuy nhiên, với cấu trúc phức tạp của bộ não, thì mỗi thành phần của bộ não sẽ đáp ứng một vai trò nhất định khi não thực sự khỏe mạnh. Các thành phần này sẽ hoạt động độc lập với nhau sao cho nhiệm vụ được hoàn thành. Nhưng các chức năng của từng phần trong não bộ phải có sự kết hợp hài hòa, thống nhất để hướng được đến mục tiêu chung giúp điều khiển được cơ thể.
Các chức năng của từng phần trong bộ não khỏe mạnh sẽ thực hiện đối với sự sống của con người:
- Đại não thực hiện các khởi động chuyển động đồng thời sẽ phối hợp với các vận động. Thêm vào đó, đại não còn đóng vai trò then chốt trong hoạt động nghe, nhìn, suy luận, phán đoán sự việc. Từ đó giúp giải quyết các vấn đề trong công việc và học tập.
- Thuỳ trán thực hiện các kỹ năng vận động, phán đoán, giải quyết vấn đề. Ngoài ra còn lập kế hoạch và tăng sự chú ý của cơ thể.
- Thuỳ đỉnh thực hiện phân tích các tín hiệu nhận từ các vùng khác nhau của bộ não. Sau đó thực hiện suy nghĩ, phân tích và đưa ra các nhận định về cảm nhận, ý nghĩa….
- Thuỳ chẩm thường có cảm nhận chung về màu sắc và hình dạng.
- Thuỳ thái dương thực hiện chức năng giúp thị giác nhận biết được các sự vật xung quanh. Hơn nữa, thuỳ thái dương còn tham gia vào các chức năng khác của bộ não như bộ nhớ ngôn ngữ, phân tích cảm xúc, sự vật, hiện tượng và cong người xung quanh.
- Não giữa thực hiện điều khiển các cử động của mắt đồng thời phối hợp với các cầu não nhằm cử động các khuôn mặt, cùng với các cơ quan trên mặt như mắt, tai nghe … đồng thời giữ thăng cho cơ thể.
- Hành thuỳ thực hiện kiểm soát huyết áp nhịp tim cùng với nhịp thở và các hoạt động nuốt của cơ thể.
- Tiểu não thực hiện phối hợp các hoạt động của tay chân sao cho có sự ăn ý nhịp nhàng. Đồng thời bộ phận này giúp con người có khả năng tư duy trước mọi tình huống và giữ cho cơ thể được thăng bằng.
- Bán cầu não trái giúp con người điều khiển được lời nói và ngôn ngữ cơ thể.
- Bán cầu não phải thực hiện nhiệm vụ về nhận thức đồng thời xử lý các thông tin mà não nhận được, hoặc xác định được không gian, thời gian để giải quyết các thông tin truyền tới.
- Dây thần kinh sọ não giúp kiểm soát các cơ quan của cơ thể như khuôn mặt, các cơ quan nằm trên khuôn mặt, kiểm soát cử động nuốt của cơ thể.
- Vùng hạ đồi giúp kiểm soát các hoạt động hàng ngày của cơ thể bao gồm ăn, uống, ngủ nghỉ hay các vấn đề về cảm xúc, tình dục, nội tiết tố cơ thể, hoạt động vận động của cơ thể.
- Tuyến yên thực hiện nhiệm vụ kiểm soát các hormon trong cơ thể đặc biệt là hormon nội tiết tốt, từ đó điều hoà sự phát triển của các tuyến sinh dục, tuyến giáp, tuyến thượng thận….
Làm thế nào để có bộ não khỏe mạnh?
Trước đây, sức khỏe não bộ thường là mối quan tâm ở những người có tuổi, chẳng hạn như người trung niên, hoặc người cao tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đầy tỷ lệ mắc các bệnh về não bộ ngày càng trẻ hoá. Vì vậy việc duy trì não bộ khỏe mạnh sẽ mang lại khá nhiều lợi ích cho cơ thể. Cách làm cho bộ não khỏe mạnh chính là điều chỉnh các thói quen trở nên lành mạnh đồng thời duy trì những thói quen này sẽ giúp cho não bộ phát triển và khỏe mạnh.
- Chăm sóc chất lượng giấc ngủ: Muốn có bộ não khỏe mạnh thì cần thực hiện ngủ đúng và ngủ đủ giấc. Não bộ là cơ quan sinh học phát triển theo thói quen và nhịp sinh học của cơ thể. Một trong những phần quan trọng của nhịp sinh học chính là chu kỳ thức ngủ. Trong quá trình ngủ thì hệ thống glymphatic sẽ thực hiện loại bỏ các mảnh vụn của tế bào hoặc các sản phẩm thải bỏ trong quá trình trao đổi chất ra khỏi não. Khi đó sẽ làm cho não bộ thực hiện tốt chức năng của mình và khỏe mạnh hơn. Thực hiện một giấc ngủ có độ dài từ 6 đến 8 giờ mỗi đêm đồng thời đảm bảo có thể được ngủ sâu giấc sẽ giúp cho bộ não khỏe mạnh và minh mẫn.
