Nhiễm độc chì là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Chì có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đường thở hoặc tiếp xúc qua da. Khi tích tụ trong cơ thể, nó có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm tổn thương não, hệ thần kinh, thận và hồng cầu. Việc nhận diện các triệu chứng nhiễm độc chì từ sớm là rất quan trọng để có thể điều trị kịp thời và ngăn ngừa những hệ quả nghiêm trọng.
1. Nhiễm độc chì là gì? Các dấu hiệu nhiễm độc chì điển hình
Ngộ độc chì (Nhiễm độc chì) có thể xảy ra thông qua hít thở, nuốt hoặc hấp thụ qua da. Tuy nhiên, cơ thể hấp thụ mức chì cao hơn khi hít phải. Khi chì xâm nhập vào cơ thể, nó được lưu trữ trong các cơ quan, xương và răng.
Chì có thể thâm nhập vào cơ thể qua nhiều nguồn:
- Sơn có chì: Sơn có chì là một trong những nguồn gây ngộ độc chì hàng đầu. Mặc dù hiện nay chì đã bị cấm sử dụng trong các ngôi nhà mới, nhưng nó vẫn có thể tồn tại trong các ngôi nhà cũ.
- Ống nước: Ống nước cũ thường được làm bằng chì. Đôi khi, các phụ kiện hoặc đường ống bằng đồng thau hoặc đồng cũng có thể chứa một lượng nhỏ chì.
- Ngoài ra còn có một số nguồn chì khác như: Đất, đồ chơi, bụi ở trong nhà, bụi sơn, đồ dùng nghệ thuật, pin, đồ gốm, đạn chì, mỹ phẩm, một số loại thuốc thảo dược..v..v..
Có một số ngành nghề nhất định có thể khiến bạn thuộc diện nguy cơ cao dễ tiếp xúc với chì, đó là:
- Sửa chữa ô tô
- Khai thác mỏ
- Lắp đặt đường ống
- Sản xuất pin
- Sơn
- Xây dựng
Ban đầu nhiễm độc chì có thể khó phát hiện vì cả những người có vẻ ngoài khỏe mạnh cũng có thể có hàm lượng chì trong máu cao. Các dấu hiệu và triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi lượng chì tích tụ đạt mức nguy hiểm.
Các triệu chứng nhiễm độc chì thường không rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một số dấu hiệu phổ biến có thể kể đến như:
Trẻ em | Trẻ sơ sinh | Người lớn |
|
Trẻ sơ sinh nếu tiếp xúc với chì trước khi sinh có thể:
|
|
2. Các triệu chứng nhiễm độc chì có thể phát hiện sớm không? Vì sao?
Nhiễm độc chì có thể được phát hiện sớm bằng cách xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu có thể đo lượng chì trong máu. Mức độ chì trong máu cao hơn 5 microgam/decilit (mcg/dL) được coi là nguy hiểm đối với trẻ em.
Tuy nhiên, việc phát hiện sớm nhiễm độc chì có thể khó khăn vì các triệu chứng ban đầu thường nhẹ và không đặc trưng. Nhiều người thường bỏ qua những dấu hiệu nhẹ và chỉ đi khám khi tình trạng đã trở nên nghiêm trọng.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề xuất người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm:
- Xét nghiệm máu để phát hiện mức hemoglobin
- Chụp X-quang
- Sinh thiết tủy xương
3. Phải làm gì khi có các triệu chứng nhiễm độc chì xuất hiện?
Khi nghi ngờ bản thân hoặc người thân bị nhiễm độc chì, việc đầu tiên cần làm là đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Nếu kết quả xét nghiệm ra dương tính, bác sĩ sẽ đề xuất phác đồ điều trị phù hợp, bao gồm:
- Lập tức loại bỏ nguồn tiếp xúc với chì: Đây là bước quan trọng nhất để ngăn chặn tình trạng nhiễm độc nghiêm trọng hơn.
- Dùng thuốc thải độc chì: Trong trường hợp ngộ độc chì nặng, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để giúp đào thải chì ra khỏi cơ thể.
Nhiễm độc chì là một vấn đề cần được quan tâm và phòng ngừa. Việc nhận diện sớm các triệu chứng ngộ độc và điều trị kịp thời là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Nếu bạn nghi ngờ mình hoặc người thân có nguy cơ nhiễm độc chì, hãy đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị.
Tài liệu tham khảo: Info.health.nz, My.clevelandclinic.org, Medicinenet.com, Mayoclinic.org
Bài viết của: Hồ Thị Giáng My