- Xây dựng chế độ ăn đa dạng và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Chế độ ăn dinh dưỡng không chỉ tốt cho sức khoẻ tổng thể mà còn giúp cho não bộ phát triển và khỏe mạnh. Ngoài việc ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, thì những người có bệnh liên quan đến chức năng của não được tư vấn bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt… Những loại thực phẩm này có hàm lượng chất chống oxy hoá vì vậy muốn có bộ não khỏe mạnh thì cần bổ sung chúng vào trong chế độ ăn hàng ngày.
- Thực hiện các bài tập luyện và vận động cơ thể thường xuyên: Luyện tập thể chất chính là cách làm thế nào để có bộ não khỏe mạnh. Khi áp dụng các bài tập thể chất sẽ giúp cải thiện lưu lượng máu lưu thông tới não đồng thời duy trì mối tiếp giáp chặt chẽ của hàng rào máu não. Vì vậy sẽ tăng cường độ minh mẫn cho bộ não. Nên luyện tập khoảng 30 phút mỗi ngày và duy trì 5 ngày trong tuần để thu được những lợi ích của việc luyện tập với sức khỏe của não bộ.
- Kiểm soát tình trạng stress: Tình trạng căng thẳng sẽ khiến não bị thiếu oxy và các chức năng hoạt động kém hiệu quả. Ở kết quả của một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng stress kéo dài sẽ làm cho chất xám trong não bộ có nguy cơ bị giảm, trí nhớ cũng suy giảm theo do não bị teo lại. Từ đó sẽ làm giảm khả năng tập trung, tư duy chậm và kém hơn rất nhiều. Vì vậy, muốn có bộ não khỏe mạnh nên kiểm soát tốt cảm xúc và có suy nghĩ tích cực tránh tác động xấu đến bộ não. Để thực hiện điều này, có thể lựa chọn một trong những cách sau như chơi game, nghe nhạc, viết nhật ký, thiền, yoga…
- Từ bỏ hút thuốc lá: Thuốc lá được biết đến với khác nhiều ảnh hưởng xấu gây ra tác hại đối với người sử dụng. Chất nicotin trong thuốc là làm suy giảm chức năng hoạt động của não bộ, từ đó ảnh hưởng đến tư duy và nhận thức. Nếu hút thuốc lá lâu dài thì người sử dụng có thể sẽ gặp nguy cơ một số bệnh liên quan đến não bộ như sa sút trí tuệ, hay quên, tuy duy chậm…
- Giữ mạch máu khỏe mạnh: Sức khoẻ của động mạch và tĩnh mạch có vai trò khá quan trọng với chức năng của tim. Đồng thời nó cũng có vai trò với hoạt động của não bộ.
Những điều cần tránh để có một bộ não khỏe mạnh
Một số điều cần tránh để có não bộ khoẻ mạnh:
- Tiêu thụ hàm lượng đường quá nhiều: Khi cơ thể hấp thu nhiều đường sẽ gây ra những vấn đề liên quan đến tế bào não, mô và các cơ quan khác trong cơ thể. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thức ăn có đường tác động tiêu cực đến sự phát triển của não bộ khiến cho não bộ dễ căng thẳng, hoặc có thể gây nghiện các loại đồ ăn này. Ở trẻ em đồ ăn có đường còn khiến cho trẻ dễ bị kích thích, tăng động giảm chú ý. Hơn nữa các nghiên cứu cũng nhận định đồ ăn có hàm lượng đường cao có mối quan hệ khá chặt chẽ với bệnh alzheimer.
- Ngồi quá lâu: Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Khi ngồi quá lâu, caaus trúc não, dây thần kinh và độ dày của thuỳ thái dương trung gian khó phục hồi.
- Ngủ trùm kín đầu thường được làm vào mùa lạnh: Tuy nhiên, thói quen này có thể khiến hạn chế lượng oxy cung cấp cho cơ thể khiến não thiếu oxy. Tình trạng kéo dài làm cho cơ thể mệt mỏi, đau đầu, suy giảm trí nhớ..
Não bộ là cơ quan trung tâm điều khiển các hoạt động của cơ thể. Vì vậy, việc chăm sóc não bộ khỏe mạnh mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Để thực hiện điều này ban đầu có thể thay đổi các thói quen trở thành lành mạnh như đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, áp dụng chế độ ăn khoa học… Đồng thời kết hợp luyện tập, giao tiếp xã hội…
Tài liệu tham khảo: Mayoclinichealthsystem.org, Health.harvard.edu, Webmd.com
Bài viết của: Vũ Thị Quỳnh Chi